Đánh giá công tác BHXH tự nguyện qua điều tra

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Đánh giá công tác BHXH tự nguyện qua điều tra

3.2.4.1.Ý kiến đánh giá của người dân về BHXH tự nguyện

Qua tiến hành điều tra 200 người, kết quả thu thập và tổng hợp cho thấy chỉ có 46 người trong số những người điều tra là quan tâm đến chính sách BHXH tự nguyện chiếm tỷ lệ là: 23%, có 98 người cho biết là họ có biết và cũng quan tâm đến chính sách BHXH tự nguyện nhưng không tìm hiểu sâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

về BHXH tự nguyện chiếm tỷ lệ 49%, còn số chưa quan tâm đến chính sách BHXH tự nguyện chiếm tỷ lệ 28%. Qua số liệu tổng hợp ở bảng 4.8 ta thấy: Tỷ lệ người dân hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện rất thấp mới chỉ chiếm 18,5% trong tổng số người được phỏng vấn, còn lại là 46,5% là chưa từng tìm hiểu về những quy định cũng như những quyền lợi khi tham gia BHXH và các vấn đề có liên quan đến chính sách BHXH. Do họ chưa có điều kiện tiếp cận các kênh thông tin liên quan đến BHXH tự nguyện như: ti vi, đài, báo, là những những người này chưa quan tâm chính sách BHXH nên chưa tìm hiểu rõ. Vì vậy, đôi khi người dân không hiểu rõ được hết những ích lợi và ý nghĩa của việc tham gia BHXH tự nguyện, nên ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện.

Để biết rõ hơn những ý kiến phản ảnh của người dân về hình thức, thủ tục tham gia BHXH tự nguyện và việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguỵên trên địa bàn của BHXH huyện Định Hóa như thế nào chúng ta xem xét kết quả tổng hợp phiếu điều tra ở bảng 3.8 dưới đây:

Bảng 3.8: Ý kiến đánh giá của ngƣời dân về BHXH tự nguyện

Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1. Mức độ quan tâm tới việc tham gia BHXH TN

- Rất quan tâm 46 23,00

- Bình thường 98 49,00

- Không quan tâm 56 28,00

2. Mức độ hiểu biết về chính sách BHXHTN

- Không biết 37 18,50

- Nghe nói nhưng chưa biết 93 46,50

- Biết 52 26,00

- Biết khá rõ 18 9,00

3. Hình thức thu và thủ tục tham gia

- Thuận lợi 192 96,00

- Không thuận lợi 8 4,00

4. Phục vụ của nhân viên BHXH

- Nhiệt tình 125 62,60

- Chưa nhiệt tình 42 21

- Không nhiệt tình 33 16,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua số liệu tổng hợp ở bảng trên ta thấy:

Mức độ quan tâm của người dân tham gia BHXH tự nguyện trong số những người được lấy ý kiến có 28% không quan tâm. Do vậy, họ cũng không biết hoặc không bình luận gì về hình thức thu, thủ tục tham gia cũng như thái độ của nhân viên BHXH.

Hình thức thu BHXH tự nguyện của cơ quan BHXH huyện Định Hóa theo nhiều phương thức như hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần, có thể nộp trực tiếp tại BHXH huyện hoặc chuyển khoản là rất phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của nhiều đối tượng, như vậy với hình thức thu trên cơ quan BHXH huyện Định Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi để nhiều người có khả năng tham gia BHXH tự nguyện, nên đã có 96% tỷ lệ người tham gia điều tra cho rằng BHXH huyện áp dụng hình thức thu là phù hợp, thuận lợi.

Bên cạnh đó mức độ hài lòng về tinh thần phục vụ của cán bộ BHXH cũng tương đối cao, tuy nhiên vẫn còn 21% ý kiến cho rằng thái độ phục vụ của cán bộ BHXH cần phải nhiệt tình hơn nữa và 16,5% cho rằng cán bộ BHXH không nhiệt tình trong thực hiện BHXH tự nguyện, điều đó chứng tỏ vẫn còn có nhiều người khi tham gia BHXH tự nguyện chưa hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên BHXH; đây là vấn đề mà cơ quan BHXH cần phải quan tâm thay đổi nhận thức về quản lý, thực hiện chế độ BHXH từ hành chính quan liêu sang phục vụ nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, phù hợp cho từng nhóm đối tượng để có nhiều người biết và tham gia BHXH tự nguỵên hơn.

Qua phiếu điều tra cho thấy các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc người dân có tham gia BHXH tự nguyện hay không tham gia BHXH tự nguyện là: mức thu nhập của người dân, trình độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện của người dân và độ tuổi để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng. Ngoài ra các yếu tố khác cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý ra quyết định của người dân có tham gia BHXH tự nguyện hay không như: thủ tục hành chính, thái độ, chất lượng phục vụ và tính ổn định của chính sách, pháp luật BHXH, BHYT...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để làm rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến người dân có tham gia BHXH tự nguyện hay không thì cần phải nắm bắt được nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện, rồi sau đó phân tích, đánh giá từng yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện từ đó rút ra kết luận và kiến nghị với các cơ quan, tổ chức có liên quan.

3.2.4.2. Khảo sát nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện

Qua tiến hành điều tra 200 hộ, kết quả thu thập về 100% người tham gia điều tra có muốn tham gia BHXH tự nguyện để sau này tuổi già có lương hưu không phải trông cậy, dựa dẫm và phụ thuộc vào con cái và những người thân trong gia đình.

Qua số liệu tổng hợp bảng 3.9 thấy: Với nhiều mức phí như hiện nay (mức thấp nhất bằng lương tối thiểu, mức cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu) thì có 86,5% người tham gia điều tra cho là phù hợp và họ có khả năng tham gia; còn lại chỉ có lại 27 người chiếm 13,5% cho là còn cao nhà nước cần có chính sách khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện bằng cách hạ mức đóng trong những năm đầu tham gia rồi sau đó tăng dần theo số năm tham gia.

Bảng 3.9. Ý kiến của ngƣời dân về nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện

Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1. Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện

- Có 200 100,00

- Không 0 -

2. Mức phí tham gia & tỷ lệ đóng

- Cao 27 13,50

- Thấp 0 0,00

- Bình thường 173 86,50

3. Kinh phí cho việc tham giaBHXH tự nguyện

- Có đủ khả năng 154 77,00

- Không có đủ khả năng 46 23,00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua số liệu tổng hợp ở bảng 3.9 ta thấy nhu cầu về BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn rất cao và có 154 người có đủ khả năng tài chính để tham gia BHXH tự nguyện chiếm tỷ lệ 77% tổng số mẫu điều tra. Có 46 hộ do nguồn tài chính hạn chế, thu nhập không được thường xuyên nên việc tham gia BHXH của người nông dân gặp khó khăn.

Như vậy, người dân ở huyện đều có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện, vì đây là cách tốt nhất để họ yên tâm lúc tuổi già đã có quỹ BHXH lo chi trả; tuy nhiên không phải người nào cũng có thể tham gia BHXH tự nguyện do khả năng tài chính hạn chế.

- Nhóm có mức thu nhập bình quân từ 3 triệu đồng trở lên chiếm 35%;

Bảng 3.10. Mức thu nhập BQ và khả năng tham gia BHXHTN Mức thu nhập bình quân (tr.đ/tháng) Tham gia ở mức 149.000đ/tháng Sổ ngƣời tham gia (ngƣời) Tỷ lệ (%) <1,5 149,4 8 4,00 Từ 1,5- < 2 149,4 22 11,00 Từ 2- < 2,5 149,4 42 21,00 Từ2,5-<3 149,4 58 29,00 Từ 3 trở lên 149,4 70 35,00 Tổng 200 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Số liệu bảng 3.10 cho thấy lượng lao động tham gia tỷ lệ thuận với thu nhập, điều này là logic. Nhóm người mức thu nhập bình quân dưới triệu đồng thì có tỷ lệ tham gia ở mức 1 là thấp nhất chỉ chiếm 4%, còn nhóm người có mức thu nhập bình quân từ 3 triệu đồng trở lên chiếm tỷ lệ tham gia cao nhất. Bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện tăng lên tỷ lệ thuận với mức thu nhập bình quân từ nhóm có thu nhập bình quân dưới 1,5 triệu đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có tỷ lệ tham gia là 4% sau đó là các nhóm có thu nhập từ 1,5 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng, nhóm có thu nhập từ 2 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng và nhóm có thu nhập từ 3 triệu đồng trở lên có tỷ lệ tăng tuần tự là 11%, 21%, 29%, 35%.

Như vậy, mức thu nhập của người dân có ảnh hưởng rất lớn đến việc có tham gia BHXH tự nguyện hay không, hay nói cách khác khả năng để người dân tham gia BHXH tự nguyện phụ thuộc phần lớn vào mức thu nhập. Nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập người dân ngày càng cải thiện hơn là yếu tố đầu tiên quyết định mua BHXH tự nguyện.

Bảng 3.11. Mức thu nhập BQ với mức đóng 176.400đ Mức thu nhập BQ tr.đ/tháng Tham gia ở mức 176.400/tháng Số ngƣời tham gia (ngƣời) Tỷ lệ (%) < 1,5 176,4 2 1,00 Từ 1,5- < 2 176,4 14 7,00 Từ 2- < 2,5 176,4 36 18,00 Từ 2,5 - < 3 176,4 84 42,00 Từ 3 trở lên 176,4 64 32,00 Tổng 200 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Nhìn vào số liệu bảng 3.11 cho ta thấy với mức đóng cao hơn thì người có thu nhập thấp càng ít tham gia hơn. Ở mức phí này thì nhóm người có thu nhập từ 2,5 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng lựa chọn nhiều nhất chiếm 42%, sau đó là nhóm có thu nhập từ 3 triệu trở lên chiếm 32% và nhóm có thu nhập từ 1,5 triệu đến dưới 2 triệu giảm từ 22 người tham gia theo mức 149.400 đồng xuống còn có 14 người tham gia ở mức 176.400 đồng; còn nhóm có thu nhập dưới 1,5 triệu đồng giảm từ 8 người tham gia theo mức 149.400 đồng xuống còn có 2 người tham gia ở mức 176.400 đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.12. Mức thu nhập BQ với mức đóng 203.400đ Mức thu nhập bình quân tr.đ/tháng Tham gia ở mức 203.400đ/tháng

Sổ ngƣời tham gia (ngƣời) Tỷ lệ (%) <1,5 203,4 0 - Từ 1,5- < 2 203,4 4 2,00 Từ 2- < 2,5 203,4 30 15,00 Từ 2,5 - < 3 203,4 40 20,00 Từ 3 trở lên 203,4 136 63,00 Tổng 200 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Sang đến mức 203.400 đồng thì không có ai ở nhóm có thu nhập bình quân dưới 1,5 triệu đồng tham gia BHXH tự nguyện, ở mức này thì nhóm có thu nhập binh quân từ 3 triệu đồng trở lên tham gia nhiều nhất và nhóm có thu nhập từ 2 triệu đồng đến dưới 2,5 triệu đồng là giảm rõ nhất, đang từ 42% tham gia ở mức 176.400 đồng xuống còn có 20% ở mức 203.400 đồng.

Như vậy, người dân có thu nhập càng cao có xu hướng tham gia BHXH ở mức cao hơn và nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện cũng đòi hỏi cao hơn. Vì trong thực tế, thu nhập có ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của từng cá nhân và khi thu nhập cao chi tiêu cho nhu cầu vật chất sẽ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với phần chi tiêu cho nhu cầu tinh thần và chăm lo cho cuộc sống về sau này. Do đó nhiều người có thu nhập cao thì họ luôn mong muốn được tham gia BHXH tự nguyện ở mức cao hơn để đảm bảo an sinh cuộc sống khi hết tuổi lao động, khi đó nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của việc tham gia BHXH càng tăng, khiến nhu cầu tham gia BHXH cũng tăng.

3.2.4.3. Phân tích ảnh hưởng của độ tuổi đối với việc tham gia BHXH tự nguyện

Theo quy định của Luật Bảo hỉểm xã hội thì độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện là từ 16 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam; một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trường hợp đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam mà có đủ 15 năm đến dưới 20 năm tham gia BHXH bắt buộc thì có thể tham gia BHXH tự nguyện đến đủ 20 năm công tác để được nghỉ hưu theo quy định.

Tuy nhiên người tham gia BHXH tự nguyện đều có mong muốn là khi hết tuổi lao động được hưởng lương hưu chứ không tham gia BHXH tự nguyện để hưởng trợ cấp 1 lần. Vì vậy, khi đăng ký tham gia BHXH tự nguyện đối tượng cân nhắc xem khi hết tuổi lao động mình có đủ 20 năm tham gia BHXH để đủ điều kiện nghỉ hưu hay không. Do đó người bắt đầu đăng ký tham gia BHXH tự nguyện chỉ nằm trong độ tuổi từ 16 tuổi đến 35 đối với nữ và 40 tuổi đối với nam.

Ngoài ra điều kiện để có thể hưởng lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện phải đảm bảo 2 yếu tố là thời gian tham gia BHXH và tuổi đời. Cụ thể là phải có ít nhất là 20 tham gia BHXH trở lên đủ 55 tuổi đối với nữ, đủ 60 tuổi đối với nam. Như vậy, yếu tố về giới tính cũng ảnh hưởng tới việc tham gia BHXH tự nguyện.

Đặc điểm cơ bản của người tham gia điều tra:

- Tuổi: Trong 200 người điều tra, người có độ tuổi thấp nhất là 19 tuổi, người có độ tuổi cao nhất là 40 tuổi, độ tuổi bình quân là 29,5.

- Giới tỉnh: Trong tổng số 200 người điều tra thì có 117 người là nữ, 83 người là nam giới, tỷ lệ nữ chiếm 58,5% nam chiếm 41,5%. Như vậy, tỷ lệ giữa nam và nữ trên địa bàn chênh lệch không nhiều.

Kết quả điều tra cho thấy độ tuổi ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện chia thành 3 nhóm là:

- Nhóm dưới 25 tuổi;

- Nhóm từ 25 đến dưới 30 tuổi;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.13. Độ tuổi với tỷ lệ tham gia BHXH

Độ tuổi Số ngƣời tham

gia (ngƣời) Trong đó có nữ (ngƣời) Tỷ lệ (%) <25 16 10 8,00 Từ 25- < 30 28 19 14,00 Từ 30 đến 40 156 88 78,00 Tổng 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Ở nhóm độ tuổi dưới 25 có 16 người tham gia BHXH tự nguyện chiếm 8% tổng số người tham gia, tiếp đến là nhóm tuổi từ 25 đến 30 tuổi chiếm 14% còn lại nhóm có độ tuổi từ 30 trở lên. Qua đó ta thấy nhóm tuổi dưới 25 tuổi là nhóm đối tượng còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, chưa có mức thu nhập và tích luỹ cao vả lại họ còn có nhiều khoảng thời gian để có thể tham gia BHXH tự nguyện nên họ chưa muốn tham gia.

Nhóm tuổi từ 25 đến dưới 30 tuổi đã bắt đầu quan tâm và tham gia BHXH, nhưng do họ đang trong độ tuổi xây dựng gia đình nên cần phải có nhiều kinh phí để chi tiêu cho cuộc sống nên họ tham gia BHXH tự nguyện chưa nhiều.

Nhóm tuổi từ 30 đến 40 tuổi là nhóm có nhu cầu tham gia BHXH lớn nhất vì hơn 10 năm làm việc họ đã có kinh nghiệm sống, tích lũy được tài chính và thấy được việc tham gia BHXH tự nguyện là rất cần thiết. Đặc biệt là trong khoảng thời gian này nếu họ không kịp thời tham gia BHXH tự nguyện thì từ 36 tuổi trở lên đối với nữ và 41 tuổi đối với nam họ không đủ điều kiện 20 năm tham gia BHXH tự nguyện để được nghỉ hưu.

Như vậy, độ tuổi và giới tính có ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu đăng ký tham gia BHXH tự nguyện do quy định của pháp luật BHXH về điều kiện tuổi đời và năm công tác đóng BHXH và độ thời gian đóng BHXH kéo dài tác động đến tâm lý của người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trên thực tế, qua phỏng vấn cán bộ thu BHXH tự nguyện của BHXH

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)