5. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Tính chất của BHXH
BHXH gắn liền với đời sống của người lao động, vì vậy nó có một số tính chất cơ bản sau:
Thứ nhất, tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội. Trong quá trình lao động sản xuất người lao động có thể gặp nhiều biến cố, rủi ro mà hậu quả không thể lường trước được thậm chí chủ sử dụng cũng không thể có khả năng để chi trả. Khi đó người sử dụng lao động ngoài khoản chi phí ra còn không có đủ lao động để sản xuất dẫn đến sản xuất kinh doanh bị dán đoạn, không đảm bảo được hợp đồng với các đối tác...còn phía người lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngoài rủi ro người lao động phải gánh chịu thì họ cũng không có đủ khả năng tài chính để chi trả cho việc khắc phục hậu quả và nuôi sống gia đình họ. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước phải đứng ra can thiệp thông qua BHXH. Và như vậy, BHXH ra đời hoàn toàn mang tính tất yếu khách quan trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước.
Thứ hai, BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian. Tùy theo điều kiện kinh tế xã hội mà mỗi nước triển khai BHXH vào mỗi thời điểm khác nhau, các chế độ BHXH cũng như quy định cụ thể trong từng chế độ cũng khác nhau. Việc trợ cấp BHXH cho các chế độ có lúc nhiều, lúc ít, có lúc dồn dập và có lúc lại không có.
Thứ ba, BHXH vừa mang tính kinh tế, vừa có tính xã hội, lại vừa có tính chất dịch vụ.
Tính kinh tế của BHXH:
- BHXH thay thế thu nhập bị giảm hay bị mất: người tham gia BHXH hàng tháng chỉ đóng một khoản phí BHXH nhỏ, nhưng nếu họ gặp rủi ro đặc biệt với những rủi ro gây tổn thất lớn, họ có thể nhận từ hệ thống BHXH trợ cấp bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình.
- Quỹ BHXH là một kênh tài chính quan trọng để phát triển quốc gia; đối với các quốc gia có hệ thống BHXH phát triển tốt, cân đối thu chi tài chính hiệu quả thì nguồn quỹ BHXH là một kênh phân phối tài chính quan trọng góp phần phát triển đất nước. Khi nguồn quỹ nhàn rỗi được đầu tư hiệu quả để phát triển đất nước thì phần lãi từ sự đầu tư này sẽ góp phần cho quỹ BHXH không ngừng tăng lên, và như vậy trợ cấp BHXH cũng tăng.
Tính xã hội của BHXH:
Tính xã hội của BHXH được thể hiện ở sự huy động số đông tham gia BHXH để san sẻ rủi ro cho số ít người không may mắn. Điều này sẽ góp phần bảo đảm cuộc sống cho người tham gia khi gặp rủi ro, đồng thời mang lại sự an toàn cho xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tính dịch vụ của BHXH:
Thể hiện ở vai trò trung gian của cơ quan BHXH khi nhận sự đóng góp phí BHXH của các chủ thể tham gia; quản lý quỹ BHXH và thực hiện sự chi trả cho các đối tượng gặp rủi ro.