Chi phí xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 68 - 72)

Toàn bộ nguồn vốn xây dựng mô hình ngƣời dân đƣợc ngân hàng chính sách cho vay với lãi suất 6,7%/năm cho tới hết chu kỳ kinh doanh hoặc cho vay trong thời gian 10 năm mới phải trả gốc. Chi phí cụ thể khâu tạo rừng của các mô hình nhƣ sau:

4.4.1.1. Mô hình trồng tre Bát độ

Đối với mô hình trồng tre Bát độ, với mật độ ban đầu đƣợc tính vào khoảng 400 bụi/ha (cây cách cây 5 m, hàng cách hàng 5 m), sau 4 năm đã có thể khai thác măng, tuy nhiên từ năm thứ 5 trở đi năng suất măng mới ổn định. Với mô hình này ngƣời dân vay vốn trong vòng 10 năm mới phải trả gốc. Chi phí cho các năm nhƣ sau (phụ lục 02)

- Năm thứ nhất bao gồm các chi phí khâu tạo rừng gồm: Chi phí cho mua cây giống, phát dọn thực bì, đào hố, trồng, chăm sóc… Tuy nhiên, không có bón phân.

- Năm thứ 2 chăm sóc 2 lần/năm gồm phát chăm sóc, xới vun gốc kết hợp bảo vệ rừng.

- Năm thứ 3 chăm sóc 2 lần/năm bao gồm phát chăm sóc, xới vun gốc kết hợp bảo vệ rừng.

- Năm thứ 4 đến năm thứ 10 chi phí cho phát tu bổ và bảo vệ rừng hàng năm. Toàn bộ chi phí hàng năm và lãi ngân hàng đƣợc tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.20. Chi phí cho 1ha mô hình trồng và chăm sóc tre Bát độ chu kỳ 10 năm

Năm Dự toán

(đồng) Lãi suất Số năm

Trả lãi (đồng) Cộng (đồng) 1 21.150.000 6,7% 10 14.170.500 35.320.500 2 7.200.000 6,7% 9 4.341.600 11.541.600 3 6.450.000 6,7% 8 3.457.200 9.907.200 4 1.200.000 6,7% 7 562.800 1.762.800 5 1.200.000 6,7% 6 482.400 1.682.400 6 1.200.000 6,7% 5 402.000 1.602.000 7 1.200.000 6,7% 4 321.600 1.521.600 8 1.200.000 6,7% 3 241.200 1.441.200 9 1.200.000 6,7% 2 160.800 1.360.800 10 1.200.000 6,7% 1 80.400 1.280.400 Tổng 43.200.000 24.220.500 67.420.500

Bảng 4.20 cho thấy với thời gian vay vốn 10 năm, mô hình trồng Tre bát độ cho chi phí thấp. Tổng cả lãi và gốc phải trả là 67.420.500 đ, với chi phí nhƣ vậy những hộ nghèo có thể dễ dàng đƣợc ngân hàng chính sách chấp nhận cho vay để phát triển kinh tế. Trong 3 năm đầu chi phí cho xây dựng mô hình là lớn nhất. Từ năm thứ 4 đến năm thứ 10 ngƣời dân có thể hoàn toàn tự bỏ công bảo vệ hàng năm mà không cần phải vay lãi ngân hàng.

4.4.1.2. Mô hình trồng Trám trắng

Đối với mô hình Trám trắng, ngƣời dân trồng với mật độ ban đầu 100 cây/ha (cây cách cây 10 m, hàng cách hàng 10m), với chu kỳ kinh doanh 10 năm. Chi phí cho các năm nhƣ sau (phụ lục 03).

- Năm thứ nhất bao gồm các chi phí khâu tạo rừng: Chi phí cây giống, phát dọn thực bì, đào hố, trồng, chăm sóc… Tuy nhiên, không có bón phân.

- Năm thứ 2 chăm sóc 2 lần/năm gồm phát chăm sóc, xới vun gốc kết hợp bảo vệ rừng.

- Năm thứ 3 phát chăm sóc 2 lần/năm gồm phát chăm sóc, xới vun gốc kết hợp bảo vệ rừng.

- Năm thứ 4 đến năm thứ 10 chi phí cho phát tu bổ và bảo vệ rừng hàng năm Toàn bộ chi phí hàng năm và lãi ngân hàng đƣợc tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.21. Chi phí cho 1ha mô hình trồng Trám trắng chu kỳ kinh doanh 10 năm

Năm Dự toán

(đồng) Lãi suất Số năm

Trả lãi (đồng) Cộng (đồng) 1 23.100.000 6,7% 10 15.477.000 38.577.000 2 6.600.000 6,7% 9 3.979.800 10.579.800 3 6.450.000 6,7% 8 3.457.200 9.907.200 4 1.200.000 6,7% 7 562.800 1.762.800 5 1.200.000 6,7% 6 482.400 1.682.400 6 1.200.000 6,7% 5 402.000 1.602.000 7 1.200.000 6,7% 4 321.600 1.521.600 8 1.200.000 6,7% 3 241.200 1.441.200 9 1.200.000 6,7% 2 160.800 1.360.800 10 1.200.000 6,7% 1 80.400 1.280.400 Tổng 44.550.000 25.165.200 69.715.200

Bảng 4.21 cho thấy cũng nhƣ mô hình trồng Bát độ, với thời gian vay vốn 10 năm, mô hình trồng Trám trắng cho chi phí thấp. Tổng cả lãi và gốc phải trả là

69.715.200 đ. Trong 3 năm đầu chi phí cho xây dựng mô hình là lớn nhất. Từ năm thứ 4 đến năm thứ 10 ngƣời dân có thể hoàn toàn tự bỏ công phát tu bổ và bảo vệ hàng năm mà không cần phải vay lãi ngân hàng.

4.4.1.3. Mô hình trồng Ba kích

Đối với mô hình trồng Ba kích, ngƣời dân trồng với mật độ ban đầu 2.500 cây/ha (cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 2 m), sau 6 năm đã có thể cho khai thác. Chi phí cho các năm nhƣ sau (phụ lục 04).

- Năm thứ nhất bao gồm các chi phí khâu tạo rừng: Chi phí cây giống, phát dọn thực bì, đào hố, trồng, chăm sóc, bón phân…

- Năm thứ 2 chăm sóc 2 lần/năm gồm phát chăm sóc, bón phân, xới vun gốc kết hợp bảo vệ rừng.

- Năm thứ 3 chăm sóc 2 lần/năm gồm phát chăm sóc, xới vun gốc, bón phân kết hợp bảo vệ rừng.

- Năm thứ 4 đến năm thứ 6 bao gồm các chi phí phát chăm sóc 2 lần/năm, xới vun gốc và bảo vệ rừng.

Toàn bộ chi phí hàng năm và lãi ngân hàng đƣợc tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.22. Chi phí cho 1ha mô hình trồng Ba kích chu kỳ kinh doanh 6 năm

Năm Dự toán

(Đồng) Lãi suất Số năm

Trả lãi (Đồng) Cộng (Đồng) 1 57.200.000 6,7% 6 22.994.400 80.194.400 2 17.450.000 6,7% 5 5.845.750 23.295.750 3 10.700.000 6,7% 4 2.867.600 13.567.600 4 7.400.000 6,7% 3 1.487.400 8.887.400 5 7.400.000 6,7% 2 991.600 8.391.600 6 7.400.000 6,7% 1 495.800 7.895.800 Tổng 107.550.000 34.682.550 142.232.550

Bảng 4.22 cho thấy chi phí cho xây dựng mô hình trồng Ba kích là khá lớn, trong 6 năm tổng chi phí cả lãi là 171.055.950 đ. Trong đó năm đầu chi phí tạo rừng là lớn nhất 57.200.000 đ. Các năm tiếp theo chi phí thấp hơn, tuy nhiên vẫn cao hơn so với mô hình trồng Bát độ và Trám trắng. Nhƣ vậy đối với phát triển xây dựng mô hình trồng Ba kích ngoài nguồn vốn vay ngân hàng, ngƣời dân nên cần tự bỏ một phần vỗn sẵn có để đầu tƣ.

4.4.1.4. Mô hình trồng Tai chua

Đối với mô hình trồng Tai chua ghép, ngƣời dân trồng với mật độ ban đầu 278 cây/ha (cây cách cây 6 m, hàng cách hàng 6 m), sau 6 năm Tai chua đã bói quả, tuy nhiên từ năm thứ 10 trở đi năng suất quả mới ổn định và đạt cao. Chi phí cho các năm nhƣ sau (phụ lục 05).

- Năm thứ nhất bao gồm các chi phí khâu tạo rừng: Chi phí cây giống, phát dọn thực bì, đào hố, trồng, chăm sóc, bón phân…

- Năm thứ 2 chăm sóc 2 lần/năm gồm phát chăm sóc, bón phân, xới vun gốc kết hợp bảo vệ rừng.

- Năm thứ 3 chăm sóc 2 lần/năm gồm phát chăm sóc, xới vun gốc, bón phân kết hợp bảo vệ rừng.

- Năm thứ 4 đến năm thứ 10 chi phí cho phát tu bổ và bảo vệ rừng. Toàn bộ chi phí hàng năm và lãi ngân hàng đƣợc tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.23 Chi phí cho 1ha mô hình trồng Tai chua chu kỳ 10 năm

Năm Dự toán (Đồng) Lãi suất Số năm Trả lãi (Đồng) Cộng (Đồng) 1 32.149.000 6,7% 10 21.539.830 53.688.830 2 15.490.000 6,7% 9 9.340.470 24.830.470 3 13.990.000 6,7% 8 7.498.640 21.488.640 4 1.200.000 6,7% 7 562.800 1.762.800 5 1.200.000 6,7% 6 482.400 1.682.400 6 1.200.000 6,7% 5 402.000 1.602.000 7 1.200.000 6,7% 4 321.600 1.521.600 8 1.200.000 6,7% 3 241.200 1.441.200 9 1.200.000 6,7% 2 160.800 1.360.800 10 1.200.000 6,7% 1 80.400 1.280.400 Tổng 70.029.000 40.630.140 110.659.140

Bảng 4.23 cho thấy, mô hình trồng Tai chua có chi phí cao hơn so với mô hình trồng tre Bát độ và mô hình trồng Trám trắng do mô hình này có bón phân 3 năm đầu trong khâu tạo rừng. Tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mô hình trồng Ba kích. Sau 10 năm chi phí cho 1 ha cả lãi và gốc là 110.659.140 đ. Trong đó 3 năm đầu khâu tạo rừng có chi phí cao nhất, chiếm phần lớn chi phí trong cả chu kỳ. Đối với chi phí nhƣ vậy ngƣời dân hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc mô hình trồng Tai chua khi vừa vay vốn ngân hàng vừa bỏ một phần vốn, công sức vào xây dựng mô hình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)