5. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Một số kinh nghiệm về phát triển BHXH tự nguyện
2.2.2.1. Phát triển BHXH tự nguyện của một số nước trên thế giới a) BHXH tự nguyện ở Philippines
Philippines là một nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng với Việt Nam, việc Philippines thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người nghèo được thực hiện chủ yếu thông qua các hội tương hỗ và các tổ chức phi lợi nhuận. Mục tiêu hoạt động của các hội tương hỗ này là: (1) Chi trả quyền lợi cho tử vong, tai nạn, sức khỏe của các thành viên của hội, người thân và người phụ thuộc của họ; (2) Trợ giúp tài chính trường hợp thành viên bị mất việc làm; (3) Thực hiện bảo hiểm cho các thành viên với phí bảo hiểm thấp: không quá 10% của mức thu nhập tối thiểu/ngày (bằng 1 Đô la Mỹ), số tiền bảo hiểm tối đa: 4.200 Đô la Mỹ (khoảng 68 triệu đồng).
Các yêu cầu đối với hoạt động của các hội tương hỗ này: Điều khoản phải thật dễ hiểu; Yêu cầu thủ tục, hồ sơ thật đơn giản để yêu cầu bồi thường được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng; Định kỳ đóng phí trùng với dòng thu nhập của người đóng phí; số thành viên tham gia của hội: ít nhất là 5.000 người.
Về mô hình phân phối, hai mô hình được sử dụng. Mô hình thứ nhất là Đối tác-đại lý (Partner-agent), theo đó hội hợp tác với một doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ, hợp đồng bảo hiểm cho các thành viên của hội. Mô hình thứ 2 là hội tương hỗ (Mutual), theo đó hội trực tiếp đứng ra cung cấp dịch vụ và thực hiện bảo hiểm cho các thành viên của mình.
Để các hội tương hỗ này hoạt động thành công, cơ quan quản lý nhà nước của Philipines thực hiện việc quản lý và giám sát các mặt như: khả năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thanh toán (giám sát hoạt động đầu tư, dự phòng), hiệu quả hoạt động, quán lý hoạt động và truyền thông của các hội.
Các nhân tố thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của Hội tương hỗ:
- Hội có số thành viên lớn với 154.251 thành viên là các hộ gia đình bắt buộc tham gia bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm hưu trí do đó giúp chống lại được sự lựa chọn đối nghịch (anti-selection);
- Đưa ra mức đóng góp phù hợp với thu nhập của hội viên. Hiện nay, mức đóng góp mỗi tuần là 5 Peso cho bảo hiểm hưu trí; Sử dụng mạng lưới thu phí bảo hiểm có sẵn với 157 chi nhánh và 5 trụ sở chính. Sự hiện diện của mạng lưới Hội tương hỗ tạo thuận lợi cho việc thu phí bảo hiểm.
- Chi phí quản lý thấp: 2% tổng phí bảo hiểm được dùng cho việc thu phí; 20% tổng phí bảo hiểm được dành cho GAE (General Administration Expense - chi phí hành chính chung) nhưng mức sử dụng thực tế chỉ là 18%;
- Với tư cách là thực thể riêng biệt thực hiện bảo hiểm, do vậy có thể tập trung vào hoạt động bảo hiểm; duy trì quan hệ kinh doanh nghiệp vụ trong nội bộ hội;
- Thực hiện chiến dịch truyền thông hiệu quả. Hệ thống mạng lưới rộng của Hội làm đơn giản hoá việc truyền thông và nâng cao hiệu quả truyền thông;
- Xây dựng được một hệ thống bồi thường hiệu quả với số ngày giải quyết là 1 ngày, 3 ngày hoặc 5 ngày, qua đó làm cho sự hỗ trợ tài chính được thực hiện nhanh chóng;
- Thực hiện quản lý chuyên nghiệp. Hội có thể yêu cầu sự trợ giúp từ các chuyên gia, những người tình nguyện tận tâm;
- Hội cũng nhận được sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước và các nhà tài trợ. Kết quả là đến ngày 31/12/2007, Hội tương hỗ đã có số thành viên tham gia là 469.457 người; Tổng tài sản quản lý 670 triệu Peso (tương đương 16,5 triệu đô la Mỹ); số tiền bồi thường trong năm 2007 là 45 triệu Peso (tương đương 1,1 triệu đô la Mỹ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua kinh nghiệm mô hình BHXH tự nguyện của Philippiens cho thấy, để thực hiện thành công bảo hiểm cho người có thu nhập thấp, cần quan tâm tới các yếu tố sau:
- Sản phẩm cần đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với nhận thức và trình độ của người có thu nhập thấp;
- Phạm vi bảo hiểm thiết thực, trước hết là bảo hiểm tính mạng, chết, thương tật do tai nạn, cháy nhà.
- Phí bảo hiểm thấp, cách thức đóng phí phù hợp với thu nhập và thói quen của người có thu nhập thấp.
- Thủ tục tham gia bảo hiểm và bồi thường cần đơn giản, nhanh chóng.
- Chi phí hoạt động thấp, đặc biệt cần sử dụng hệ thống phân phối, hệ thống thanh toán sẵn có để tiết kiệm chi phí hoạt động.
- Cần khuyến khích càng nhiều người tham gia càng tốt nhằm giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Mô hình triển khai phù hợp, cần thực hiện quản lý chặt chẽ, nâng dần tính chuyên nghiệp trong hoạt động nhằm đảm bảo sự hoạt động bền vững đồng thời cần có khung pháp lý về hoạt động bảo hiểm cho người có thu nhập thấp.
- Việc bảo hiểm cho người có thu nhập thấp có thể được thực hiện tốt hơn khi được tài trợ từ các tổ chức và cá nhân, lồng ghép với các chính sách của Nhà nước (như cho vay xoá đói giảm nghèo, cho vay ưu đãi, đào tạo nghề...), phối hợp với sự hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội.
- Cần thực hiện tốt việc truyền thông.
b) BHXH tự nguyện ở Hoa Kỳ
Hoa kỳ thực hiện đa dạng hoá các loại hình BHXH với 4 loại hình chủ yếu. BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHXH quân nhân và quỹ hưu trí.
Về BHXH tự nguyện, Hoa Kỳ thực hiện rộng rãi việc tư nhân hoá loại hình BHXH tự nguyện chủ yếu cho các doanh nghiệp tư nhân lập ra để phục vụ NLĐ. Trong tổng số 5 triệu doanh nghiệp có khoảng 700.000 doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghiệp đã thực hiện đóng BHXH tự nguyện với tổng số khoảng 50 triệu người. Ở Hoa Kỳ, NLĐ có thể vừa tham gia loại hình BHXHBB vừa có thể tham gia loại hình BHXH tự nguyện.
Cơ sở pháp lý của loại hình BHXH tự nguyện là Bộ Lao động Hoa Kỳ, còn cơ quan BHXH Hoa Kỳ không quản lý loại hình này.
Quỹ BHXH tự nguyện được hình thành từ sự đóng góp của cả NLĐ và người sử dụng lao động. Mức đóng góp tối thiểu được quy định theo luật BHXH và Luật thuế do Hạ viện ban hành, các mức khác do người tổ chức BHXH tự nguyện quy định và phải được Bộ Lao động chấp thuận. Luật cũng quy định người nhận lương hưu cao cũng phải nộp thuế thu nhập.
BHXH tự nguyện chỉ quy định áp dụng chế độ hưu trí. Điều kiện để tham gia BHXH tự nguyện là sau 1 năm làm việc ở doanh nghiệp. Hiện tại có hai dạng xác định trợ cấp hưu trí như sau:
- Dạng cũ: Mức trợ cấp được xác định theo số năm đóng góp, tỷ lệ đóng góp do Hạ viện quy định bằng 4% tiền lương tháng, người sử dụng lao động không phải đóng góp hàng tháng mà đóng góp hàng năm (theo luật định).
Tỷ lệ hưởng trợ cấp hưu trí là 1% cho một năm đóng góp. Ví dụ: một lao động làm việc trong thời gian 30 năm cho một ông chủ, nghĩa là phải đóng 30 năm BHXH thì được hưởng 30% trợ cấp tiền lương. Phần lớn NLĐ tham gia loại hình BHXH này được trợ cấp từ 25- 40% tiền lương hàng tháng.
- Dạng mới: Mức đóng góp xác định theo hình thức tài khoản cá nhân (quỹ tiết kiệm phòng xa). Trợ cấp được xác định trên cơ sở số tiền đóng góp của NLĐ và tiền lãi thu được do đầu tư được thông báo hàng năm và đồng thời thông báo cả mức trợ cấp sẽ được nhận theo số tiền đóng góp tương ứng cho NLĐ. NLĐ có quyền tham gia xem xét, kiểm tra quá trình đầu tư bằng số tiền đóng góp của mình.
Do đó, mức trợ cấp theo dạng này không cố định mà phụ thuộc vào mức đóng góp và hiệu quả đầu tư. NLĐ có quyền lựa chọn nhận trợ cấp 1 lần hoặc nhận thường kỳ hàng tháng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hiện nay, số LĐ tham gia loại hình BHXH tự nguyện phân đều cho cả hai dạng trên nhưng xu hướng đang chuyển dần từ dạng cũ sang dạng mới.
Theo số liệu của Viện nghiên cứu trợ cấp của NLĐ thì hiện tại có 97% lao động nông nghiệp, 40% lao động trong ngành tiểu, thủ công nghiệp và lao động làm việc trong khu vực phi kết cấu đã tham gia loại hình BHXH tự nguyện của tư nhân.
Với loại hình BHXH tự nguyện, ở Hoa Kỳ vai trò của Nhà nước đối với quỹ BHXH tự nguyện rất to lớn và quan trọng, Nhà nước cơ quan bảo hiểm quỹ trợ cấp để bảo hiểm cho quỹ BHXH tự nguyện trong các trường hợp quỹ có nguy cơ đổ vỡ. Ngoài ra, ở Hoa Kỳ còn có các tổ chức phi chính phủ cũng theo dõi về BHXH. Đây là cơ quan có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp BHXH, họ có thể phản đối toàn bộ hay chính sách hoặc phản đối với con số của chính sách BHXH đưa ra. Vai trò của tổ chức này là tư vấn cho Hạ nghị viện trong việc đề ra chính sách; đưa lên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền về chính sách và giám sát, theo dõi thực hiện. Thường các tổ chức phi Chính phủ này đại diện cho người nghèo, người yếu thế không có tiếng nói trong Hạ viện đối với chính sách BHXH nhưng lại có tiếng nói hữu hiệu trong nhân dân .
2.2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước a) Bảo hiểm xã hội nông dân ở Nghệ An
Mô hình BHXH cho nông dân ở Nghệ An được thành lập từ năm 1998. Đây là mô hình chính sách an ninh xã hội, với mục đích tích lũy, tiết kiệm trong quá trình lao động tham gia đóng bảo hiểm, góp phần đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động. Sau 10 năm hoạt động, với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần đã thu hút được số lượng lớn người lao động, chủ yếu là người lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn tham gia, được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận là mô hình cần nghiên cứu để nhân rộng trong cả nước. Tính đến ngày 22/9/2009 đã có 86.769 người trên 11 huyện,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thành phố, thị xã tham gia bảo hiểm xã hội nông dân. Trong tổng số 86.769 người tham gia đã có 60.326 người được chi trả trợ cấp một lần, 753 người đang hưởng lương hưu, hiện có 25.650 người tiếp tục tham gia.
Từ mô hình trên cho thấy việc tham gia BHXH là một nhu cầu tất yếu của đại bộ phận người nông dân và những người lao động tự do. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách để hộ có thể tham gia và cần có một quỹ tập chung mới có khả năng chi trả cho đối tượng.
Sau khi Luật BHXH được ban hành, trong đó có BHXH tự nguyện, xét thấy việc nhập BHXH nông dân sang BHXH tự nguyện là hoàn toàn phù hợp và đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chấm dứt hoạt động BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang BHXH tự nguyện do BHXH Việt Nam quản lý.