Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh khánh hòa (Trang 85 - 87)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trong giai đoạn hiện nay, công tác quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Khánh Hòa ngoài những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế và tồn tại nhất định thì các biện pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX. Tuy nhiên phải thực hiện đồng bộ các biện pháp, không quá coi trọng hay xem nhẹ biện pháp nào. Vì mỗi biện pháp đưa ra đều có những ý nghĩa và vai trò nhất định trong quá trình thực hiện công tác quản lý hoạt động BDGV. Các biện pháp đều có mối quan hệ qua lại với nhau, liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, là tiền đề, là cơ sở của nhau và thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện. Mặc dù vậy, các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi được khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tượng quản lý và từng điều kiện riêng biệt của mỗi trung tâm GDTX. Có thể mô hình hóa mối quan hệ của các biện pháp quản lý bằng sơ đồ sau:

Biện pháp 1

Biện pháp 4 Biện pháp 5

Biện pháp 6

Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ của các biện pháp quản lý hoạt động BDGV

Trong các biện pháp đã đề ra thì Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động BDGV là biện pháp có tính then chốt. Sự nhận thức đúng đắn của CBQL và đội ngũ GV về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động BDGV trong quá trình nâng cao chất lượng quản lý và đội ngũ GV để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm GDTX.

Mọi kế hoạch được lập ra cho một công việc nào đó đều cần được xem xét, tính toán cẩn thận sao cho hiệu quả nhất và chủ động hơn. Tuy nhiên, hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Khánh Hòa chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Bởi lẽ, CBQL các trung tâm GDTX chưa tiến hành điều tra khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GV để xây dựng kế hoạch cho hoạt động BDGV. Chính vì thế Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động BDGV cho phù hợp là cần thiết, giúp CBQL các trung tâm GDTX lập kế hoạch BDGV phù hợp với thực tế đơn vị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động BDGV.

Trên cơ sở xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV để thực hiện Biện pháp 3: Xây dựng đội ngũ GV cốt cán về chuyên môn hỗ trợ công tác quản lý hoạt động BDGV

sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho công tác quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Biện pháp 4: Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BDGV được thực hiện nhằm tạo nên sự cố gắng, nỗ lực của GV tham gia hoạt động bồi dưỡng. Vịệc tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện nhằm phát huy những mặt mạnh, ưu điểm và giải quyết, khắc phục những mặt còn khiếm khuyết, tồn tại là vô cùng cần thiết. Biện pháp này đưa ra cũng nhằm tráng hiện tượng “Đánh trống bỏ dùi”, đồng thời tạo sự công bằng trong GV và làm cơ sở cho việc thi đua khen thưởng.

Biện pháp 5: Bổ sung, hoàn thiện các điều kiện và cơ chế trong hoạt động BDGV tuy thực hiện có nhiều khó khăn nhưng đây là biện pháp có tầm quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện. Bởi trong hoạt động BDGV một trong những điều kiện quyết định là cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học tập, thực hiện các chính sách đãi ngộ và cơ chế phối hợp nhịp nhàng.

Biện pháp 6: Đẩy mạnh hoạt động tự bồi dưỡng của GV là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ GV.

Tóm lại, qua những phân tích trên có thể thấy mỗi biện pháp đưa ra có tính độc lập tương đối nhưng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi biện pháp đưa ra trong điều kiện hiện tại của các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Khánh Hòa được xem như mỗi mắt xích trong một vòng quay. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ tạo tiền đề cho biện pháp kia. Tất cả bổ sung tương tác với nhau trong hệ thống biện pháp quản lý hoạt động BDGV để tạo nên hiệu quả công tác quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh khánh hòa (Trang 85 - 87)