Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 79 - 81)

- Rà soát, hoàn thiện, bổ sung các chính sách đã có nhƣ chính sách giao đất giao rừng, hỗ trợ vốn, đầu tƣ tín dụng, thuế,… cần ƣu tiên cho các dự án gây trồng LSNG.

- Địa phƣơng nhanh chóng xây dựng các chiến lƣợc, kế hoạch phát triển LSNG ở địa phƣơng dựa trên chiến lƣợc, đề án và kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển LSNG của Bộ NN&PTNT đã phê duyệt năm 2006.

- Cần quyết định lựa chọn một số loài cây LSNG giá trị cao có thế mạnh ở các địa phƣơng vào danh mục các loài cây trồng rừng chính đặc biệt là các chƣơng trình dự án lâm nghiệp sắp tới.

- Quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng cơ chế lƣu thông tiêu thụ LSNG cho các cơ sở chế biến trong vùng.

- Hình thành các nhóm, các tổ chức kinh tế hợp tác giữa ngƣời sản xuất, ngƣời chế biến lƣu thông và ngƣời tiêu dùng.

- Nhà nƣớc nên thành lập một tổ chức quản lý thu mua và xuất khẩu các sản phẩm LSNG theo con đƣờng chính ngạch.

- Dành một phần vốn ngân sách từ các chƣơng trình nhƣ chƣơng trình bảo vệ và phát triển rừng, chƣơng trình nông thôn mới, chƣơng trình bảo tồn, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cƣ…để đầu tƣ trồng bổ xung hoặc tái tạo LSNG từ rừng tự nhiên hoặc trồng mới rừng phòng hộ có xen cây LSNG. Dành một phần kinh phí từ Khuyến lâm hàng năm cho xây dựng mô hình đào tạo, chuyển giao kiến thức gây trồng và chế biến tới hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng. Một phần kinh phí hàng năm dành cho chọn giống, chuyển giao kỹ thuật gây trồng và chế biến LSNG.

- Thu hút nguồn vốn từ nhiều nguồn cho phát triển LSNG nhƣ vốn tự có của dân, các doanh nghiệp tƣ nhân, vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài.

- Xây dựng chiến lƣợc quảng bá, tiếp thị sản phẩm, hệ thống thông tin, đăng ký thƣơng hiệu LSNG. Tổ chức bộ phận nghiên cứu, dự báo thị trƣờng, mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

- Hình thành bộ phận quản lý nhà nƣớc về LSNG ở cấp tỉnh.

- Củng cố và mở rộng các làng nghề truyền thống sử dụng nguyên liệu, các cơ sở sản xuất kinh doanh, xuất khẩu LSNG.

- Cần có sự phối hợp giữa 4 nhà: “ Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh và nhà nông”. Xây dựng mối liên kết lâu dài giữa các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và khuyến lâm với chủ rừng. Công tác khuyến lâm phải đƣợc nâng cao về chất lƣợng hoạt động nhằm tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đến ngƣời trồng. Thiết lập nhiều mô hình trình diễn rừng cây LSNG có năng suất cao và chất lƣợng tốt tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa để đồng bào các dân tộc đƣợc tai nghe, mắt thấy đƣợc cải thiện và các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng. Từ đó, làm thay đổi nhận thức và tập quán canh tác cho bà con “Chỉ lợi dụng tiềm năng rừng cây LSNG đem lại mà quên tái đầu tƣ”.

- Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển LSNG theo từng giai đoạn của tỉnh, hình thành bộ phận hoặc phân công cán bộ theo dõi về LSNG để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động về LSNG; lồng ghép kế hoạch hành động về LSNG vào lập kế hoạch lâm nghiệp; làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc bộ, ngành liên quan ở tỉnh trong tổ chức thực thi kế hoạch.

Chƣơng 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 79 - 81)