Nguyên tắc chung đề xuất phƣơng án tiêu nƣớc là tận dụng tối đa khả năng tiêu nƣớc của các công trình đã có và xây dựng thêm công trình mới, đảm bảo tiêu chủ động và tiêu hết lƣợng nƣớc cần tiêu trên lƣu vực, phù hợp với mức đảm bảo thiết kế.
Theo phƣơng án tiêu nƣớc đã đƣợc Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 430/TTg ngày 08/8/1995 của Thủ tƣớng Chính phủ, toàn bộ lƣu vực nghiên cứu đƣợc tiêu vào sông Nhuệ để ra sông Đáy qua cống Lƣơng Cổ với hệ số tiêu trung bình 5,8 l/s/ha.
Theo kết quả nghiên cứu của Trƣờng Đại học Thủy Lợi, sông Nhuệ chỉ có khả năng chuyển tải lƣu lƣợng tối đa không quá 250 m3/s, trong khi đó dọc theo hai bờ sông Nhuệ (từ Liên Mạc tới Lƣơng Cổ) đã có trên 100 trạm bơm tiêu với gần 600 tổ máy bơm các loại bơm trực tiếp vào sông Nhuệ. Tổng năng lực bơm của các trạm bơm này lên tới 284 m3/s, đã gây nên mâu thuẫn nghiêm trọng giữa năng lực bơm của các trạm bơm và nhu cầu tiêu nƣớc của hệ thống với khả năng chuyển tải nƣớc của sông Nhuệ.
Theo kết quả nghiên cứu của luận văn, hệ số tiêu thiết kế của lƣu vực là 20,62 l/s/ha, lớn gần gấp 4 lần hệ số tiêu thiết kế theo Quyết định 430/TTg nói trên, do đó, khi nghiên cứu đề xuất biện pháp tiêu nƣớc cho lƣu vực nghiên cứu, cần tập trung hƣớng vào tìm giải pháp giảm bớt diện tích tiêu và lƣu lƣợng tiêu trực tiếp vào sông Nhuệ, mở rộng diện tích tiêu trực tiếp ra sông Hồng và sông Đáy bằng việc cải tạo nâng cao năng lực tiêu của các trạm bơm đã có và xây dựng thêm các trạm bơm mới tiêu trực tiếp ra hai sông này.