Cây Tai chua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 59 - 91)

4.2.4.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái cây Tai chua - Đặc điểm hình thái:

Cây Tai chua là cây gỗ lớn, đƣờng kính có thể đạt 80 cm, chiều cao từ 25- 30cm. Thân tròn thẳng, vết đẽo có nhựa mủ vàng. Lá mọc đối lá kèm, lá có mép nguyên thuôn dài, mặt trên lá xanh bóng, mặt dƣới xanh nhạt và nổi rõ hệ gân, lá dài 20-40 cm, rộng 10-20 cm sớm rụng, phân cành ngang .

Hoa tạp tính, hoa đực xếp 3-8 hoa thành tán ở ngọn nhánh, cánh hoa dài bằng hai lá đài, nhị nhiều. Quả thịt hình cầu, hơi dẹt, đƣờng kính 8-12cm chia thành múi, khi chín vỏ màu vàng da cam, thịt quả rất dày màu đỏ nhạt hay hồng, có 6-8 hạt.

Hình 4.4. Hình thái thân, lá cây Tai chua tại Đồng Lâm

- Đặc tính sinh thái:

Cây phân bố trong các khu rừng nhiệt đới thƣờng xanh mƣa ẩm, ở độ cao 200- 800m, nhiệt độ trung bình 22-26oC, lƣợng mƣa 1500-2500mm. Khi còn non là cây ƣa bóng, độ che thích hợp từ 0,2-0,5. Khi trƣởng thành, Tai chua là loại cây ƣa sáng, sinh trƣởng trung bình. Mùa ra hoa tháng 3-4, quả chín tháng 6-7. Tai chua sinh trƣởng và

phát triển tốt trên đất có tầng dày, ẩm, thoát nƣớc, lƣợng mùn khá, đất có tính chất đất rừng.

Tai chua phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

4.2.4.2. Hiện trạng gây trồng Tai chua tại Đồng Lâm

Tại xã Đồng Lâm cây Tai chua đƣợc ngƣời dân trồng rải rác quanh các vƣờn hộ, tổng cộng cả xã diện tích nhỏ khoảng 2,0ha. Hiện nay cây Tai chua đã cho thu hoạch ổn định hàng năm và năng suất cao, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngƣời trồng. Thực tế cho thấy hầu hết chƣa có mô hình trồng Tai chua với diện tích lớn và đầu tƣ thâm canh mức độ cao. Trƣớc đây nguồn cây tai chua chủ yếu đƣợc ngƣời dân trồng từ hạt và cây trồng hầu hết không đƣợc chăm sóc, năng suất quả biến động lớn giữa các cây. Những năm gần đây, loài cây này đã đƣợc ngƣời dân trồng từ nguồn giống là cây ghép nên nhanh cho quả và có năng suất cao hơn so với cây hạt. Do có hiệu quả kinh tế nên loài này đang ngày càng có xu hƣớng đƣợc ngƣời dân chọn lựa để thay thế một số loài cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế thấp.

4.2.4.3. Kiến thức bản địa về kỹ thuật nhân giống, gây trồng, khai thác của người dân và tình hình giá cả thị trường Tai chua trên địa bàn

- Chọn tạo giống:

Điều tra phỏng vấn 30 hộ dân có trồng cây Tai chua trong vƣờn hộ cho thấy 100% số hộ đƣợc hỏi đều cho biết cây Tai chua trồng đƣợc mua giống từ thị trƣờng là cây Tai chua ghép. Ngƣời dân chƣa có kỹ thuật chọn và tạo giống Tai chua.

- Thời vụ và mật độ trồng:

Về thời vụ trồng (bảng 4.16) cho thấy thời vụ trồng đƣợc xác định vào vụ Xuân hoặc vụ Thu, trong đó nhiều nhất là vụ Xuân từ tháng 2-3 hàng năm có 17/30 hộ (chiếm 56,7%), trồng vào tháng 7-8 có 9/30 hộ (chiếm 30,0%). Nhƣ vậy, về thời gian trồng trong vùng nhiều nhất vào tháng 2-3, vào thời gian này mƣa nhiều, ít nắng nên tỷ lệ cây sống sẽ cao hơn.

Bảng 4.16. Thời vụ trồng và mật độ trồng Tai chua

TT Thời vụ trồng Mật độ trồng Tháng Số hộ Tỷ lệ % Mật độ Số hộ Tỷ lệ % 1 2-3 17 56,7 5x5m (400 cây/ha) 3 10,0 2 4-5 4 13,3 5x6m (333 cây/ha) 8 26,7 3 7-8 9 30,0 6x6m (278 cây/ha) 19 63,3 Tổng 30 100 30 100

Về khoảng cách hố trồng đƣợc ngƣời dân xác định phổ biến nhất là khoảng cách 6x6m (278 cây/ha) có 19/30 hộ (chiếm 63,3%), thứ 2 là khoảng cách 5x6m (333 cây/ha) có 8/30 hộ (chiếm 26,7%), thấp nhất là khoảng cách 5x5m (400 cây/ha) có 3/30 hộ chiếm 10,0%. Nhƣ vậy ngƣời dân trồng nhiều nhất với mật độ 278 cây/ha, các mật độ còn lại đều chiếm tỷ lệ thấp.

Tai chua đƣợc trồng ở chân, sƣờn đồi hoặc hoặc tốt nhất là trồng trong vƣờn hộ nơi đất ẩm, tầng đất dày và nơi có nhiều ánh sáng. Phần lớn Tai chua trong vùng đƣợc ngƣời dân trồng hỗn giao với một số loài cây ăn quả khác trong vƣờn hộ nhƣ bƣởi, mít, nhãn, vải…

- Kích thước hố và phân bón lót

Số liệu ở bảng 4.17 cho thấy có 3 loại kích thƣớc hố trồng đƣợc ngƣời dân áp dụng, trong đó phổ biến nhất là kích thƣớc 50x50x50cm có 19/30 hộ (chiếm 63,3%), loại kích thƣớc hố 40x40x40cm có 8 hộ (chiếm 26,7%) và loại kích thƣớc 60x60x60cm chỉ có 3 hộ (chiếm 10,0%). Nhƣ vậy, đối với Tai chua thì kích thƣớc hố 50x50x50cm là phổ biến. Đào hố theo phƣơng pháp thủ công, việc đào hố thƣờng đƣợc tiến hành trƣớc khi trồng 10-15 ngày.

Ngƣời dân chủ yếu là không bón phân khi trồng và có tới 16/30 hộ chiếm 53,3%. Các hộ còn lại có bón phân chuồng nhƣng mức độ bón cũng khác nhau. Lƣợng bón phổ 10-15kg/hố có 8/30 hộ (chiếm 26,7%), 4/30 hộ bón 15-20kg/hố (chiếm 13,3%), và chỉ có 2 hộ bón với liều lƣợng >20kg/hố (chiếm 6,7%). Việc bón phân phụ thuộc vào điều kiện kinh tế từng gia đình, hộ có điều kiện kinh tế khá, có nguồn phân dồi dào có thể bón nhiều phân. Tuy nhiên, các phân hoá học nhƣ NPK lại không đƣợc sử dụng trong trồng Tai chua mà chủ yếu là bón phân chuồng.

Bảng 4.17. Kích thước hố trồng và lượng phân bón lót

TT Kích thƣớc hố trồng Bón lót (phân chuồng) Kích thƣớc (cm) Số hộ Tỷ lệ % Lƣợng bón (kg) Số hộ Tỷ lệ % 1 40x40x40 8 26,7 >20 2 6,7 2 50x50x50 19 63,3 10-15 8 26,7 3 60x60x60 3 10,0 15-20 4 13,3 4 Không bón 16 53,3 Tổng 30 100 30 100

Phỏng vấn 53 hộ thì 100% số hộ dân cho biết đều có chăm sóc hàng năm, tuy nhiên việc chăm sóc thƣờng chỉ giới hạn ở việc làm cỏ quanh gốc khi có cỏ xuất hiện, bón phân và xới vun gốc hầu nhƣ không đƣợc thực hiện. Sau mỗi lần khai thác quả hàng năm cây Tai chua cũng không đƣợc chăm sóc và bón phân. Nhƣ vậy, nếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh sẽ tăng năng suất quả hàng năm của Tai chua lên rất nhiều.

- Khai thác và chế biến

100% số hộ đƣợc hỏi cho biết quả Tai chua cho thu hoạch vào tháng 6 đến đầu tháng 8 hàng năm, chủ yếu vào thời gian cuối tháng 6 sang tháng 7. Sau khi thu hái về có thể đem bán tƣơi ngay cho ngƣời buôn hoặc có thể chế biến khô bằng cách thái lát mỏng rồi phơi khô trong nắng to sau đó mang tiêu thụ hoặc cất trữ sử dụng dần. Sản phẩm quả tai chua tƣơi hoặc khô đƣợc sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn nhƣ canh chua hoặc các món chua…

- Năng suất quả và giá bán:

Phỏng vấn 30 hộ dân về năng suất quả tƣơi trung bình hàng năm của cây Tai chua tại xã Đồng lâm cho thấy: Năng suất quả Tai chua phổ biến nhất ở mức 90- 110kg/cây tƣơng ứng với cỡ đƣờng kính 16-19cm có 14/30 hộ (chiếm 46,7%), năng suất ở mức 70-90kg/cây tƣơng ứng với cỡ đƣờng kính cây 13-15cm có 7/30 hộ (chiếm 23,3%), mức năng suất 50-70kg/cây tƣơng ứng cỡ đƣờng kính 9-12cm có 5 hộ (chiếm 16,7%), thấp nhất là mức năng suất trên 110 kg/cây tƣơng ứng với cỡ đƣờng kính trên 19cm có 4 hộ chiếm 13,3%. Nhƣ vậy có thể nói năng suất quả trung bình phổ biến ở mức 90-110kg quả/cây (cỡ đƣờng kính 16-19cm) là rất cao. Cây Tai chua trong vùng ít khi mất mùa quả, sau khi trồng khoảng 5-6 năm cây đã bói quả, sau 7-8 năm sản lƣợng bắt đầu ổn định dần. Đây là mức năng suất trung bình khi đƣợc phỏng vấn, tuy nhiên theo ngƣời dân cho biết những cây Tai chua trồng cá lẻ sẽ cho năng suất quả rất cao, một số cây trên 20 năm tuổi hàng năm cho 3-4 tạ quả, thậm trí cá biệt có những cây lâu năm có thể đạt tới gần 1 tấn quả.

Về giá bán dao động ở 4 mức trong đó phổ biến nhất là mức 11.000-13.000đ/kg quả tƣơi có 15/30 hộ (chiếm 50,0%). Giá bán 9.000-11.000 đ/kg quả có 7/30 hộ (chiếm 23,3%), giá 13.000-15.000 đ/kg quả tƣơi có 5/30 hộ (chiếm 16,7%) và thấp chỉ có 3 hộ bán ở mức trên 15.000 đ/kg chiếm 10,0%, đối với hộ bán giá cao chủ yếu là bán cho ngƣời buôn bên ngoài tỉnh thu mua. Nhƣ vậy nếu giá bán ổn định ở mức

11.000-13.000 đ/kg quả tƣơi tính trung bình là 12.000 đ/kg thì 1 cây tai chua với mức năng suất phổ biến khoảng 100kg/cây cũng cho thu nhập khoảng 1.200.000 đ, với mức thu nhập một cây nhƣ vậy tại khu vực là rất cao. Cần mở rộng vùng trồng tập trung cây Tai chua để đƣa loài này là một trong những loài phát triển kinh tế trên địa bàn xã.

Bảng 4.18. Năng suất và giá bán quả tươi Tai chua

TT Năng suất Giá bán (VNĐ) Số hộ Tỷ lệ % D1.3 (cm) kg quả/cây Số hộ Tỷ lệ % 1 9-12 50-70 5 16,7 9.000 - 11.000 7 23,3 2 13-15 70-90 7 23,3 11.000-13.000 15 50,0 3 16-19 90-110 14 46,7 13.000-15.000 5 16,7 4 >19 >110 4 13,3 >15.000 3 10,0 Tổng 30 30 100

4.2.4.4. Sinh trưởng cây Tai chua

Tiến hành lập 4 ô tiêu chuẩn đo đếm sinh trƣởng cây Tai chua tại xã Đồng Lâm, Hoành Bồ Quảng Ninh ở tuổi 15, kết quả về các đặc điểm sinh trƣởng đƣợc thể hiện ở bảng 4.19.

Bảng 4.19. Khả năng sinh trưởng cây Tai chua ở tuổi 15

OTC Mật độ (cây/ha) Độ tàn che D1.3 (cm) Vd% Hvn (m) Vh% Hdc (m) Vdc% Dt (m) Vdt% TC1 220 0,4 19,3 26,4 14,7 16,0 6,8 14,8 6,0 19,8 TC2 233 0,3 17,6 17,2 13,6 11,1 6,0 10,9 5,4 19,2 TC3 190 0,4 19,2 18,0 14,0 10,1 7,1 10,4 5,2 20,5 TC4 210 0,3 16,8 24,0 13,1 13,2 5,6 12,6 5,1 17,8

Kết quả điều tra (bảng 4.19) cho thấy mật độ trồng Tai chua thấp, đạt từ 190- 233 cây/ha với độ tàn che nằm trong khoảng 0,3-0,4. Về sinh trƣởng đƣờng kính khá cao đạt từ 16,8-19,3cm, hệ số biến động về đƣờng kính lớn nằm trong khoảng 17,2- 26,4%. Chiều cao cây thấp, đạt 13,1-14,7m và chiều cao dƣới cành đạt 5,6-7,1m, với chiều cao nhƣ vậy rất thuận lợi cho thu hái quả. Tuy nhiên hầu hết ngƣời dân chƣa áp dụng các kỹ thuật bấm ngọn tỉa cành để tạo tán và tạo cho cây Tai chua có chiều cao thấp hơn nữa để thuận lợi cho thu hái quả. Đƣờng kính tán rộng đạt 5,1-6,0m là điều kiện thuận lợi nâng cao năng suất quả hàng năm, nếu đƣợc cắt tỉa tạo tán ngay từ khi

còn nhỏ sẽ cho tán rộng hơn và năng suất ra quả của cây sẽ cao hơn nữa. Nhƣ vậy có thể nói cây Tai chua trong khu vực có sinh trƣởng tốt, đƣờng kính lớn, chiều cao thấp và tán tƣơng đối rộng thích hợp đối với cây ăn quả, vừa có khả năng cho quả nhiều, mặt khác dễ dàng thu hái và chăm sóc mặc dù ngƣời dân không áp dụng các biện pháp kỹ thuật bón phân, cắt tỉa cành và tạo tán đối với cây lấy quả.

4.3. Giá trị sử dụng, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm một số loài cây LSNG có giá trị

4.3.1. Cây tre Bát độ

- Giá trị sử dụng:

Măng Bát độ ăn ngon, không nát khi chế biến… có thể chế biến măng ăn tƣơi hoặc phơi khô. Năng suất măng cao cho nên khi trồng kinh doanh tre Bát độ chủ yếu để lấy măng còn phần thân khí sinh chỉ khai thác khi cây đã già cỗi.

Thân khí sinh của tre Bát độ cũng là một sản phẩm quan trọng, do thân thẳng, to, dài, tròn đều, mắt ít nổi, thân có màu xanh, sáng bóng rất đẹp. Thân cây đƣợc sử dụng vào rất nhiều việc nhƣ: làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm nhà, đan mành làm chiếu rất có giá trị. Ngoài ra thân cây còn dùng làm nguyên liệu giấy, sợi rất tốt vì có sợi dài và dai. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp giấy của Trung Quốc.

- Thị trường tiêu thụ:

Sản phẩm măng tre Bát độ thƣờng đƣợc các lái buôn đến tận nhà để thu mua vào các vụ măng chính từ tháng 6 – 7. Giá bán măng giao động từ 10.000-15.000 đ/kg tùy thuộc thời điểm và chất lƣợng măng. Tuy nhiên, hình thức thu mua vẫn còn nhỏ lẻ và không mang tính chất tập trung. Các kênh thị trƣờng tiêu thụ măng Tre Bát độ tại địa phƣơng gồm một số kênh chính nhƣ sau:

Kênh 1: Ngƣời sản xuất ---> Ngƣời tiêu dùng

Kênh 2: Ngƣời sản xuất ---> Ngƣời thu gom ---> Ngƣời tiêu dùng

Kênh 1: Sản phẩm măng Tre Bát độ chủ yếu đƣợc ngƣời sản xuất khai thác và bán trực tiếp cho ngƣời sử dụng. Ngƣời sử dụng tại kênh 1 chủ yếu là ngƣời dân đang sống tại địa phƣơng có nhu cầu sử dụng để làm thực phẩm trong gia đình, đôi khi ngƣời sử dụng lại là ngƣời sản xuất... Ƣu điểm của kênh tiêu thụ này là đơn giản, ít mắt xích trung gian, giá thành sản phẩm ít chịu ảnh hƣởng của các loại phí nhƣ phí vận chuyển, phí bảo quản... Tuy nhiên, ở kênh này khả năng tiêu thụ khối lƣợng sản phẩm rất thấp.

Kênh 2: Đây là kênh tiêu thụ phổ biến nhất ở khu vực nghiên cứu. Sản phẩm măng tre Bát độ sau khi đƣợc khai thác sẽ đƣợc những ngƣời thu gom tại địa phƣơng đến tận hộ gia đình hoặc tại các chợ địa phƣơng để thu mua và đƣợc vận chuyển bằng xe máy hoặc ô

tô loại nhỏ. Sau đó các sản phẩm thô này đƣợc chuyên chở bán tại các chợ nhỏ lẻ trong xã, chợ huyện hoặc các chợ lớn trong tỉnh để bán tới tay ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra, ở kênh này ngƣời thu gom có thể chế biến sản phẩm chủ yếu là măng khô, măng muối chua, sản phẩm sau chế biến đƣợc xuất đi trong tỉnh hoặc các tỉnh khác qua một số mắt xích đại lý để tới tay ngƣời tiêu dùng. Thị trƣờng loại sản phẩm này khá lớn, ngoài việc tiêu thụ trong nƣớc còn đƣợc xuất khẩu sang Trung Quốc, tuy nhiên thị trƣờng Trung Quốc không ổn định và có nhiều rủi ro.

4.3.2. Cây Trám trắng

- Giá trị sử dụng:

Quả Trám trắng đã đƣợc dùng làm thực phẩm rất lâu đời của Việt Nam. Từ quả Trám có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nhƣ: Trám kho cá, trám kho thịt… quả trám còn đƣợc dùng làm ô mai mặn, ngọt đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích. Nhân hạt trám chứa nhiều dầu béo, có vị bùi, có thể ăn sống, ép dầu hoặc làm nhân bánh.

Quả Trám đƣợc dùng làm thuốc, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, thanh lọc, giải độc rƣợu. Rễ cây trám dùng chữa phong thấp, đau lƣng, gối tê liệt cử động. Lá trị cảm mạo, viêm đƣờng hô hấp, viêm phổi, phù thũng, gẻ lở. Ở Trung Quốc (tỉnh Vân Nam) dùng rễ trám trị đau dạ dày, bỏng lửa; lá dùng trị xuất huyết tử cung, ban độc; quả trị nội thƣơng xuất huyết, ho; vỏ rễ dùng trị nội thƣơng thổ huyết.

Nhựa Trám trắng có thể dùng thắp sáng hoặc dùng trong công nghệ véc ni sơn, nên nhựa cũng là một sản phẩm quan trọng của cây Trám trắng có giá trị kinh tế cao.

Gỗ Trám trắng nhẹ, mềm, màu xám trắng, giác lõi không phân biệt, có thể dùng làm nhà, đóng đồ, làm gỗ dán lạng, bút chì, bột giấy.

Trám là cây đa mục đích đƣợc chọn làm cây trồng trong các vƣờn rừng, trang trại và các khu rừng phòng hộ đầu nguồn.

- Thị trường tiêu thụ:

Nhựa Trám trắng thƣờng đƣợc các lái buôn đến thu mua tận gốc với giá bán từ 150.000-200.000đ/kg, tuy nhiên sản phầm này hầu nhƣ thu đƣợc rất ít. Phổ biến nhất là sản phẩm quả Trám trắng, nhu cầu tiêu thụ quả trám trên thị trƣờng rất cao, đây là một trong những điều kiện rất thuận lợi cho địa phƣơng về tiềm năng phát triển cây Trám trắng. Sơ đồ các kênh tiêu thụ chính cho sản phẩm quả Trám trắng trên địa bàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 59 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)