Nội dung của BHXH tự nguyện

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.5. Nội dung của BHXH tự nguyện

2.1.5.1. Một số nguyên tắc cơ bản trong BHXH tự nguyện

- BHXH tự nguyện thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia. Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

- Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng đóng BHXH nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.

- Mức hưởng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH tự nguyện.

- Người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.

- Quỹ BHXH tự nguyện được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập.

- Việc thực hiện BHXH tự nguyện phải đơn giản, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ.

2.1.5.2. Nội dung về thu BHXH tự nguyện

Yêu cầu đặt ra đối với thu BHXH tự nguyện là phải thực hiện thu BHXH của tất cả đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện, do đó công tác thu đòi hỏi phải nắm được số đối tượng trên địa bàn quản lý, qúa trình tham gia của từng đối tượng, mức thu nhập và nhu cầu tham gia BHXH. Vì vậy, hoạt động BHXH phải được xây dựng một cách đồng bộ có hệ thống, đảm bảo các nguyên tắc và hướng tới mục tiêu toàn dân tham gia BHXH và cơ chế hoạt động của quỹ BHXH. Nội dung cơ bản của thu BHXH tự nguyện là:

a) Phạm vi đối tượng áp dụng chế độ BHXH tự nguyện

Theo cách hiểu đơn giản về BHXH tự nguyện thì đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện phải là những người lao động nằm trong độ tuổi lao động, nhưng không thuộc diện đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quy định của Nhà nước, có nguyện vọng tham gia BHXH. Do vậy, việc tham gia BHXH của người lao động hoàn toàn mang tính tự nguyện, người lao động có quyền lựa chọn thời điểm tham gia và mức tham gia BHXH cho phù hợp với điều kiện và khả năng thu nhập của họ.

+ Như vậy, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện sẽ bao gồm:

- Người lao động làm việc không có hợp đồng lao động hoặc người lao động có hợp đồng lao động thời hạn dưới 3 tháng;

- Xã viên hợp tác xã chưa tham gia BHXH bắt buộc;

- Người lao động khác đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đủ thời gian quy định;

- Người lao động cá thể trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khác;

- Người lao động là thợ thủ công, những người làm công việc nội trợ, người lao động tạm nghỉ việc...

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo quy định của Luật BHXH gồm:

- Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc;

- Người từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ;

- Người đã đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, đã có từ đủ 15 năm đóng BHXH trở lên, còn thiếu không quá 05 năm mới đủ 20 năm, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần, có nhu cầu đóng BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

+ Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện

Mức đóng BHXH hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện bằng tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện nhân (x) với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Tỷ lệ đóng BHXH:

- Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2009 bằng 16% mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện;

- Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 bằng 18% mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện;

- Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 bằng 20% mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện;

- Từ tháng 01/2014 trở đi bằng 22% mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện;

Mức đóng BHXH tự nguyện =

Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH lựa chọn x

Tỷ lệ đóng BHXH

Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn:

Thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung được xác định theo công thức sau:

Mức thu nhập tháng người tham gia = Lmin + m x 50.000 (đồng/tháng) BHXH tự nguyện

Trong đó:

- Lmin: Là mức lương tối thiểu chung;

- m: Là mức người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn để đăng ký đóng BHXH, là số nguyên lớn hơn hoặc bằng 0 (Ví dụ: 0, 1,2, 3,4.. .)•

+ Phương thức đóng:

Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn phương thức đóng hàng tháng hoặc hàng quý hoặc 06 tháng một lần. Thời điểm phải đóng BHXH là: 15 ngày đầu tháng đối với phương thức đóng hàng tháng, 45 ngày đầu quý đối với phương thức đóng hàng quý, 03 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần. Trường họp đã đóng theo phương thức đóng hàng quý hoặc 6 tháng một lần, mà trong thời gian đó Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì không phải truy đóng số tiền chênh lệch so với mức lương tối thiểu mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ b) Quy trình quản lý và phân cấp thu BHXH tự nguyện

Nguyên tắc quản lý thu

Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định rõ: Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ, quỹ được thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của chính phủ. Bảo hiểm xã hội Việt nam giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách theo pháp luật của Nhà nước. Các nguyên tắc cơ bản là:

- Nguyên tắc tập trung, thống nhất;

- Hạch toán độc lập với NSNN;

- Được Nhà nước bảo hộ;

- Được thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của Chính phủ.

Trong các nguyên tắc nêu trên, nguyên tắc tập trung thống nhất là nguyên tắc cơ bản nhất trong công tác quản lý quỹ. Nội dung chính của nguyên tắc này là: Tất cả các khoản thu BHXH đều được tập trung vào một quỹ do một cơ quan quản lý không chia quỹ ra nhiều quỹ nhỏ. Trên cơ sở quỹ được tập trung mới có điều kiện để thực hiện sự chống thất thoát quỹ và sử dụng quỹ đúng mục đích. Đồng thời khi quỹ được tập trung vào một đầu mối cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo của Chính phủ. Nguyên tắc hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ cũng là nguyên tắc quan trọng để đảm bảo cho quỹ cân đối thu - chi được thuận tiện. Khi có tiền nhàn rỗi, Nhà nước cho phép được đầu tư tăng trưởng, khi thu không đủ chi được Nhà nước bảo trợ.

Tổ chức phân cấp thu BHXH tự nguyện

Công tác quản lý thu BHXH là cách thức tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định nhằm toàn bộ hệ thống tổ chức BHXH từ trung ương đến địa phương hoạt động theo một phương thức thống nhất để luôn đảm bảo cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sự chỉ đạo thực hiện, xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong thực hiện và kiểm soát, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân tham gia BHXH. Công tác quản lý thu BHXH tự nguyện được phân cấp thành 3 cấp quản lý theo sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 1.1: Mô hình các cấp quản lý thu BHXH tự nguyện

Theo mô hình trên thì việc phân cấp thu BHXH tự nguyện được chia làm ba cấp: cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện. Trong 3 cấp quản lý thu thì:

- Bảo hiểm xã hội huyện trực tiếp triển khai tổ chức thu BHXH của các đối tượng và các đại lý thu.

- Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (BHXH tỉnh) có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo công tác thu BHXH trong địa bàn toàn tỉnh và các thành phố, huyện trực thuộc tỉnh, đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo số thu của toàn tỉnh gửi lên BHXH Trung ương.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo nghiệp vụ, tổng hợp số liệu thu toàn quốc và nghiên cứu, xây dựng tham mưu giúp lãnh đạo đưa ra các văn bản chỉ đạo, xử lý những vướng mắc trong công tác thu và trực tiếp chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ thu BHXH.

Các chu trình thu được thực hiện theo một nguyên tắc khép kín từ Trung ương đến cơ sở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Quy trình quản lỷ thu BHXH

- Lập, xét duyệt kế hoạch thu BHXH hàng năm:

Đối với cơ quan BHXH huyện, thị: căn cứ tình hình thu nộp của năm đang thực hiện (số liệu tính thực thu đến tháng 9 và ước thực hiện cả năm) tổng hợp và lập kế hoạch thu BHXH của năm sau gửi về BHXH tỉnh trước ngày 20/10 hàng năm. BHXH tỉnh căn cứ kế hoạch thu của các huyện, thị gửi đến tiến hành kiểm tra tính toán khả năng tăng giảm để tổng hợp kế hoạch thu BHXH cho năm sau trên địa bàn toàn tỉnh và gửi về BHXH Việt nam trước ngày 31/10.

Tháng 11 hàng năm BHXH Việt Nam căn cứ vào kế hoăch của BHXH các tỉnh lập để dự kiến kế hoạch thu BHXH cho BHXH các tỉnh. Tháng 12 hàng năm BHXH các tỉnh căn cứ vào kế hoạch giao của BHXH Việt Nam phân bổ chỉ tiêu thu của năm sau cho BHXH các huyện thị để thực hiện.

- Chuyển tiền thu BHXH:

Hàng tháng, quý hoặc 6 tháng người lao động hoặc đại lý thu có trách nhiệm nộp tiền BHXH vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH theo hệ thống tài khoản mở tại ngân hàng và mở tại Kho bạc. BHXH huyện chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và 25 hàng tháng. Ngày cuối cùng của năm phải chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH có trên tài khoản thu BHXH của huyện về BHXH tỉnh. BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam vào ngày 10 và 20 hàng tháng, riêng tháng 12 phải chuyển tiền thu về BHXH Việt nam kết thúc vào ngày cuối cùng của năm (31/12).

- Lập và báo cáo thu BHXH:

Hàng tháng BHXH Huyện lập báo cáo tháng gửi BHXH tỉnh trước ngày 03 tháng sau liền kề. BHXH tỉnh gửi cho BHXH Việt Nam trước ngày 10 tháng sau liền kề. Báo cáo quý, năm, BHXH huyện lập báo cáo gửi cho BHXH tỉnh trước ngày 10 của tháng đầu quý sau nếu là báo cáo quý và trước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngày 15/1 nếu là báo cáo năm. Thời điểm lấy số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày tháng cuối quý đối với báo cáo quý, còn báo cáo năm lấy số liệu từ ngày 01 tháng đầu năm đến hết ngày 31 tháng cuối năm. BHXH tỉnh tổng hợp lập báo thu BHXH toàn tỉnh, gửi cho BHXH Việt nam trước ngày 25 tháng đầu quý nếu là báo cáo quý, và trước ngày 31/1 nếu là báo cáo năm.

2.1.5.3. Nội dung về chế độ hưởng BHXH tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ Hưu trí và Tử tuất.

a) Chế độ hƣu trí

Điều kiện hưởng lương hưu

Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây: + Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;

+ Đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ mười lăm năm đến dưới hai mươi năm thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm.

Mức lương hưu hàng tháng

Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiếm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế. Mức điều chỉnh cụ thể do Chính phủ quy định.

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng thảng

Người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này;

- Không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

- Ra nước ngoài để định cư.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội

Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo công thức sau:

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện = Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện

Mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người có cả thời tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo công thức sau:

Mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập

tháng đóng BHXH

=

Mức bình quân tiền lương, tiền

công tháng đóng BHXH bắt buộc x Tổng số tháng đóng

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)