Cơ sở khoa học lựa chọn vị trí xây dựng các trạm bơm tiêu nƣớc ra sông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định quy mô hợp lý của trạm bơm tiêu yên nghĩa và trạm bơm tiêu liên mạc trong lưu vực sông nhuệ nằm phía thượng lưu cống điều tiết hà đông (Trang 53 - 55)

trạm bơm Đào Nguyên và trạm bơm Nam Thăng Long. Theo nhiệm vụ thiết kế, hai trạm bơm này phụ trách tiêu cho lƣu vực rộng 2.650 ha , phần diện tích còn lại của lƣu vực nghiên cứu đều tiêu vào sông Nhuệ. Quy mô của hai trạm bơm đã xây dựng nhƣ sau:

- Trạm bơm Đào Nguyên đƣợc xây dựng năm 1990 với lƣu lƣợng thiết kế 15,0 m3/s, phụ trách lƣu vực 2.200 ha tiêu ra sông Đáy. Hiện nay trục tiêu chính của trạm bơm đã bị đại lộ Thăng Long cắt ngang, chia lƣu vực thành hai vùng tƣơng đối độc lập nên diện tích thực tiêu của trạm bơm Đào Nguyên đã bị thu hẹp lại.

- Trạm bơm Nam Thăng Long đƣợc xây dựng đồng thời với khu đô thị mới Nam Thăng Long, có lƣu lƣợng thiết kế 9,0 m3/s, phụ trách lƣu vực rộng 450 ha tiêu trực tiếp ra sông Hồng.

Căn cứ vào hiện trạng công trình tiêu nƣớc đã xây dựng và đặc điểm địa hình của vùng tiêu, xác định đƣợc các vị trí sau đây có thể bố trí các trạm bơm tiêu mới:

- Xây dựng mới trạm bơm Yên Nghĩa tiêu nƣớc ra sông Đáy lấy sông La Khê làm trục tiêu chính;

- Cải tạo nâng cấp trạm bơm Đào Nguyên (đã có) tiêu nƣớc ra sông Đáy; - Xây dựng mới trạm bơm Yên Thái tiêu nƣớc ra sông Đáy lấy kênh T2-6 làm trục tiêu chính;

- Xây dựng mới trạm bơm Liên Mạc tiêu nƣớc ra sông Hồng lấy sông Nhuệ làm trục tiêu chính.

3.1.3. Cơ sở khoa học lựa chọn vị trí xây dựng các trạm bơm tiêu nƣớc ra sông ngoài ra sông ngoài

3.1.3.1. Lựa chọn vị trí xây dựng các trạm bơm tiêu trực tiếp ra sông Hồng và sông Đáy là phù hợp với nguyên tắc tiêu nước chung cho lưu vực nghiên cứu đã đề ra ở trên.

Thực tiễn cho thấy sông Nhuệ đã không thể nhận thêm nƣớc tiêu trong khi đó khả năng nhận nƣớc tiêu của sông Hồng và sông Đáy là rất lớn. Để đáp ứng yêu cầu tiêu nƣớc cho lƣu vực nghiên cứu trong tƣơng lai là khu đô thị và khu công nghiệp bắt buộc phải tìm vị trí có thể xây dựng đƣợc các trạm bơm tiêu nƣớc ra sông Hồng và sông Đáy.

3.1.3.2. Cơ sở về điều kiện địa hình

a. Trạm bơm Đào Nguyên

Trạm bơm Đào Nguyên tiêu ra sông Đáy đƣợc xây dựng và đƣa vào khai thác từ năm 1990. Đến thời điểm trƣớc khi đại lộ Thăng Long đƣợc xây dựng thì vị trí đặt công trình đầu mối trạm bơm Đào Nguyên là hợp lý do có hƣớng tiêu thuận và diện tích lƣu vực tiêu là khá lớn với gần 2200 ha.

Mặc dù đại lộ Thăng Long cắt ngang qua trục tiêu chính của trạm bơm và đoạn trục tiêu chính này đƣợc thay bằng cống luồn dài trên 100 m đã làm hạn chế khả năng chuyển nƣớc từ lƣu vực về trạm bơm nhƣng trạm bơm Đào Nguyên vẫn là một trong những công trình tiêu nƣớc quan trọng của lƣu vực nghiên cứu.

b. Trạm bơm Yên Thái

Lƣu vực tiêu của trạm bơm Yên Thái bao gồm toàn bộ vùng tiêu của kênh T2 và một phần lƣu vực tiêu của trạm bơm Đào Nguyên. Công trình đầu mối trạm bơm Yên Thái dự kiến đặt tại km 8+900 gần điếm canh đê số 6 trên bờ tả sông Đáy, ranh giới giữa hai làng Yên Thái và Tiến Lệ thuộc xã Tiền Yên huyện Hoài Đức. Địa hình khu vực này tƣơng đối thấp, mặt bằng rộng, gần kênh T2-6, không có dân cƣ, rất thuận lợi cho việc bố trí tổng thể công trình đầu mối. Để đƣa nƣớc cần tiêu về trạm bơm Yên Thái chỉ cần làm mới thêm một đoạn kênh nối từ kênh T2-6 về bể hút của trạm bơm và mở rộng mặt cắt kênh T2-6 thành trục tiêu chính cho phù hợp với yêu cầu tiêu.

c. Trạm bơm Yên Nghĩa

Trạm bơm Yên Nghĩa dự kiến bố trí tại km 19+850 trên đê tả sông Đáy lấy sông La Khê làm trục tiêu chính. Địa hình khu vực này bằng phẳng, xa khu dân cƣ rất thuận lợi cho việc bố trí các hạng mục công trình đầu mối. Sông La Khê là nơi

thấp nhất của lƣu vực nghiên cứu, có khả năng hứng nƣớc và tiếp nhận toàn bộ lƣợng nƣớc cần tiêu của lƣu vực. Trƣớc đây yêu cầu tiêu nƣớc của vùng chƣa cao, hầu hết lƣợng nƣớc cần tiêu của lƣu vực đều chảy về đây để tiêu tự chảy ra sông Đáy qua cống La Khê. Do vậy xây dựng trạm bơm Yên Nghĩa tại vị trí nói trên là hoàn toàn hợp lý.

d. Trạm bơm Liên Mạc

Kết quả khảo sát điều kiện địa hình cho thấy, lựa chọn hƣớng tiêu từ Liên Mạc ra sông Hồng là bị ngƣợc dòng, nhƣng trong bối cảnh lƣợng nƣớc cần tiêu trên lƣu vực là rất lớn, các trạm bơm hiện có không thể đảm nhận hết đƣợc. Trong khi đó khả năng nhận nƣớc tiêu của sông Hồng là rất cao, sông Nhuệ có mặt cắt ngang tƣơng đối lớn, khi dùng máy bơm thì có đủ khả năng để dẫn nƣớc ngƣợc từ Hà Đông ra Liên Mạc nên lựa chọn xây dựng trạm bơm Liên Mạc, lấy sông Nhuệ là trục tiêu chính, hƣớng tiêu ra sông Hồng là hợp lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định quy mô hợp lý của trạm bơm tiêu yên nghĩa và trạm bơm tiêu liên mạc trong lưu vực sông nhuệ nằm phía thượng lưu cống điều tiết hà đông (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)