Lựa chọn một số loài cây LSNG có giá trị và tiềm năng phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 44 - 91)

Qua kết quả điều tra, dựa vào đặc điểm sinh thái của loài, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế khi phỏng vấn ngƣời dân và mong muốn của ngƣời dân về gây trồng LSNG cho thấy Tre Bát độ là loài có nhiều tiềm năng phát triển nhất. Sở dĩ ngƣời dân lựa chọn nhƣ vậy vì Bát độ vừa là loài cây dễ trồng, thích hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng, ngƣời dân có nhiều kinh nghiệm gây trồng, hiệu quả kinh tế cao, thị trƣờng ổn định. Tiếp theo là Trám trắng, là loài LSNG có giá trị cao, phù hợp đất điều kiện tự nhiên ở địa bàn xã. Tai chua và Ba kích là các loài LSNG cũng đƣợc ƣu tiên gây trồng vì hiệu quả kinh tế đã đƣợc ngƣời dân khẳng định. Theo ngƣời dân cho biết, sở dĩ những loài này cần phát triển là do đây là những loài cây bản địa ở địa phƣơng, ngƣời dân có nhiều kinh nghiệm gây trồng, khai thác, chế biến và bảo quản, việc gây trồng ít ảnh hƣởng tới rừng tự nhiên. Từ danh mục các loài LSNG đã điều tra phát hiện tại xã Đồng Lâm có thể chọn 4 loài LSNG có tiềm năng phát triển nhất gồm tre Bát độ, Trám trắng, Ba kích và Tai chua đƣợc tổng hợp tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Các loài cây được ưu tiên để phát triển

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

1 Tre Bát độ (hay Mai xanh) Dendrocalamuls latiflorus

2 Trám trắng Canarium album

3 Ba kích Morinda offcinalis

4 Tai chua Garcinia pedumculata

4.2. Đặc điểm sinh thái, kỹ thuật gây trồng và khai thác sử dụng các loài LSNG có giá trị ở xã Đồng Lâm

4.2.1. Cây tre Bát độ

4.2.1.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái cây tre bát độ - Đặc điểm hình thái:

Là cây thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm, cao 20-25m, đƣờng kính 15- 30cm, ngọn thƣờng rủ xuống dài hay cong hình cung, chiều dài lóng 45-60cm lúc non phủ phấn trắng nhƣng không có lông. Cây phân cành cao, khoảng nửa chiều dài thân, mỗi đốt mang nhiều cành. Mo thân rụng sớm, chất da dày hình lƣỡi xẻng tròn rộng, tai mo nhỏ dài 5mm, lƣỡi mo cao 1-3mm. Lá mác dài 6-15cm, rộng 3-5cm, lúc non phủ lông gai màu nâu nhạt.

Cành hoa cỡ lớn, nhánh của lòng cứng chắc, phủ dày lông mềm màu nâu vàng, trên mỗi đốt đính 1-7 bông nhỏ ở dạng nửa mọc vòng, bông nhỏ hình trứng. Quả dạng dĩnh hình cầu dài 8-12mm, rộng 4-6mm, vỏ quả mỏng màu nâu nhạt

Hình 4.1. Hình thái thân, lá và mo cây Tre Bát độ tại Đồng Lâm - Đặc tính sinh thái:

Là cây sinh trƣởng phát triển nhanh, ngay năm đầu bụi đã phát triển 2-3 thân khí sinh mới. Trong 3 năm một bụi có từ 20-25 thân khí sinh. Tre Bát Độ là cây nhiệt đới, sinh trƣởng trong điều kiện nhiệt độ trung bình hàng năm 18 -260C, tháng lạnh nhất 6 -80C, tháng nóng nhất 34 -360C, lƣợng mƣa 1.400 mm trở lên, số giờ nắng 1.300 - 1.600 giờ/năm.

Tre Bát độ không đòi hỏi cao về đất trồng, đất đồng bằng, đồi dốc, núi thấp đều có thể trồng đƣợc. Ƣu điểm nhất là chịu hạn, trồng đƣợc ở đồi dốc cho tới độ cao 500m so với mặt biển. Những nơi có tầng đất dày, xốp, giàu mùn, ẩm, đất thấp dƣới 500m thì cây sinh trƣởng tốt hơn.

4.2.1.2. Hiện trạng gây trồng Tre Bát độ tại Đồng Lâm

Cây Tre Bát độ hay Mai xanh là cây LSNG có giá trị và đƣợc sử dụng nhiều tại Đồng Lâm. Các hộ gia đình thƣờng gây trồng cây Mai xanh để lấy măng làm thực phẩm sử dụng trong gia đình và lấy thân làm nhà, đồ gia dụng… mỗi hộ có từ 2-5 bụi. Từ năm 2003 Dự án khuyến nông của huyện Hoành Bồ đã đƣa giống Tre Bát độ và hỗ trợ kỹ thuật trồng tại Đồng Lâm. Giống Tre Bát độ do giống đã đƣợc tuyển chọn nên có năng suất măng cao hơn giống bản địa tại địa phƣơng.

4.2.1.3. Kiến thức bản địa về kỹ thuật nhân giống, gây trồng, khai thác cây tre Bát độ

- Kỹ thuật tạo giống gốc:

Giống bằng gốc đƣợc hiểu gồm 2 phần:

+ Phần thân khí sinh: là phần trên mặt đất có các lóng và đốt, tại mỗi đốt mọc ra các tay tre.

+ Phần thân ngầm: là phần dƣới mặt đất có dạng củ mang mắt mầm là nơi sinh măng.

Tuổi cây giống có ý nghĩa quan trọng đến số mắt mầm và khả năng sinh măng của giống khi trồng. Kết quả phỏng vấn 120 hộ gia đình cho thấy chỉ có 24 hộ gia đình có gây trồng tre Bát độ, trong đó nguồn giống chủ yếu là đƣợc tạo từ giống gốc, ngƣời dân chƣa có kinh nghiệm tạo giống từ cành. Kinh nghiệm của ngƣời dân về tuổi cây chọn làm giống bằng gốc đƣợc thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Chọn tuổi cây làm giống gốc

TT Tuổi giống Số hộ điều tra Tỷ lệ %

1 6-9 tháng 5 20,8

2 9-12 tháng 14 58,3

3 >12-18 tháng 3 12,5

4 >18 tháng 2 8,3

5 Tổng 24 100

Kết quả bảng 4.6 cho cho thấy tất cả các hộ gia đình đƣợc hỏi đều có kinh nghiệm chọn tuổi cây làm giống bằng gốc, trong đó số hộ lựa chọn cây có tuổi từ 9-12 tháng tuổi làm giống cao nhất, chiếm 58,3%; cây có tuổi 6-9 tháng chiếm 20,8%; số hộ lựa chọn cây có tuổi trên 18 tháng làm giống bằng gốc thấp nhất chiếm 8,3%. Nhƣ vậy, cây có tuổi đƣợc chọn để làm giống bằng gốc tốt nhất là từ 9-12 tháng tuổi hoặc cũng có thể sử dụng cây từ 6-9 tháng tuổi. Điều này khá phù hợp với hƣớng dẫn kỹ thuật của trung tâm khuyến nông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

100% số hộ đều cho rằng thời vụ tách gốc vào khoảng tháng 2-3 hàng năm khi có mƣa xuân, đất ẩm có thể tách đem trồng ngay là tốt nhất. Khi đó tỷ lệ sống của hom thân đạt cao, cần tránh tách gốc từ cây mẹ đang trong thời gian ra măng. 100% số hộ đều cho rằng giống bằng gốc phải đạt chiều cao từ 60cm đến 1,5m (khoảng 3 đến 5 lóng), ít nhất có từ 2-3 mắt mầm trở lên, chọn giống gốc có đƣờng kính nhỏ từ 3-5cm để tiện cho việc tách giống, vận chuyển cũng nhƣ trồng. Gốc thông thƣờng đƣợc tách từ bụi rồi đem trồng ngay, một số hộ cho biết thƣờng giâm xuống đất ẩm cho ra rễ mới đem trồng. Nếu vận chuyển đi xa gốc và rễ đƣợc hồ bằng bùn lỏng để tránh khô rễ làm giảm tỷ lệ sống khi trồng.

- Nơi trồng

Kết quả phỏng vấn các hộ dân đều cho biết trồng Bát độ ở cả 4 vị trí chân, sƣờn, đỉnh và khe, trong đó tập trung trồng chủ yếu là chân và sƣờn đồi. Bát độ nên trồng ở chân và sƣờn đồi hoặc khe nơi đất ẩm mới cho nhiều măng và măng to. Đặc

biệt ở những nơi ven các bờ suối trồng Bát độ là phù hợp nhất, vừa có tác dụng giữ đất, tận dụng đất hoang hoá ven khe vừa mang lại hiệu quả kinh tế.

- Mật độ trồng

Mật độ trồng rừng có ảnh hƣởng lớn đến khả năng cạnh tranh không gian dinh dƣỡng của cây trong rừng cả về không gian ánh sáng lẫn dinh dƣỡng trong đất. Vì vậy xác định mật độ trồng phù hợp với từng loài cây là rất quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh trƣởng và phát triển của cây trồng và do đó ảnh hƣởng đến năng suất chất lƣợng sản phẩm.

Kết quả điều tra thực tế cho thấy có 3 loại mật độ ngƣời dân hiện đang áp dụng. Trong đó mật độ thƣa vào khoảng 250-400 bụi/ha, mật độ vừa vào khoảng 400-600 bụi/ha và mật độ dày trên 600 bụi/ha. Phỏng vấn 24 hộ dân về việc xác định mật độ trồng Bát độ, kết quả đƣợc tập hợp tại bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kinh nghiệm của các hộ gia đình trong việc xác định mật độ trồng Bát độ TT Mật độ Số hộ Tỷ lệ % 1 250-400 bụi/ha 6 25,0 2 400-600 bụi/ha 13 54,2 3 >600 bụi/ha 5 20,8 Tổng 24 100

Kết quả điều tra bảng 4.7 cho thấy số hộ xác định mật độ 400-600 bụi/ha, chiếm nhiều nhất 54,2%; đứng thứ 2 là trồng với mật độ 250-400 bụi/ha, chiếm 25,0%; và thấp nhất là mật độ >600 bụi/ha, chiếm 20,8%. Nhƣ vậy, dựa vào kinh nghiệm các hộ dân kết hợp với tham khảo một số nguồn hƣớng dẫn kỹ thuật của các tác giả cho thấy Bát độ có thể trồng với mật độ 400-600 bụi/ha là phù hợp.

- Xử lý thực bì và làm đất

Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy 100% số hộ dân đƣợc hỏi cho biết xử lý thực bì toàn diện. Việc xử lý thực bì bao gồm chặt bỏ cây bụi, phát sạch dây leo và cỏ dại trên toàn diện tích.

100% số hộ đều cho rằng việc làm đất trồng cục bộ, kích thƣớc hố đào là 50x50x50cm. Công việc đào hố sử dụng cuốc moi đất tạo hố đủ kích thƣớc, đất đƣợc đƣa sang 2 bên để dễ dàng khi lấp đất trồng và để tạo gờ giữ nƣớc cho cây khi có mƣa đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm.

- Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Kết quả phỏng vấn cho thấy 100% số hộ trồng Bát độ đƣợc hỏi đều cho rằng không bón phân khi trồng. Đối với giống bằng gốc, đặt giống nghiêng một góc khoảng 45o, hai hàng mắt mầm của gốc hƣớng sang hai bên. Lấp đất kín phần thân ngầm và lèn đất thật chặt để bộ rễ của cây đƣợc tiếp xúc hoàn toàn với đất không tạo ra khe hở giữa đất và rễ. Sau khi trồng, công việc chăm sóc rừng trồng gồm tủ gốc bằng rơm dạ, phát cỏ, xới đất quanh gốc hàng năm và trồng dặm những cây chết. Thƣờng chỉ thực hiện trong 3 năm đầu, đến năm thứ 4 khi cây sinh trƣởng mạnh các hộ dân thƣờng không chăm sóc. Hầu hết các hộ đƣợc hỏi cho biết khi trồng và chăm sóc đều không có bón phân.

- Khai thác măng

Kết quả phỏng vấn cho thấy 100% số hộ trồng măng đƣợc hỏi cho biết thời gian khai thác măng thƣờng kéo dài từ tháng 4-10 hàng năm, trong đó thời gian khai thác măng tốt nhất không ảnh hƣởng đến tỷ lệ phát triển thành thân khí sinh từ tháng 6 đến tháng 8. Khi cây măng đạt chiều cao khoảng 30-35cm có thể khai thác, tiến hành dùng dao sắc cắt sát tới củ măng chỗ phình ra của eo măng, vị trí cắt măng xuống sâu hơn so với mặt đất khoảng 1-2cm để tránh hiện tƣợng chồi gốc. Một số hộ dân cho rằng khi khai thác măng Bát độ nên cắt bằng mặt đất để tạo điều kiện cho củ đã cắt sinh tay tre có tác dụng nuôi dƣỡng củ để sinh măng vụ sau hoặc có thể sử dụng củ măng này để làm giống trồng vụ sau.

Khi phỏng vấn 100% số hộ cho rằng trong mỗi bụi tre nên để 2-3 cây măng để làm cây mẹ sinh măng vào vụ sau. Măng để lại làm cây mẹ là những măng đƣợc sinh ra vào giữa mùa sinh măng (tháng 6-8), nếu để cây mẹ đầu vụ sẽ làm cho măng ra quá sớm vào năm sau hoặc để cây mẹ cuối vụ làm cho măng ra quá muộn đều ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng măng thu đƣợc. Măng đƣợc chọn làm cây mẹ là những cây to khoẻ, phân bố đều xung quanh phía ngoài bụi tre. Không để cây mẹ trong giữa bụi sẽ ảnh hƣởng đến khả năng sinh măng vụ sau và ảnh hƣởng đến phân bố các cây trong bụi. Hàng năm nên chặt bớt những cây già từ 3-4 tuổi trở lên. Mỗi bụi trung bình chỉ để lại khoảng 4-5 cây tre.

- Sơ chế và thị trường tiêu thụ măng

Hầu hết số hộ dân đƣợc hỏi khai thác măng chủ yếu bán tƣơi ra chợ huyện hoặc bán cho ngƣời buôn. Chế biến chủ yếu là phơi hoặc sấy làm măng khô rất ít, một số hộ có kinh nghiệm làm măng chua nhƣng cũng chỉ đƣợc sử dụng trong gia đình. Giá

măng tƣơi thƣờng biến động không lớn trong 3 năm gần đây. Theo ngƣời dân, giá măng Bát độ tƣơi chƣa sơ chế vào khoảng 8.000-10.000 đ/kg cả vỏ tuỳ theo thời điểm. Trung bình vào khoảng 9.000 đ/kg. Với giá măng nhƣ vậy đã đem lại nguồn thu nhập khá cao cho những ngƣời trồng tre Bát độ.

4.2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng Bát độ

Điều tra 6 ô tiêu chuẩn đƣợc lập đại diện tại một số mô hình của các hộ trong một số thôn xóm thuộc xã Đồng Lâm, tất cả các mô hình trồng Bát độ tại đây đã trồng đƣợc 8-10 năm nên đã cho khai thác hàng năm với sản lƣợng ổn định. Kết quả đƣợc tập hợp tại bảng 4.8.

Bảng 4.8. Đặc điểm sinh trưởng Bát Độ

OTC Số cây/bụi D bụi (m) Cây mẹ để lại/bụi D (cm) SD% H (m) SH% Vị trí Độ dốc (độ) BD1 3,8 1,8 2,5 9,1 14,0 9,0 14,9 Sƣờn 25 BD2 3,6 2,0 2,8 8,0 14,5 7,7 19,9 Sƣờn 21 BD3 4,0 1,4 3,0 10,4 9,7 10,8 11,7 Khe 10 BD4 4,1 1,4 3,1 9,4 11,9 9,7 13,3 Sƣờn 18 BD5 3,9 0,9 2,9 4,9 27,4 4,8 21,0 Chân 10 BD6 4,0 1,0 3,0 4,6 21,5 4,6 23,3 Chân 10

Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy mô hình bát độ có số cây/bụi trung bình đạt 3,6-4,1 cây/bụi. Đƣờng kính bụi cũng đạt 0,9-2m. Số cây mẹ để lại sinh măng cho vụ sau đạt trung bình 2,5-3 cây/bụi. Số cây mẹ để lại hàng năm nhƣ vậy là phù hợp với kỹ thuật ngƣời dân đã đƣợc tập huấn.

Về sinh trƣởng đƣờng kính cho thấy sinh trƣởng đạt 4,6-10,4cm, hệ số biến động về đƣờng kính thay đổi khá lớn trung bình từ 9,7-27,4%. Chứng tỏ kỹ thuật áp dụng trong canh tác tre măng mỗi hộ gia đình rất khác nhau hoặc do đặc điểm đất trồng khác nhau.

Cũng nhƣ về đƣờng kính, chiều cao đạt trung bình 4,6-10,8m, hệ số biến động về chiều cao đạt 13,3-23,3%.

Đặc biệt ở vị trí khe hoặc thung lũng nơi đất ẩm tốt thì sinh trƣởng về đƣờng kính và chiều cao cao hơn hẳn các vị trí sƣờn dốc hoặc nơi có độ ẩm thấp và không thƣờng xuyên.

4.2.2. Cây Trám trắng

4.2.2.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái cây Trám trắng - Đặc điểm hình thái: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trám trắng là cây gỗ lớn, cao 25-30m, đƣờng kính 60-90cm hay hơn. Thân thẳng, phân cành cao khi mọc trong rừng, nhƣng nếu mọc ngoài sáng, cây phân cành sớm, tán tỏa rất rộng. Vỏ ngoài màu nâu nhạt, thịt hơi hồng, có nhựa mủ trắng mùi thơm rất đặc biệt.

Lá kép lông chim 1 lần, lẻ; lá chét hình thuôn, trái xoan, dài 6-12cm, rộng 3- 6cm, chất lá cứng ròn, mặt trên bong, mặt dƣới sẫm hơn, đầu và gốc lá hơi lệch. Gân bên 8-10 đôi; không có lá kèm. Lá ở cây con khác với cây trƣởng thành, thƣờng là lá đơn nguyên hay xẻ, sau mới chuyển dần sang dạng lá kép. Cụm hoa chum hình viên chùy, thƣờng dài hơn lá, hoàn toàn nhẵn. Hoa tạp tính hay đơn tính, màu trắng vàng nhạt, cuống có lá bắc dạng vảy, cuống hoa dài 1,5-2cm. Quả hạch hình trứng, dài 3,5- 4,5cm, rộng 2-2,5cm, khi chín màu đen sẫm, thịt hồng hạt hóa gỗ rất cứng, 3 ô, mỗi ô có nhân hạt màu trắng và nhiều dầu.

Hình 4.2. Hình thái thân, lá và quả cây Trám trắng tại Đồng Lâm - Đặc điểm sinh thái:

Cây phân bố khá rộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Thƣờng gặp trong các rừng nhiệt đới thƣờng xanh, ở độ cao từ khoảng 50 - 800m; tập trung nhiều ở độ cao 100-

400m trên mặt biển. Cây thƣờng gặp nhiều ở sƣờn hoặc chân núi đất, rất ít khi gặp trên đỉnh núi; thƣờng cùng mọc với Lim xanh, Trám đen, Chẹo tía, Gội nếp, Gội trắng... Cây ƣa đất sét hoặc sét pha, sâu ẩm và thoát nƣớc, độ pH 4,5-5,5; nhƣng cũng gặp Trám trắng phát triển tốt trên đất cát có nhiều phù sa ven sông. Là loài cây ƣa sáng khi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 44 - 91)