Một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

Mở rộng diện tham gia BHXH là tối cần thiết. BHXH giữ vai trò trụ cột chính trong hệ thống chính sách an sinh xã hội và tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên khả năng tham gia BHXH tự nguyện của các đối tượng lao động là khác nhau. Đối tượng lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp và nông thôn nhìn chung khả năng tham gia thấp. Về mặt phương pháp luận, bất kỳ chính sách BHXH nào, chính sách là điều kiện cần, thì điều kiện thực hiện là điều kiện đủ của nó. Nói một cách cụ thể, nghiên cứu chính sách để mở rộng đối tượng tham gia cho lao động ngoài quốc doanh là chúng ta nghiên cứu điều kiện đủ của nó để khi Nhà nước ban hành chính sách BHXH tự nguyện cho đối tượng này thì nó có thể thành hiện thực và đi vào cuộc sống. Hơn nữa thu nhập của người lao động ở nông thôn thường theo mùa vụ và bằng hiện vật nên không thể thực hiện đóng BHXH hàng tháng như đối với lao động sản xuất công nghiệp. Đối với nông dân trồng lúa thì có thể 3, 6 tháng thu nhập một lần, còn nông dân trồng lúa, cà phê thì hàng năm mới có thu nhập. Một số loại lao động như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xay, sát, vận tải…ở khu vực nông thôn nhìn chung có thu nhập bấp bênh, thấp và phụ thuộc vào từng loại dịch vụ ở từng địa phương nên việc tham gia BHXH rất hạn chế. Vì vậy, không nên quy định mức đóng cụ thể, cần đưa ra khung mức đóng phù hợp, linh hoạt trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Với phương thức đóng có thể linh hoạt đóng theo tháng, theo mùa vụ, hàng năm hoặc một lần.

Tạo ra sự thống nhất hành động giữa các bên liên quan là yếu tố quan trọng quyết định thành công của công tác BHXH. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ chương và nhiều văn bản quy định cụ thể về việc xây dựng chính sách BHXH tự nguyện cho người lao động, nhưng chưa có sự thống nhất cao giữa các ngành, các cấp, nhất là ở các địa phương. Bên cạnh một số địa phương tích cực chỉ đạo đối với công tác này, thì vẫn còn một số địa phương chưa đặt vấn đề đúng mức nên việc triển khai chính sách này gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng và quản lý quỹ BHXH tự nguyện, cần xây dựng những đề án cụ thể mang tính khả thi được các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước khi triển khai thực hiện. Bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với một số đối tượng còn là chính sách tương đối mới. Trong khi đó, Nhà nước chưa có chương trình phổ biến rộng rãi để mọi người dân hiểu và thực hiện. Nhìn chung công tác tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện còn chưa thống nhất, đồng bộ và rộng khắp.

Cần tính đến rủi ro trong thực thi chính sách BHXH. Nguyên tắc hoạt động và phát triển của BHXH là có đóng có hưởng trên cơ sở đảm bảo cân đối quỹ tồn tại. Nhưng do mức tham gia đóng BHXH của một số đối tượng (lao động nông thôn) là rất thấp trong khi thời gian nghỉ hưởng lại tương đối dài. Vì vậy việc bảo tồn tăng trưởng và sự hỗ trợ từ các nguồn khác là cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để nghiên cứu các nội dung của đề tài, cần phải giải quyết các câu hỏi sau:

- Để có cơ sở nghiên cứu đề tài cần phải rút ra những bài học về lý luận và thực tiễn gì?

- Thực trạng công tác triển khai BHXH tự nguyện ở huyện Định Hoá trong giai đoạn vừa qua như thế nào? Những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế đó là gì?

- Để đẩy mạnh việc thực hiện BHXH tự nguyện ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới cần phải thực hiện các giải pháp gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu

2.2.1.1. Phương pháp chọn điểm

Để tiến hành đánh giá nhu cầu của nông dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, chúng tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên vì lý do sau đây:

- Huyện Định Hóa có 80% làm nông nghiệp, tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm xã hội là rất thấp nên việc mở rộng đối tượng tham gia là rất cần thiết để đảm bảo an sinh trên địa bàn.

- Công tác chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân được chính quyền địa phương coi trọng.

- Người dân trên địa bàn huyện Định Hóa rất quan tâm đến chế độ hưu trí, nguồn tài chính cho bản thân và gia đình họ khi hết tuổi lao động. Đặc biệt có rất nhiều người lao động khi không có việc làm tại các doanh nghiệp họ muốn tham gia BHXH để tính thời gian đủ điều kiện giải quyết chế độ hưu trí nên họ phải gửi đóng BHXH vào các doanh nghiệp với mức phí cao hơn mức phí của Luật BHXH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.2.1.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Mẫu là một nhóm đối tượng có thể đại diện cho một tổng thể. Việc chọn mẫu điều tra chúng tôi căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu đề tài, trên cơ sở phân loại và chọn ra những địa điểm (các xã) đảm bảo tính đại diện, tính so sánh, tính mô phỏng, tính đặc trưng và phải đảm bảo tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh để có những số liệu mang tính chất tổng quan nhất, không bị sai lệch thống kê quá nhiều và thỏa mãn các điều kiện phân tích thực trạng phát triển loại hình BHXH tự nguyện.

Căn cứ vào tình hình kinh tế, vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu của đề tài và thời gian nghiên cứu, chúng tôi phát phiếu điều tra thử là 15 người. Sau đó, tiến hành kiểm tra, chỉnh sửa lại phiếu câu hỏi điều tra cho phù họp. Chúng tôi chọn 2 xã và 1 thị trấn để tiến hành điều tra với 200 hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Trong đó:

- Xã Bảo Linh đại diện cho khu vực phía Bắc huyện, điều tra 60 người;

- Xã Trung Lương đại diện cho khu vực phía Nam huyện, điều tra 60 người;

- Thị trấn Chợ Chu đại diện khu vực trung tâm huyện, điều tra 80 người.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập qua sách, báo, tạp chí, các website liên quan đến đề tài nghiên cứu;

Báo cáo của Phòng Thống kê, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của huyện Định Hóa;

Các báo cáo tổng kết Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên, Bảo hiểm Xã hội huyện Định Hóa;

2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều tra, phỏng vấn trực tiếp nông dân trên địa bàn bằng phiếu điều tra theo phương pháp chọn mẫu đã trình bày ở mục 2.2.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Thông tin của người điều tra: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập, nghề nghiệp…

+ Tình hình tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân.

+ Ý kiến của những đối tượng đã tham gia BHXH tự nguyện có những thuận lợi khó khăn gì? Cơ quan BHXH phục vụ ra làm sao?

+ Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện có nhanh gọn, thuận lợi không? + Tham khảo ý kiến của cán bộ phụ trách công tác Bảo hiểm xã hội ở xã, thị trấn và cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu thu nhập từ phiếu điều tra nhu cầu của nông dân tham gia BHXH, các đại lý thu BHXH tự nguyện tại các xã, thị trấn, cán bộ BHXH huyện Định Hóa; xử lý bằng phần mềm Excel.

2.2.4. Các phương pháp phân tích

2.2.4.1. Phương pháp so sánh thống kê

Sử dụng phương pháp này để so sánh giữa các thời kỳ, các giai đoạn với nhau, giữa các nhóm đối tượng với nhau. Qua đó sẽ đánh giá được tình hình triển khai và kết quả triển khai BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng tại địa bàn điều tra để thấy rõ được tình hình thực hiện công việc của cơ quan BHXH.

2.2.4.2. Phương pháp mô tả thống kê

Sử dụng phương pháp này để mô tả quá trình triển khai công tác BHXH tự nguyện của cơ quan BHXH, các bước tiến hành, những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai công tác. Qua đó thấy được những vấn đề cần khắc phục nhằm thực hiện có kết quả công tác này trong tương lai.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Số lượng các loại lao động trong huyện Định Hóa - Giá trị sản lượng sản xuất của các ngành

- Tốc độ tăng trưởng của huyện Định Hóa.

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình triển khai BHXH tự nguyện - Tổng số người lao động tham gia BHXH huyện Định Hóa - Tổng số người lao động tham gia BHXH huyện Định Hóa

+ Đối tượng bắt buộc + Đối tượng tự nguyện

- Sổ tiền thu được của BHXH + Đối tượng bắt buộc

+ Đối tượng tự nguyện

- Chỉ tiêu kết quả hoạt động thu, chi BHXH tự nguyện của huyện Định Hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Định Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, được biết đến với di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Định Hóa. Diện tích tự nhiên: 52.075,4 ha, dân số 90.086 người. Diện tích 521 km2. Huyện Định Hóa cách thành phố Thái Nguyên 50 km theo Quốc lộ 3 và tỉnh lộ 254, ranh giới lãnh thổ huyện Định Hóa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn)

Phía Đông giáp huyện Phú Lương (Thái Nguyên)

Phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).

3.1.1.2. Tài nguyên, khí hậu, văn hóa - xã hội

Huyện Định Hóa chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nên tạo ra diện mạo địa hình của vùng lãnh thổ này chủ yếu là địa hình vùng núi cao, đồi và núi đan xen nhau, chèn kẹp nhau. Là vùng có địa hình khá phức tạp, phần lớn diện tích trên lãnh thổ huyện là núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven sông, suối hoặc thung lũng vùng núi đá vôi.

- Tiểu vùng núi cao: Tập trung ở phía Bắc của huyện, gồm có 8 xã: Bảo Linh, Linh Thông, Lam Vĩ, Tân Thịnh, Kim Sơn, Kim Phượng, Tân Dương. Địa hình đặc trưng của vùng này là vùng núi cao, có độ dốc lớn (>250). Địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh, cùng với mạng lưới suối, khe, lạch nước … đã tạo ra các thung lũng bằng, nhỏ, hẹp, phân tán dọc theo khe suối, lạch nước, tạo ra các trảng cỏ xen kẽ vùng rừng núi. Đây là vùng sinh thái lâm nghiệp, tiểu vùng này thích hợp sự phát triển cây công nghiệp dài ngày, trồng rừng và chăn nuôi đại gia súc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tiểu vùng thung lũng lòng chảo Chợ Chu: Đây là vùng trung tâm của huyện, vùng này có dạng địa hình tương đối bằng phẳng với hai bên là hai dãy núi cao (một bên là dãy núi đất kéo dài từ phía Tây Bắc xuống (từ xã Bảo Linh đến xã Bảo Cường ) và (một bên là dãy núi đá vôi kéo từ xã Linh Thông đến xã Trung Hội). Quá trình kiến tạo đã tạo ra vùng địa hình này, dãy núi đá vôi nổi lên chính là phần nối tiếp của vùng cánh sông Gâm, kéo dài từ xã Linh Thông đến xã Trung Hội (Khoảng 20 km) ôm lấy cánh đồng lòng chảo Chợ Chu. Đất đai ở vùng này khá tốt, cùng với mạng lưới sông, suối, ao, hồ khá dày. Đã tạo nên cho vùng này phong cảnh hữu tình, đồng đất màu mỡ, phì nhiêu, cây trái xanh tươi. Vùng này gồm 6 xã và một thị trấn: Thị trấn Chợ Chu và các xã: Trung Hội, Định Biên, Bảo Cường, Phượng Tiến, Phúc Chu và Đồng Thịnh. Đây chính là vùng sinh thái nông nghiệp là vùng sản xuất lúa trọng điểm và cây ăn quả đặc sản.

- Tiểu vùng đồi thoải: Tiểu vùng này tập trung ở phía Nam và Tây Nam huyện. Vùng này gồm 9 xã: Thanh Định, Bình Yên, Trung Lương, Điềm Mặc, Phú Tiến, Phú Đình, Sơn Phú, Bộc Nhiêu, Bình Thành. Đây là vùng địa hình đồi thoải, đồi bát úp, có độ dốc không lớn (10-200

) mạng lưới sông ngòi, suối khe, lạch, ao, hồ phân bố khá đều, nguồn nước tương đối dồi dào. Đây cũng là vùng sinh thái nông nghiệp mà tiềm năng của nó là sự phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Điều kiện khí hậu huyện Định Hóa thích hợp cho sự phát triển của tập đoàn vật nuôi và cây trồng ngày càng phong phú. Lợi thế này cùng với những thuận lợi về diện tích đất đai rộng rãi, đồi rừng nhiều là một trong những yếu tố định hướng cho sự phát triển nông lâm nghiệp của huyện.

- Do cấu trúc địa chất theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và địa hình đồi, núi đất, núi đá xen kẹp, chia cắt mạnh tạo nên hệ thống sông suối khá đều trên lãnh thổ với các nguồn nước phong phú, dồi dào.

Theo số liệu bảng trên cho thấy, trong 3 năm giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện không có sự tăng trưởng, trong khi đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng trung bình 26,5%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Định Hóa

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh % 12/11 13/12 QB 1. Diện tích Km2 74,43 74,43 74,43 100 100 0 2.Dân số trung bình 1000 ng 104.3 114.2 115.9 109.5 101.5 3.8 Trong đó: Nữ 1000 ng 52.88 57.67 60.51 109.1 104.9 6.7 3. Mật độ dân số Ng/km2 1.401 1.534 1.557 109.5 101.5 3.8 4. Số Xã phường Đơn vị 11 11 11 100.0 100.0 0.0 6. Thu ngân sách Tr.đ 158.714 180.665 197.396 113.8 109.3 11.3 7. Chi ngân sách Tr.đ 69.283 178.566 205.613 257.7 115.1 48.9

8. GTSX công nghiệp (giá 1994) Tr.đ 5.222.290 6.893.423 8.409.977 132.0 122.0 26.5 9. GTSX nông nghiệp (giá 1994) Tr.đ 228.524 228.507 228.077 100.0 99.8 0.0

10. Số trường PT Trường 28 28 28 100.0 100.0 0.0

11. Số học sinh PT HS 16790 16615 17029 99.0 102.5 1.6

12. số cơ sở y tế Cơ sở 13 13 13 100.0 100.0 0.0

13. Số cán bộ y tế Người 167 225 260 134.7 115.6 23.2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thu ngân sách nhà nước tăng 11,3% trong khi chi ngân sách tăng 48,9%.

Theo số liệu của phòng Thống kê thì huyện Định Hóa có số dân là 90.086 người, mật độ dân số là 173 người/km2, dân số trong độ tuổi lao động khoảng 50.110 người (chiếm khoảng 55,9% tổng sô dân địa phương). Lao động phổ thông dư thừa nhưng lại thiếu lao động có kỹ thuật và được đào tạo. Đây thực sự là thách thức to lớn đối với chính quyền sở tại trong tạo công ăn

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 109)