Thực hiện giám định (trường hợp tự giám định hoặc giám định theo yêu cầu của đơn vị bạn).

Một phần của tài liệu Công tác giám định bồi thường Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội (Trang 51 - 53)

2. Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất bảo hiể me cơ giới tại công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội.

2.5Thực hiện giám định (trường hợp tự giám định hoặc giám định theo yêu cầu của đơn vị bạn).

yêu cầu của đơn vị bạn).

2.5.1 Nhiệm vụ của GĐV:

- Chuẩn bị tài liệu , phương tiện dụng cụ phục vụ công tác giám định (các mẫu , biểu theo quy định, máy ảnh ,…);

- Kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ xe , GCNBH, đăng ký xe, GCNATKTMT, bằng lái xe.GĐV sao chụp toàn bộ các tài liệu này và ký tên trên các bản sao;

- Nếu tổn thất được là xảy ra trong vòng 05 ngày kể từ ngày GCNBH có hiệu lực thì phải yêu cầu cán bộ khai thác báo cáo đẻ xác minh ngày mua bảo hiểm có sau khi xảy ra tổn thất không. Thời gian hoàn thành báo cáo

không quá ½ ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của cán bộ giải quyết khiếu nại;

- Các yêu cầu đối với giám định tổn thất;

 Ảnh tổng thể : Có đầy đủ biển số xe và toàn bộ xe, ảnh hiện trường (nếu có thể );

 Ảnh chi tiết : Các bộ phận bị thiệt hại phải được thực hiện rõ trên ảnh, các vết vỡ, hỏng không rõ phải dùng bút màu hoặc phấn đánh dấu, khoanh vùng trước khi chụp ảnh. Nếu xe bị thiệt hại nặng phải chụp cả số khung số máy;

 Nếu có khả năng tổn thất là do lỗi kỹ thuật hay các điểm loại trừ trong quy tắc bảo hiểm thì phải chụp ảnh các chi tiết liên quan để chứng minh, nếu có thể;

 Ảnh giám định phải được lập thành danh mục trong báo cáo giám định và có chú thích minh họa.

- Kiểm tra số khung, số máy của xe được giám định;

- Hướng dẫn / phối hợp cùng đại diện NĐBH thực hiện các công việc tiếp theo sau khi giám định như : Thu thập hồ sơ của công an, quyết định của tòa án, lựa chọn xưởng sửa chữa theo quy định của BHDK,…

2.5.2 Thực hiện giám định.

 Giám định thiệt hại vật chất xe.

- Nếu nguyên nhân tổn thất đơn giản, rõ ràng, có thể đánh giá mức độ thiệt hại bằng quan sát bên ngoài thì chỉ cần giám định một lần;

-Nếu tổn thất gây thiệt hại cho nhiều bộ phận, nhiều chi tiết và không thể đánh phí mức độ tổn thất bằng quan sát bên ngoài thì ngoài lần giám định đầu tiên phải tiến hành các lần giám định khác trong suốt quá trình giám sát sửa chữa. Để tiện theo dõi, biên bản giám định khác trong suốt quá trình

giám sát sửa chữa.Để tiện theo dõi, biên bản giám định nên ghi theo thứ tự hệ thống cấu tạo xe;

-Trường hợp tổn thất gây hư hỏng các chi tiết trong cụm tổng thành thì GĐV phải theo dõi quá trình tháo dỡ các hạng mục bị tổn thất và lập biên bản giám định bổ sung;

-Trường hợp tổn thất phức tạp, khó xác định nguyên nhân chính xác thì phải trưng cầu giám định độc lập;

-Thông báo cho đại diện NĐBH và các bên liên quan lên phương án sửa chữa, lựa chọn đơn vị sửa chữa.

 Biên bán giám định;

- Biên bản giám định phải được lập ngay tại thời điểm giám định;

- Biên bản giám định phải đưuọc ghi nhận đầy đủ, trung thực và chính xác các hạng mục bị tổn thất và theo mẫu biên bản giám định;

- Mỗi lần giám định đều phải độc lập một biên bản giám định;

- Kiến ghị của các bên liên quan phải được ghi lại trong biên bản giám định, kể cả ý kiến không thống nhất.

 Báo cáo giám định:

- Nếu chỉ giám định một lần thì chỉ cần biên bản giám định. Nếu phải thực hiện từ 2 lần giám định trở lên thì ngay sau khi kết thức giám định tại hiện trường phải lập “Bản tổng hợp kết quả giám định’’Tổng hợp lại toàn bộ kết quả của các lần giám định.

- Bản tổng hợp kết quả giám định’’(hoặc biên bản giám định đối với trường hợp chỉ giám định một lần), GĐV phải thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan để chứng minh được nguyên nhân tổn thất, xác định trách nhiệm của BHDK và tính hợp lý của các chi phí phát sinh hoặc giá trị thiệt hại của đối tượng bị tổn thất .

Một phần của tài liệu Công tác giám định bồi thường Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội (Trang 51 - 53)