Trạm bơm Liên Mạc lấy sông Nhuệ làm trục tiêu chính, hƣớng tiêu ra sông Hồng. Theo dự án cải tạo sông Nhuệ đáp ứng yêu cầu cấp nƣớc và cải thiện điều kiện môi trƣờng trong mùa khô, chỉ tiêu thiết kế lòng dẫn sông Nhuệ đoạn từ Liên Mạc đến Hà Đông có bề rộng đáy là 40,0 m, cao độ đáy tại cống Liên Mạc 2 ( tại km 1 + 104) là + 0,5 m, tại cống Hà Đông (km 18 + 100) là – 0,81 m, độ dốc mái m = 1,5 và cao độ đỉnh bờ đê + 7,0 m. [5]
Kết quả nghiên cứu ở phần trên đã xác định đƣợc mực nƣớc đảm bảo tiêu nƣớc tại Hà Đông là +4,75 m, tại Yên Nghĩa là +3,6 m. Với mặt cắt lòng dẫn sông
Nhuệ sau cải tạo đáp ứng các chỉ tiêu thiết kế nêu trên, hệ số nhám của lòng dẫn n = 0,025 (lấy theo TCVN 4118:2013), kết quả tính toán thủy lực xác định mực nƣớc thiết kế tại Liên Mạc khi vận hành với lƣu lƣợng thiết kế là 177 m 3/s nhƣ sau:
- Trƣờng hợp cống Xuân Phƣơng mở hoàn toàn để đƣa nƣớc cần tiêu từ lƣu vực của trạm bơm Yên Nghĩa về trạm bơm Liên Mạc. Trong trƣờng hợp này mực nƣớc thiết kế tại Hà Đông là +4,75 m, tổn thất cột nƣớc qua cống Xuân Phƣơng lấy bằng 0,1 m. Kết quả tính toán thủy lực xác định mực nƣớc tại bể hút trạm bơm Liên Mạc là 3,22 m;
- Trƣờng hợp cống Xuân Phƣơng đóng lại, các trạm bơm Yên Nghĩa và Liên Mạc vận hành độc lập. Trong trƣờng hợp này, mực nƣớc yêu cầu tại Xuân Phƣơng theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi không thấp hơn cao trình +5,0 m để đáp ứng yêu cầu tiêu tự chảy. Kết quả tính toán thủy lực xác định mực nƣớc tại bể hút trạm bơm Liên Mạc là 3,45 m.