Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 26 - 91)

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu chung

Đề tài sử dụng phƣơng pháp kế thừa tài liệu và các mô hình có sẵn kết hợp phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) kết hợp với phƣơng pháp phỏng vấn để thu thập các thông

tin cần thiết. Ngoài ra, còn sử dụng phƣơng pháp điều tra ô tiêu chuẩn tạm thời diện tích từ 500 - 1.000m2 để điều tra một số chỉ tiêu cần thiết nhƣ: chỉ tiêu sinh trƣởng, năng suất,....Xử lý số liệu theo phƣơng pháp thống kê sinh học có sự trợ giúp của các phần mềm Exel, SPSS...

Sơ đồ các bƣớc tiến hành nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu

- Kế thừa số liệu về diện tích, năng suất trồng các loài cây LSNG từ Chi Cục Thống kê và Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, phòng NN&PTNT huyện Hoành Bồ, UBND xã Đồng Lâm và các thôn trong xã.

Lựa chọn địa điểm

Đề xuất giải pháp Điều tra khảo sát thực tế,

thu thập số liệu

Tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu

Thu thập thông tin và phân tích tài liệu

Cấp huyện Cấp xã Cấp thôn

Điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin về kinh tế hộ, thị trƣờng và tiềm năng phát triển các loài LSNG...Kỹ thuật đã áp dụng

Lập tuyến, lập OTC, thống kê loài, đo đếm sinh trƣởng, năng suất, điều tra đất đai…

- Kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội từ các cơ quan liên quan trong huyện Hoành Bồ và xã Đồng Lâm.

- Kế thừa các văn bản, chính sách hiện hành có liên quan đến LSNG của nhà nƣớc và huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn

Sử dụng phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) để tổng kết về kỹ thuật gây trồng, kỹ thuật thu hái, bảo quản, năng suất, giá cả, chính sách,... Sử dụng các câu hỏi phỏng vấn bán định hƣớng để thu thập các thông tin về các loài LSNG. Đồng thời quá trình này còn giúp cho ngƣời dân đƣợc trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch, đề xuất các phƣơng án lựa chọn loại cây trồng phù hợp, định hƣớng cho việc đề xuất những giải pháp thay thế trong sử dụng tài nguyên. Thông tin đƣợc thu thập qua 120 phiếu điều tra theo mẫu phiếu (Phần phụ lục 01)

Để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra tiến hành các hoạt động phỏng vấn, thảo luận nhóm nông dân nhƣ sau:

- Thu thập thông tin từ 120 hộ gia đình điển hình ở 6 thôn có các loài Lâm sản ngoài gỗ của xã Đồng Lâm

- Tổ chức thảo luận nhóm nông dân đại diện tại 6 thôn nghiên cứu để thu thập thông tin về LSNG.

- Ngoài ra, đề tài cũng tiến hành phỏng vấn nhanh các đối tƣợng bao gồm: Cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn, trƣởng thôn, cán bộ ban lâm nghiệp xã và các thầy lang trong khu vực nghiên cứu.

2.4.2.3. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn

Sử dụng phƣơng pháp ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời để điều tra một số loài cây LSNG có giá trị đã đƣợc lựa chọn, chủ yếu là các loài cây gỗ từ nhỏ - nhỡ - lớn các chỉ tiêu sinh trƣởng đƣợc đo đếm theo các phƣơng pháp sau đây:

- Với những loài cây LSNG có giá trị và có tiềm năng chỉ có trong tự nhiên chƣa đƣợc gây trồng tiến hành điều tra theo tuyến điển hình, trên tuyến khi bắt gặp các loài cây LSNG đã lựa chọn tiến hành lập OTC điển hình, diện tích từ 500 m2

khi mật độ cây lớn và 1000m2 khi mật độ cây thấp để đảm bảo dung lƣợng mẫu >30, các chỉ tiêu đo đếm gồm D00, D1.3, Hvn, Hdc, Dt, loại đất đai, độ tàn che, độ cao, độ dốc, năng suất (nếu có).

- Với những loài cây LSNG có giá trị và có tiềm năng đã đƣợc gây trồng, đề tài sử dụng phƣơng pháp lập OTC điển hình tạm thời, lặp lại 3 lần diện tích mỗi OTC 500m2. Tuy nhiên trong quá trình đi điều tra có loài diện tích nhiều nên lập OTC nhiều hơn. Trên OTC tiến hành điều tra thu thập một số đặc điểm sinh thái, các chỉ tiêu sinh trƣởng và xác định năng suất.

- Đối với cây thân gỗ và tre nứa:

+ Đƣờng kính ngang ngực (D1,3) đƣợc đo bằng thƣớc kẹp kính có chia vạch đến mm tại độ cao 1,3 m. Đối với tre trúc, đƣờng kính lóng và chiều dài lóng đƣợc đo ở vị trí lóng thứ 5.

+ Chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dƣới cành (Hdc), đƣợc đo bằng thƣớc đo cao có độ chính xác đến 10cm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đƣờng kính tán các cây trong ô (Dt) đƣợc đo bằng thƣớc dây và sào có độ chính xác tới 10cm, đo theo 2 hƣớng Đông Tây và Nam Bắc, kết quả đƣợc lấy trị số trung bình của 2 hƣớng:

Dt = (DtĐT + DtNB)/2 (2.1)

Trong đó:

+ DtĐT + DtNB là đƣờng kính tán theo 2 hƣớng Đông Tây và Nam Bắc.

+ Chiều cao dƣới cành (Hdc) đƣợc đo bằng thƣớc có độ chính xác tới 10cm. - Đối với cây thân thảo:

+ Đƣờng kính gốc (D00) đƣợc đo bằng thƣớc kẹp kính có khắc vạch đến mm. + Chiều cao cây (Hvn) đƣợc đo bằng thƣớc dây có khắc vạch đến mm

+ Đo đƣờng kính bụi (nếu có) bằng thƣớc dây theo 2 hƣớng Đông Tây và Nam Bắc

+ Đếm số nhánh trong bụi (nếu có) - Đối với cây dây leo:

+ Đƣờng kính gốc (D00) đƣợc đo bằng thƣớc kẹp kính có khắc vạch đến mm. + Chiều cao hay chiều dài dây (Hvn) đƣợc đo bằng thƣớc dây có khắc vạch đến mm

+ Đếm số nhánh trong bụi (nếu có) - Các chỉ tiêu đo đếm khác:

+ Độ tàn che của OTC đƣợc xác định theo hệ thống xấp xỉ 200 điểm điều tra trong ô. Tại mỗi điểm điều tra dùng thƣớc ngắm lên theo phƣơng thẳng đứng, nếu gặp

tán cây giá trị tàn che đƣợc ghi là 1, nếu không gặp tán cây giá trị tàn che đƣợc ghi là 0, nếu ở vị trí mép tán lá thì giá trị sẽ là 0,5. Độ tàn che chung của ô tiêu chuẩn là giá trị trung bình của tất cả các điểm ngắm trên.

+ Độ dốc OTC đƣợc đo bằng địa bàn cầm tay kết hợp với bản đồ địa hình + Độ cao OTC đƣợc đo bằng GPS cầm tay

2.4.2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

Đánh giá hiệu quả kinh tế trên các mô hình gây trồng sẵn có của ngƣời dân trên cơ sở chi phí đầu tƣ từ khi trồng đến khi thu và giá trị sản phẩm khi thu hoạch 1 lần (nếu là cây ngắn ngày), và thu hoặc nhiều năm, nhiều lần nếu là cây dài ngày và cho thu hoạch nhiều lần (xác định hiệu quả kinh tế theo phƣơng pháp động).

2.4.2.5. Phương pháp đánh giá các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây LSNG có giá trị kinh tế

Sử dụng phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA), phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) kết hợp với phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn tại thực địa.

Kế thừa tài liệu sẵn có nhƣ các quy trình, hƣớng dẫn kỹ thuật,…

Phỏng vấn và quan sát: Sử dụng các câu hỏi phỏng vấn và quan sát thực tế tại hiện trƣờng để thu thập các thông tin về kỹ thuật gây trồng đã và đang đƣợc áp dụng tại địa phƣơng, đối tƣợng phỏng vấn là các cán bộ kỹ thuật, ngƣời dân đã và đang gây trồng cây LSNG.

Điều tra tại thực địa để thu thập các thông tin về loài cây trồng, phƣơng thức trồng, mật độ trồng, kích thƣớc hố, phát dọn thực bì, các thông tin về kỹ thuật khai thác, chế biến và bảo quản,…

Đánh giá kỹ thuật gây trồng, khai thác, chế biến và bảo quản sử dụng phƣơng pháp so sánh thông qua năng suất, chất lƣợng sản phẩm và các tiến bộ kỹ thuật hiện có.

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

* Chủ yếu sử dụng các đặc trưng thống kê sau đây:

- Số trung bình mẫu: X = n 1 Xi n i  1 (2.2)

- Sai tiêu chuẩn: S = ±

  1 1 2     n x x n i i (2.3)

xi là trị số giữa cỡ thứ i

x là số bình quân đƣợc tính theo công thức 2.2 - Hệ số biến động tính theo công thức :

S% =

X S (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

. 100% (2.4)

S là độ lệch chuẩn tính theo công thức 2.3

X tính theo công thức 2.2

* Phương pháp dự toán hiệu quả kinh tế

Đánh giá hiệu quả kinh tế theo phƣơng pháp động, là phƣơng pháp đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR.

- Giá trị hiện tại thực (NPV): Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng giá trị hiện tại của tất cả các thu nhập trừ đi giá trị hiện tại của tất cả chi phí trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Công thức tính theo DK. Paul nhƣ sau:

NPV =     n t t r Ct Bt 0 (1 ) (2.5)

Trong đó: NPV là giá trị hiện tại thực (giá trị lợi nhận ròng hiện tại)

` Bt: là thu nhập năm thứ t

Ct: là chi phí năm thứ t

r: là tỷ lệ lãi suất

t: là thời gian

(1+r)t là hệ số tính kép

Nếu NPV > 0, kinh doanh đảm bảo có lãi, phƣơng án kinh doanh đƣợc chấp nhận. Nếu NPV < 0, kinh doanh thua lỗ, phƣơng án không đƣợc chấp nhận.

Nếu NPV = 0, kinh doanh hoà vốn.

Chỉ tiêu này cho biết quy mô của lợi nhuận về mặt số lƣợng. Nó cho phép lựa chọn các phƣơng án có quy mô và kết cấu đầu tƣ nhƣ nhau, phƣơng án nào có NPV lớn nhất thì đƣợc chọn.

- Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR): là thƣơng số giữa toàn bộ thu nhập so với toàn bộ các chi phí sau khi đã chiết khấu đƣa về giá trị hiện tại. Công thức tính theo John E. Gunter nhƣ sau:

BCR =       n t t n t t r Ct r Bt 1 1 ) 1 ( ) 1 ( (2.6)

Bt: là thu nhập năm thứ t

Ct: là chi phí năm thứ t

r: là tỷ lệ lãi suất

t: là thời gian .

Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng đầu tƣ, tức là cho biết đƣợc mức độ thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Nó cho phép so sánh và lựa chọn các phƣơng án có quy mô và kết cấu đầu tƣ khác nhau, phƣơng án nào có BCR cao hơn thì đƣợc lựa chọn.

- Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: Còn gọi là tỷ lệ thu hồi vốn nội tại, là một tỷ lệ chiết khấu, nó làm cho NPV = 0 khi:

    n t t r Ct Bt 1 (1 ) =0 thì r = IRR (2.7)

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi vốn đầu tƣ, nó phản ánh mức độ quay vòng vốn và xác định thời điểm hoàn trả vốn đầu tƣ. Nó cho phép so sánh và lựa chọn các phƣơng án có quý mô và kết cấu đầu tƣ khác nhau, phƣơng án nào có IRR lớn hơn thì đƣợc chọn.

Nếu IRR>r, phƣơng án có khả năng hoàn trả vốn và đƣợc chấp nhận.

Nếu IRR<r, phƣơng án không có khả năng hoàn trả vốn nên không đƣợc chấp nhận.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Lâm là một xã miền núi nằm về phía Bắc của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 20054’47’’ - 210

10’ vĩ độ Bắc và từ 106050’ - 107010’ kinh độ Đông.

Trung tâm xã cách thị trấn Trới khoảng 15km. - Phía Đông giáp xã Vũ Oai huyện Hoành Bồ.

- Phía Tây giáp xã Dân Chủ, Tân Dân huyện Hoành Bồ.

- Phía Nam giáp xã Sơn Dƣơng, Thống Nhất huyện Hoành Bồ. - Phía Bắc giáp xã Đồng Sơn huyện Hoành Bồ.

3.1.2. Khí hậu, thuỷ văn

3.1.2.1. Khí hậu

Xã Đồng Lâm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ảnh hƣởng khí hậu hải dƣơng, hàng năm có 2 mùa rõ rệt mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 9, mùa hanh khô từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình/năm khoảng 230C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối khoảng 410C vào tháng 6, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối khoảng 00C vào tháng 1; lƣợng mƣa trung bình/năm từ 2.000 mm đến 2.400 mm, tập trung vào các tháng 7 và 8 chiến 80%, độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 3-4 khoảng 89 %, thấp nhất vào tháng 1-2 khoảng 65%; hƣớng gió chính mùa hè là gió Đông Nam; mùa đông là gió Đông Bắc. Do đặc điểm địa hình nên tại các thung lũng thƣờng xuất hiện sƣơng muối xảy ra vào tháng 1-2 ảnh hƣởng tới cây trồng, đặc biệt là cây nông - lâm nghiệp.

3.1.2.2. Thuỷ văn

Xã Đồng Lâm là xã miền núi với địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, bị chia cắt bởi nhiều khe suối đổ về phía Bắc là lƣu vực sông Ba Chẽ, về phía Nam là lƣu vực sông Man và các sông nhỏ khác chảy thẳng ra vịnh Hạ Long. Do đặc điểm địa hình phức tạp chia cắt mạnh nên xã Đồng Lâm có hệ thống sông suối chằng chịt. Có 3 dòng sông chính chảy qua xã là sông Đồng Trà, sông Đồng Quặng và sông Cài đồng thời có

nhiều con suối nhỏ khác là nguồn cung cấp nƣớc chính cho sinh hoạt của dân cƣ và cho sản xuất nông lâm nghiệp.

3.1.3. Địa hình

Địa hình Đồng Lâm là vùng đồi núi thấp và núi trung bình thuộc cánh cung Đông triều, từ Tây sang Đông ở giữa vùng là dãy núi Thiên sơn nối liền các đỉnh Khe Ru 826m, đèo Kinh 694m, Đồng Trà 889m, Am Vap 1051m nối liền đèo Mo 974m tạo thành đƣờng phân thuỷ của hai lƣu vực sông chính là lƣu vực sông Ba Chẽ và lƣu vực sông Man.

Mặc dù so với vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, khu vực Đồng Lâm có độ cao tuyệt đối không cao nhƣng độ chênh cao khá lớn (cao nhất đỉnh Thiên Sơn cao 1090m, thấp nhất là mặt nƣớc tại đập hồ Cao Vân 31 m) độ cao trung bình khoảng 200m. Địa hình chia cắt rất phức tạp với nhiều đỉnh núi, nhiều phụ lƣu đặc biệt có hồ Cao Vân ở phía Tây Nam thuộc xã Hoà Bình với diện tích mặt hồ 146 ha có nhiều ngách suối tạo nên một vùng cảnh quan hùng vĩ.

3.1.4. Thổ nhưỡng

Vùng núi Đông bắc nói chung và xã Đồng Lâm nói riêng có lịch sử kiến tạo địa chất vào kỷ Đệ tứ. Đất chủ yếu là đất feralit (Fa) mầu vàng có tầng đất trung bình từ 30 - 50cm. Đá mẹ chủ yếu là sa thạch và phiến thạch sét tím. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát. Nhìn chung đất chủ yếu có tầng dầy và trung bình > 50cm trở lên. Đất tầng mỏng có đá lộ đầu chủ yếu ở các đỉnh núi cao và sƣờn dốc. Đất phù hợp với nhiều loài thực vật và cây trồng sinh trƣởng phát triển tốt.

3.1.5. Hiên trạng đất đai, tài nguyên rừng

3.1.5.1. Tiềm năng đất rừng và rừng

Xã Đồng Lâm là xã miền núi có tổng diện tích đất tự nhiên là 11.510 ha chia thành các loại đất sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 152,2 ha; - Đất sản xuất lâm nghiệp có 10.653,8 ha;

- Đất khác là (bao gồm đất phi nông nghiệp, đất chƣa sử dụng) có 704 ha.

Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung ở ven các khe suối với các khu đồng hẹp và theo bậc thang. Hàng năm do thiếu nƣớc nên diện tích canh tác 2 vụ. Ngƣời dân địa phƣơng chủ yếu thu nhập từ việc sản xuất ngô trên nƣơng bãi và chăn nuôi.

Trong 10.653,8 ha đất lâm nghiệp, có đến trên 8.000 ha là rừng nghèo kiệt và đất trống, đồi trọc. Trong những năm qua, xã Đồng Lâm trở thành một trong những vùng nguyên liệu giấy của huyện, bằng việc vận động và tạo điều kiện cho ngƣời dân vay vốn ngân hàng trồng keo. Cùng với trồng keo, phong trào làm kinh tế gia đình (KTGĐ), nhất là kinh tế trang trại, gia trại phát triển mạnh. Trong vòng ba, bốn năm trở lại đây, khi nhiều diện tích keo đã cho khai thác và nhiều mô hình kinh tế trang trại,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 26 - 91)