Các vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu đề xuất giải pháp tiêu nƣớc cho lƣu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định quy mô hợp lý của trạm bơm tiêu yên nghĩa và trạm bơm tiêu liên mạc trong lưu vực sông nhuệ nằm phía thượng lưu cống điều tiết hà đông (Trang 27 - 29)

nƣớc cho lƣu vực nghiên cứu

1.4.3.1. Vấn đề đô thị hóa

Do lƣu vực nghiên cứu nằm sát với các quận nội thành của thủ đô Hà Nội nên khu vực này đang có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa rất nhanh, hàng trăm dự án lớn nhỏ đƣợc quy hoạch trên đất nông nghiệp để xây dựng các khu dân cƣ, khu đô thị mới, các khu công nghiệp, sân golf… Dự kiến đến năm 2020 toàn lƣu vực sẽ trở thành các quận nội thành và đƣợc đô thị hóa hoàn toàn.

Nhu cầu về đất chuyên dụng và đất ở đều tăng rất mạnh do quá trình đô thị hóa đòi hỏi phải mở rộng thêm hai loại đất này, đặc biệt là đất ở vì sức ép dân số

của lƣu vực nghiên cứu ngày càng tăng lên với tốc độ chóng mặt. Tại thành phố Hà Nội chỉ trong vòng bốn năm dân số tăng lên gấp đôi từ 3.082,9 nghìn năm 2004 đến năm 2008 đã là 6.116,2 nghìn ngƣời, còn đến năm 2009 là 6.472,2 nghìn ngƣời.

Đặc biệt, các công trình giao thông trọng điểm, công trình giao thông công cộng đang đƣợc mở rộng ra nhiều quận vùng ven, huyện ngoại thành... nhƣ triển khai 3 dự án đƣờng vành đai 1, 2, 3 các dự án mở rộng... đã làm cho đất nông nghiệp các huyện ngoại thành bị giảm khá nhanh.

Do vậy tính toán tiêu nƣớc cho khu vực này phải đáp ứng đƣợc yêu cầu tiêu nƣớc cho các khu đô thị tập trung.

1.4.3.2. Khả năng dẫn nước tiêu của sông Nhuệ là có hạn

Khả năng dẫn nƣớc từ sông Nhuệ ra sông Đáy bị khống chế bởi hai bờ đê và cao độ đỉnh đê. Theo kết quả nghiên cứu của Trƣờng Đại học Thủy Lợi, sông Nhuệ chỉ có khả năng chuyển tải lƣu lƣợng tối đa không quá 250 m3/s, trong khi đó dọc theo hai bờ sông Nhuệ (từ Liên Mạc tới Lƣơng Cổ) đã có trên 100 trạm bơm tiêu với gần 600 tổ máy bơm các loại bơm trực tiếp vào sông Nhuệ. Tổng năng lực bơm của các trạm bơm này lên tới 284 m3/s, đã gây nên mâu thuẫn nghiêm trọng giữa năng lực bơm của các trạm bơm và nhu cầu tiêu nƣớc của hệ thống với khả năng chuyển tải nƣớc của sông Nhuệ.

Do vậy khi nghiên cứu đề xuất giải pháp tiêu nƣớc cho lƣu vực nghiên cứu nói riêng và cho hệ thống sông Nhuệ nói chung cần giảm bớt các trạm bơm đã có đang tiêu nƣớc vào sông Nhuệ, tăng cƣờng xây dựng thêm các trạm bơm mới tiêu nƣớc ra các sông lớn bao quanh hệ thống.

1.4.3.3. Sự xuống cấp nghiêm trọng của các công trình tiêu nước trên lưu vực nghiên cứu

Hầu hết các công trình thủy lợi giữ vị trí then chốt trên trên vực nghiên cứu đều có thời gian phục vụ từ 30 năm, thậm chí đến 70 năm nhƣ cống Liên Mạc … nên đã bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều bộ phận công trình bị hƣ hỏng nhƣng vẫn không đƣợc sửa chữa hoặc thay thế kịp thời. Mặt khác các công trình này đƣợc tính toán thiết kế trong điều kiện nền kinh tế chƣa phát triển , nhu cầu cấp và thoát nƣớc

chƣa cao và căng thẳng nhƣ bây giờ. Bởi vậy các công trình này không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu cao của thực tiễn.

Ví dụ nhƣ: Cống Liên Mạc trên đê sông Hồng đƣợc xây dựng cách đây 70 năm khi mà yêu cầu về cấp nƣớc và giao thông ở khu vực này chƣa cao và chƣa căng thẳng nhƣ bây giờ. Hầu hết các hạng mục công trình đều đã bị xuống cấp rất nghiêm trọng, không đáp ứng đƣợc yêu cầu phòng chống lũ cho Thủ đô Hà Nội. Khi mực nƣớc ngoài sông lớn hơn báo động I (+10,5m) cống Liên Mạc không thể mở cống để lấy nƣớc tƣới cho dù trong đồng đang thiếu nƣớc.

Do vậy khi nghiên cứu, lập quy hoạch tiêu nƣớc cho lƣu vực nghiên cứu, bên cạnh việc xây mới các công trình tiêu nƣớc phù hợp với điều kiện thực tế, cần phải chú trọng sửa chữa cải tạo các công trình hiện có trên hệ thống để tăng cƣờng năng lực tiêu nƣớc trên toàn lƣu vực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định quy mô hợp lý của trạm bơm tiêu yên nghĩa và trạm bơm tiêu liên mạc trong lưu vực sông nhuệ nằm phía thượng lưu cống điều tiết hà đông (Trang 27 - 29)