NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định quy mô hợp lý của trạm bơm tiêu yên nghĩa và trạm bơm tiêu liên mạc trong lưu vực sông nhuệ nằm phía thượng lưu cống điều tiết hà đông (Trang 69 - 75)

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã xác định đƣợc hệ số tiêu thiết kế trung bình toàn lƣu vực là 20,62 l/s/ha và tổng lƣợng nƣớc cần tiêu lên tới 401 m3/s. Theo kết quả nghiên cứu của Trƣờng Đại học Thủy lợi, sông Nhuệ chỉ có khả năng chuyển tải đƣợc lƣu lƣợng tối đa không quá 250 m3/s. Để giải quyết mâu thuẫn nghiêm trọng giữa yêu cầu tiêu nƣớc ngày càng cao của lƣu vực nghiên cứu nói riêng và cả hệ thống thủy lợi sông Nhuệ nói chung với khả năng chuyển nƣớc của

sông Nhuệ ra sông Đáy là có hạn, luận văn đã nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giải pháp tiêu nƣớc cho lƣu vực sông Nhuệ nằm phía thƣợng lƣu cống điều tiết Hà Đông là tìm vị trí thích hợp để xây dựng công trình tiêu nƣớc trực tiếp ra sông Hồng và sông Đáy.

Căn cứ vào điều kiện địa hình, hƣớng tiêu và nơi nhận nƣớc tiêu, luận văn đã chia lƣu vực nghiên cứu thành 3 vùng tiêu chính sau đây:

1) Vùng tiêu Nam Thăng Long, có diện tích cần tiêu 450 ha nằm ven đê hữu sông Hồng bao gồm toàn bộ diện tích khu đô thị mới Nam Thăng Long. Vùng tiêu này do trạm bơm Nam Thăng Long (đã có) đảm nhận tiêu ra sông Hồng với lƣu lƣợng thiết kế 9,0 m3

/s;

2) Vùng tiêu Đào Nguyên - Yên Thái có tổng diện tích 4.564 ha do hai trạm bơm Đào Nguyên và Yên Thái phụ trách. Trạm bơm Dào Nguyên đã có sẽ đƣợc cải tạo nâng cấp đảm bảo lƣu lƣợng thiết kế 15,0 m3/s. Trạm bơm Yên Thái đƣợc xây dựng mới có lƣu lƣợng thiết kế là 79 m3/s;

3) Vùng tiêu Yên Nghĩa – Liên Mạc có tổng diện tích cần tiêu 14.424 ha. Để đáp ứng yêu cầu tiêu nƣớc cho lƣu vực này cần xây dựng mới hai trạm bơm Yên Nghĩa và Liên Mạc. Trạm bơm Yên Nghĩa tiêu ra sông Đáy lấy sông La Khê và sông Nhuệ làm trục tiêu chính. Trạm bơm Liên Mạc tiêu ra sông Hồng lấy sông Nhuệ làm trục tiêu chính. Do có hƣớng tiêu thuận và nằm ở vị trí thấp nhất của vùng nghiên cứu nên trạm bơm Yên Nghĩa đƣợc luận văn ƣu tiên xác định lƣu lƣợng tiêu theo khả năng cao nhất mà kênh La Khê có thể đảm nhận đƣợc, phần lƣu lƣợng yêu cầu tiêu còn lại của vùng sẽ do trạm bơm Liên Mạc phụ trách. Với hệ số tiêu thiết kế 20,62 l/s/ha, kết quả tính toán thủy lực bằng phần mềm HEC-RAS đã xác định quy mô hợp lý của trạm bơm Yên Nghĩa là 120 m3/s va trạm bơm Liên Mạc là 177 m3/s.

Để nâng cao hiệu quả tiêu nƣớc, đảm bảo hai trạm bơm Yên Nghĩa và Liên Mạc tiêu chủ động ra sông ngoài, luận văn đã nghiên cứu đề xuất xây dựng cống Xuân Phƣơng trên sông Nhuệ để điều tiết và phân chia tạm thời lƣu vực tiêu của các trạm bơm này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, toàn bộ vùng Yên Nghĩa – Liên Mạc sẽ phát triển thành các khu đô thị và khu công nghiệp mới. Do vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là nghiên cứu các biện pháp tiêu cho lƣu vực trong tình hình mới này.

Kết quả phân tích liệt tài liệu 51 năm của trạm Hà Đông, luận văn đã xác định đƣợc dạng mô hình mƣa tiêu thiết kế áp dụng cho lƣu vực nghiên cứu là mƣa ba ngày max với tổng lƣợng mƣa Xp = 330,31 mm, dạng phân phối của mô hình đỉnh mƣa rơi vào ngày thứ ba của trận mƣa.

Căn cứ vào Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng, luận văn đã nghiên cứu tính toán xác định hệ số tiêu của từng loại đối tƣợng tiêu nƣớc có mặt trong vùng tiêu và hệ số tiêu thiết kế của vùng. Với mô hình trận mƣa thiết kế nhƣ trên và cơ cấu sử dụng cho đất theo quy hoạch đến năm 2020, hệ số tiêu thiết kế áp dụng cho vùng nghiên cứu không nhỏ hơn 20,62 l/s/ha. Để đạt đƣợc hệ số tiêu này, luận văn đã nghiên cứu đề xuất chuyển đổi 441 ha đất ao hồ nuôi thủy sản thành hồ điều hòa, đảm bảo độ sâu điều tiết nƣớc trung bình của các hồ điều hòa không nhỏ hơn 1,0 m.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu đến năm 2020, luận văn đã phân tích các cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn để đề xuất giải pháp tiêu nƣớc là xây dựng các công trình tiêu nƣớc triệt để ra sông Hồng và sông Đáy.

Căn cứu vào điều kiện địa hình, hƣớng tiêu, nơi nhận nƣớc tiêu và hiện trạng các công trình tiêu đã xây dựng, luận văn đã nghiên cứu, phân tích các cơ sở khoa học lựa chọn vị trí xây dựng trạm bơm tiêu ra sông Hồng và sông Đáy, phân tích cơ sở khoa học và các yêu tố liên quan đến phân vùng tiêu. Kết quả nghiên cứu đã chia vùng nghiên cứu thành 03 vùng tiêu chính là vùng Nam Thăng Long, vùng Đào Nguyên – Yên Thái và vùng Yên Nghĩa – Liên Mạc. Mỗi vùng tiêu sẽ do một trạm

bơm hoặc một số trạm bơm đảm nhận. Ngoài trạm bơm Nam Thăng Long mới đầu tƣ xây dựng để tiêu cho khu đô thị mới Nam Thăng Long không cần lựa chọn vị trí và xác định quy mô, các công trình tiêu nƣớc sau đây đều đƣợc luận văn nghiên cứu, phân tích kỹ cơ sở khoa học, khả năng áp dụng vào thực tiễn và xác định quy mô hợp lý:

- Trạm bơm Đào Nguyên cần cải tạo nâng cấp đảm bảo lƣu lƣợng thiết kế 15,0 m3/s và trạm bơm Yên Thái đƣợc xây dựng mới có lƣu lƣợng thiết kế là 79 m3/s. Cả hai trạm bơm này tiêu chung cho lƣu vực có tổng diện tích 4.564 ha ra sông Đáy.

- Xây mới các trạm bơm Yên Nghĩa và Liên Mạc. Trạm bơm Yên Nghĩa có lƣu lƣợng thiết kế 120 m3

/s tiêu trực tiếp ra sông Đáy, lấy sông La Khê và sông Nhuệ làm trục tiêu chính. Trạm bơm Liên Mạc có lƣu lƣợng thiết kế 177 m3/s tiêu ra sông Hồng, lấy sông Nhuệ làm trục tiêu chính. Cả hai trạm bơm này tiêu chung lƣu vực 14.424 ha. Để nâng cao hiệu quả tiêu nƣớc, luận văn đã nghiên cứu đề xuất xây dựng thêm cống Xuân Phƣơng trên sông Nhuệ để điều tiết và phân chia tạm thời lƣu vực tiêu của các trạm bơm này.

2. KIẾN NGHỊ

- Hệ số tiêu thiết kế đề xuất trong luận văn là hệ số tiêu trung bình toàn lƣu vực. Hệ số tiêu này phụ thuộc vào cơ cấu sử dụng đất, diện tích trữ nƣớc, độ sâu trữ và điều tiết nƣớc của hồ điều hòa trên lƣu vực. Do vùng nghiên cứu có diện tích mặt bằng khá lớn nên cơ cấu sử dụng đất và tỷ lệ diện tích đất có thể chuyển đổi thành hồ điều hòa ở các khu vực khác nhau trên lƣu vực là không giống nhau. Do vậy, khi nghiên cứu xây dựng một công trình trạm bơm tiêu nào đó, theo đề xuất của luận văn cần có các nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn, chính xác hơn về cơ cấu sử dụng đất, về vị trí và diện tích đất có thể bố trí xây dựng hồ điều hòa, về độ sâu trữ nƣớc và độ sâu điều tiết nƣớc của từng hồ điều hòa để làm cơ sở xác định chính xác hệ số tiêu thiết kế áp dụng cho từng trạm bơm tiêu cụ thể.

- Cống điều tiết Xuân Phƣơng trên sông Nhuệ không chỉ có nhiệm vụ phân chia tạm thời lƣu vực tiêu của hai trạm bơm Yên Nghĩa và Liên Mạc để nâng cao hiệu quả tiêu nƣớc của hai trạm bơm này mà còn là một công trình giao thông, công trình hạ tầng đô thị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Bởi vậy cần có thêm các nghiên cứu, lựa chọn vị trí xây dựng công trình này một cách hợp lý, phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông, đô thị và yêu cầu tiêu nƣớc của vùng nghiên cứu.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Qua việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định quy mô hợp lý của trạm bơm tiêu Yên Nghĩa và trạm bơm tiêu Liên Mạc trong lƣu vực sông Nhuệ nằm phía thƣợng lƣu cống điều tiết Hà Đông” luận văn đã có những đóng góp mới nhƣ sau:

1) Xác định đƣợc mô hình mƣu tiêu thiết kế áp dụng cho lƣu vực tiêu sông Nhuệ nằm phía thƣợng lƣu cống điều tiết Hà Đông.

2) Xác định đƣợc hệ số tiêu thiết kế của vùng nghiên cứu phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

3) Có thể làm tài liệu tham khảo trong vấn đề giải quyết việc tiêu nƣớc cho lƣu vực nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng đến năm 2020.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trịnh Quang Hòa, Dƣơng Văn Tiển (2003), Giáo trình thủy văn công trình, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội.

[2]. Tống Đức Khang, Bùi Hiếu (2006), Giáo trình quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi, NXB Xây dựng, Hà Nội.

[3]. Tiêu chuẩn 14 TCN-60-88 (1990), Tiêu chuẩn thiết kế hệ số tiêu cho ruộng lúa, Hà Nội.

[4]. Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4118 : 2012 Công trình thủy lợi - Hệ thống tƣới tiêu - Yêu cầu thiết kế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[5]. Trung tâm khoa học & triển khai kỹ thuật thủy lợi (2010), Nghiên cứu ảnh hƣởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến hệ số tiêu vùng đồng bằng Bắc Bộ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội-2010.

[6]. Lê Thị Thanh Thủy, Nghiên cứu đề xuất phƣơng án nạo vét cải tạo lòng dẫn sông Nhuệ đảm bảo yêu cầu cấp nƣớc sản xuất vụ đông xuân, Tạp chí Thủy lợi và Môi trƣờng số 16, Hà Nội 3-2007.

[7]. Lê Thị Thanh Thủy, Một số kết quả nghiên cứu tìm giải pháp tiêu hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ, Tạp chí Thủy lợi và Môi trƣờng số 17, Hà Nội 6- 2007

[8]. Lê Quang Vinh, Nghiên cứu, tổng kết và đánh giá thực trạng phân vùng tiêu nƣớc mặt ở một số hệ thống thủy nông đồng bằng Bắc Bộ, Đề tài NCKH cấp Bộ, Hà Nội – 2001.

[9]. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định quy mô hợp lý của trạm bơm tiêu yên nghĩa và trạm bơm tiêu liên mạc trong lưu vực sông nhuệ nằm phía thượng lưu cống điều tiết hà đông (Trang 69 - 75)