Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh khánh hòa (Trang 87 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp cơ bản trong quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Khánh Hòa giai đoạn hiện nay. Do thời gian nghiên cứu có hạn, người nghiên cứu không có điều kiện thực nghiệm những biện pháp đã đề xuất, ở đây tác giả trưng cầu ý kiến các chuyên gia bằng cách xây dựng phiếu hỏi gửi đến 100 CBQL, chuyên viên Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT và CBQL, GV các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Khánh Hòa với mục đích kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Kết quả thu được qua tổng hợp và xử lý số liệu như sau:

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

TT CÁC BIỆN PHÁP Kết quả (%) Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

1

Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng

của hoạt động BDGV 46 54 / / 43 57 / /

2 BDGV cho phù hợp Xây dựng kế hoạch hoạt động 47 53 / / 44 56 / /

3

Xây dựng đội ngũ GV cốt cán về chuyên môn hỗ trợ công tác

quản lý hoạt động BDGV 30 70 / / 30 66 4 /

4 Tăng cường công tác giám sát,kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BDGV

37 63 / / 35 65 / /

5 kiện và cơ chế trong hoạt động Bổ sung, hoàn thiện các điều BDGV

40 60 / / 39 61 / /

6 dưỡng của GV Đẩy mạnh hoạt động tự bồi 45 55 / / 47 53 / /

Nhận xét: Không có ý kiến nào của CBQL và GV cho rằng các biện pháp trên là Không cần thiết, chỉ có 4% cho rằng Ít khả thi đối với Biện pháp 3: Xây dựng đội ngũ GV cốt cán về chuyên môn hỗ trợ công tác quản lý hoạt động BDGV. Còn lại đều đánh giá các biện pháp trên là Cần thiết, Rất cần thiết, Khả thiRất khả thi

trong giai đoạn hiện nay. Điều này đã khẳng định tính cần thiết và khả thi của công tác quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Từ phân tích kết quả thu được qua khảo nghiệm, kết hợp với thực tiễn phát triển GD-ĐT ở trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Khánh Hòa, tác giả thấy rằng các biện pháp đã đề xuất có thể áp dụng vào thực tế công tác quản lý hoạt động BDGV trên địa bàn toàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

* Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Khánh Hoà, tác giả rút ra một số kết luận sau:

- Để có thể xác lập các biện pháp quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Khánh Hoà một cách khoa học, hợp lý cần phải căn cứ vào các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở GD-ĐT Khánh Hoà. Đồng thời phải căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện.

- Luận văn đã đề xuất 6 biện pháp. Ở mỗi biện pháp, tác giả đều xác định mục tiêu, nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện. Đó là:

+ Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động BDGV.

+ Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động BDGV cho phù hợp.

+ Biện pháp 3: Xây dựng đội ngũ GV cốt cán về chuyên môn hỗ trợ công tác quản lý hoạt động BDGV.

+ Biện pháp 4: Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BDGV.

+ Biện pháp 5: Bổ sung, hoàn thiện các điều kiện và cơ chế trong hoạt động BDGV.

+ Biện pháp 6: Đẩy mạnh hoạt động tự bồi dưỡng của GV.

- Bằng việc trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, tác giả tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên. Qua khảo sát cho thấy: Tất cả các ý kiến đều cho rằng những biện pháp đó đều cần thiết và khả thi, có thể vận dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn là kết quả nghiên cứu bước đầu của tác giả về “Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Khánh Hòa”. Các nội dung trong luận văn đã cơ bản hoàn thành mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về lý luận

Trong bất kỳ một nhà trường, trung tâm GDTX nào thì hoạt động BDGV đều có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định đến chất lượng đội ngũ GV của mỗi nhà trường, trung tâm GDTX; BDGV là hoạt động cơ bản, chủ đạo, then chốt nhất. Có thể khẳng định: Quản lý hoạt động BDGV là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Giám đốc trung tâm GDTX cấp huyện. Quản lý tốt hoạt động này

sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trung tâm, nhằm thực hiện mục tiêu của GDTX “Giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội” [25, tr.31].

Hoạt động BDGV là nhằm nâng cao, hoàn thiện trình độ chính trị, năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV và CBQL. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. GV các trung tâm GDTX cấp huyện nếu được bồi dưỡng thường xuyên và tổ chức, quản lý có hiệu quả thì chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới của phát triển giáo dục.

1.2. Về thực tiễn

Qua quá trình khảo sát thực trạng quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Khánh Hòa hiện nay cho thấy việc quản lý hoạt động BDGV thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định: Có sự chuyển biến về nhận thức của CBQL và GV về hoạt động BDGV; Hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện được triển khai theo kế hoạch hoạt động của trung tâm; Việc chỉ đạo tổ chức hoạt động bồi dưỡng thường xuyên GV được đánh giá tương đối tốt, nhất là theo tuyến dọc từ Bộ GD-ĐT đến Sở GD-ĐT và các trung tâm GDTX.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng phản ánh những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX, đó là: Công tác tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của GV chưa được triển khai đều đặn ở một số trung tâm GDTX; Một bộ phận GV còn thụ động, chậm đổi mới, thiếu tính cầu tiến và còn nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động BDGV. Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều; Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động BDGV chưa khoa học, chưa phù hợp và không thường xuyên, dẫn đến chất lượng hoạt động BDGV chưa cao; Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động BDGV còn hình thức, định tính; Cơ sở vật chất, các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc triển khai các nội dung bồi dưỡng chưa được đầu tư đúng mức và đủ so với yêu cầu; Nguồn tài chính dành cho hoạt động BDGV còn hạn chế; Cơ chế phối hợp với các ngành liên quan chưa chặt chẽ, đặc

biệt là sự phối hợp với chính quyền địa phương để bồi dưỡng theo đặc thù từng địa phương chưa được coi trọng. Chưa có cơ chế quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của các trung tâm GDTX và đăng kí tự học của GV. Trong quá trình bồi dưỡng chưa quan tâm quản lý kết quả học tập, chưa động viên khen thưởng kịp thời; Công tác tổ chức, quản lý, điều hành và rút kinh nghiệm bồi dưỡng cho các lần tiếp theo chưa được chú trọng.

Để quản lý tốt hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX, CBQL các trung tâm cần phải tiến hành thực hiện các biện pháp quản lý sau, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho GV. Đó là:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động BDGV.

- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động BDGV cho phù hợp.

- Biện pháp 3: Xây dựng đội ngũ GV cốt cán về chuyên môn hỗ trợ công tác quản lý hoạt động BDGV.

- Biện pháp 4: Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BDGV.

- Biện pháp 5: Bổ sung, hoàn thiện các điều kiện và cơ chế trong hoạt động BDGV.

- Biện pháp 6: Đẩy mạnh hoạt động tự bồi dưỡng của GV.

2. Khuyến nghị

Để giúp Giám đốc các trung tâm GDTX thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động BDGV, đồng thời thực hiện có hiệu quả nội dung các biện pháp được đề xuất trong luận văn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, tác giả xin nêu một số khuyến nghị đối với các cấp như sau:

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh khánh hòa (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w