Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 78 - 79)

Hiện nay một số loài LSNG đã có hƣớng dẫn, quy trình kỹ thuật, cần khuyến khích áp dụng vào thực tế và kết hợp với kiến thức bản địa để phát triển diện tích các loài cây LSNG đạt năng suất chất lƣợng cao nhƣ: Hƣớng dẫn kỹ thuật trồng Trám trắng, Tre Mai... Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần bổ sung một số nội dung cho phù hợp bao gồm:

+ Kỹ thuật về chọn tạo giống

- Ở địa phƣơng có các loài LSNG thế mạnh riêng, vì vậy các cấp chính quyền cần có định hƣớng rõ ràng và thiết thực trong việc chọn giống cây trồng sao cho phù hợp với đặc trƣng và thế mạnh của địa phƣơng mình, nhằm nhân rộng và phát triển trên quy mô lớn hơn, ƣu tiên bổ sung từ 3-5 loài LSNG có giá trị kinh tế cho tỉnh.

- Hầu hết các giống hiện nay chủ yếu là do dân tự nhân giống từ hom gốc hoặc từ hạt, nguồn gốc giống chƣa rõ ràng. Vì vậy, trong thời gian tới cần xây dựng các vƣờn giống, nguồn giống chất lƣợng cao và nhân rộng phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là giống Ba kích, Tai chua… Những loài cây đã có tiến bộ kỹ thuật về giống cần nhanh chóng tập huấn chuyển giao, những loài cây chƣa có các nghiên cứu về cải thiện giống cần khẩn trƣơng tiến hành nghiên cứu để phục vụ sản xuất.

+ Kỹ thuật về gây trồng

- Tổng kết kinh nghiệm và những tiến bộ kỹ thuật trong gây trồng LSNG thành công làm bài học, phổ biến rộng rãi tới mọi ngƣời dân có liên quan.

- Tiếp tục xây dựng các hƣớng dẫn, quy trình kỹ thuật gây trồng cho các loài cây LSNG chƣa có để phát triển ở các vùng sinh thái khác nhau.

- Tiếp tục nghiên cứu biện pháp gây trồng thâm canh LSNG cho năng suất cao dƣới tán rừng và xây dựng các làng nghề ở mỗi vùng nguyên liệu.

- Cần phát triển khuyến nông khuyến lâm, hoàn thiện và tập huấn nâng cao trình độ về kỹ thuật gây trồng, khai thác và chế biến LSNG. Tuyên truyền nâng cao, thay đổi nhận thức từ phƣơng thức gây trồng quảng canh sang phƣơng thức gây trồng thâm canh, bền vững. Từ khai thác hủy diệt sang khai thác đảm bảo tái sinh và kinh doanh bền vững.

- Cần tiếp tục nghiên cứu tác động của LSNG dƣới rừng tự nhiên, đề ra các giải pháp hợp lý, tránh tác động đến đất và mất sinh cảnh của động thực vật rừng.

- Cần xây dựng phƣơng án khai thác và sử dụng bền vững sản phẩm từ các mô hình gây trồng LSNG.

- Xây dựng các mô hình sơ chế, bảo quản và chế biến LSNG đảm bảo các sản phẩm sau khi chế biến đạt yêu cầu chất lƣợng của thị trƣởng trong khu vực và thị trƣờng châu Âu.

- Tổ chức thu mua và chế biến các loài LSNG tại chỗ, tạo thêm thu nhập và việc làm cho ngƣời dân.

- Cần xây dựng các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu và ngƣời sản xuất để nâng cao hiệu quả của các mô hình.

Tóm lại, chiến lƣợc phát triển bền vững các loài cây LSNG có giá trị ở Đồng Lâm-Hoành Bồ-Quảng Ninh còn nhiều vấn đề cần sớm đƣợc giải quyết. Để làm đƣợc điều này không chỉ với sự tham gia của chính quyền xã và ngƣời dân trong vùng mà cần có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đơn vị trong tỉnh nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm và tuyên truyền, quảng bá. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong cải thiện giống và hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao chất lƣợng và sản lƣợng các loài cây LSNG có giá trị. Ngoài ra, trong thời gian tới, Quảng Ninh cần có các đề án mở rộng và phát triển trồng các loài cây LSNG có giá trị trên quy mô toàn tỉnh, đồng thời khai thác và tìm kiếm đầu ra, mở rộng thị trƣờng cho sản phẩm khi 1 số loài đã có “Thƣơng hiệu”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 78 - 79)