Cây Trám trắng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 50 - 91)

4.2.2.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái cây Trám trắng - Đặc điểm hình thái:

Trám trắng là cây gỗ lớn, cao 25-30m, đƣờng kính 60-90cm hay hơn. Thân thẳng, phân cành cao khi mọc trong rừng, nhƣng nếu mọc ngoài sáng, cây phân cành sớm, tán tỏa rất rộng. Vỏ ngoài màu nâu nhạt, thịt hơi hồng, có nhựa mủ trắng mùi thơm rất đặc biệt.

Lá kép lông chim 1 lần, lẻ; lá chét hình thuôn, trái xoan, dài 6-12cm, rộng 3- 6cm, chất lá cứng ròn, mặt trên bong, mặt dƣới sẫm hơn, đầu và gốc lá hơi lệch. Gân bên 8-10 đôi; không có lá kèm. Lá ở cây con khác với cây trƣởng thành, thƣờng là lá đơn nguyên hay xẻ, sau mới chuyển dần sang dạng lá kép. Cụm hoa chum hình viên chùy, thƣờng dài hơn lá, hoàn toàn nhẵn. Hoa tạp tính hay đơn tính, màu trắng vàng nhạt, cuống có lá bắc dạng vảy, cuống hoa dài 1,5-2cm. Quả hạch hình trứng, dài 3,5- 4,5cm, rộng 2-2,5cm, khi chín màu đen sẫm, thịt hồng hạt hóa gỗ rất cứng, 3 ô, mỗi ô có nhân hạt màu trắng và nhiều dầu.

Hình 4.2. Hình thái thân, lá và quả cây Trám trắng tại Đồng Lâm - Đặc điểm sinh thái:

Cây phân bố khá rộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Thƣờng gặp trong các rừng nhiệt đới thƣờng xanh, ở độ cao từ khoảng 50 - 800m; tập trung nhiều ở độ cao 100-

400m trên mặt biển. Cây thƣờng gặp nhiều ở sƣờn hoặc chân núi đất, rất ít khi gặp trên đỉnh núi; thƣờng cùng mọc với Lim xanh, Trám đen, Chẹo tía, Gội nếp, Gội trắng... Cây ƣa đất sét hoặc sét pha, sâu ẩm và thoát nƣớc, độ pH 4,5-5,5; nhƣng cũng gặp Trám trắng phát triển tốt trên đất cát có nhiều phù sa ven sông. Là loài cây ƣa sáng khi trƣởng thành, nhƣng hơi ƣa bóng nhẹ khi còn non. Từ 1 tuổi trở lên cây có thể mọc nơi ánh sáng hoàn toàn, vì vậy ít gặp cây con tái sinh ở dƣới tán rừng có độ tàn che ≥ 0,6. Ở chiều cao khoảng 1m, nếu không đƣợc mở sáng mạnh cây trám con có thể bị chết. Trám trắng tái sinh mạnh ở nơi có độ tàn che 0,2-0,3, nơi bìa rừng, nơi rừng bị khai thác mạnh hoặc rừng cây tiên phong định vị.

4.2.2.2. Hiện trạng gây trồng Trám trắng tại Đồng Lâm

Tại xã Đồng Lâm cây Trám trắng đƣợc ngƣời dân trồng trong các vƣờn hộ từ rất lâu đời. Tuy nhiên, các hộ chủ yếu trồng cây phân tán để lấy quả làm thực phẩm dùng trong gia đình. Hiện nay cây Trám trắng đã đƣợc chú ý gây trồng nhiều hơn do có hiệu quả kinh tế cao. Giống, phân bón, kỹ thuật đƣợc hỗ trợ theo các dự án triển khai tại địa phƣơng nhƣ Dự án LSNG pha 2, Dự án khuyến nông… Tuy nhiên diện tích trồng Trám trắng vẫn rất khiêm tốn vào khoảng 3,0ha. Ngoài ra ngƣời dân còn thu quả Trám từ những cây trám phân bố trong rừng tự nhiên, trƣớc kia khi diện tích rừng vẫn còn khá lớn thì hàng năm vẫn thu từ rừng đƣợc với số lƣợng quả đáng kể. Tuy nhiên hiện nay diện tích đã thu hẹp rất nhiều, chỉ còn phân bố rải rác tại khu rừng đặc dụng 227ha của trung tâm Lâm đặc sản đóng trên địa bàn xã nên lƣợng quả hàng năm thu đƣợc thấp. Khai thác không hợp lý cũng là nguyên nhân cho sụt giảm năng suất những năm trở lại đây.

4.2.2.3. Kiến thức bản địa về kỹ thuật nhân giống, gây trồng, khai thác cây Trám trắng - Nguồn giống và kỹ thuật sản xuất cây con: Điều tra phỏng vấn 120 hộ dân cho thấy chỉ có 23 hộ có gây trồng Trám trắng, 100% số hộ cho rằng không áp dụng kỹ thuật sản xuất cây con mà chủ yếu cây đƣợc mua tại các nơi bán giống cây trồng trên địa bàn. Tuy nhiên, tại các cơ sở này hầu hết giống chƣa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chƣa đƣợc công nhận. Có thể nói ngƣời dân chƣa áp dụng các tiến bộ kỹ thuât về chọn giống và nhân giống, nguồn giống chủ yếu đƣợc mua từ giống trôi nổi trên thị trƣờng. Có thể vì lý do này nên một số cây trám đƣợc trồng trong vƣờn hộ rất ít quả, hoặc lâu cho quả. Một số cây trồng nhiều năm vẫn chƣa cho quả.

- Thời vụ trồng và kích thước hố trồng: Kết quả (bảng 4.9) cho thấy thời vụ trồng vào tháng 3-4 có 15/23 hộ (chiếm 65,2%), trồng vào tháng 2-3 có 5/23 hộ (chiếm 21,7%), xác định thời vụ trồng vào tháng 1-2 có 3/23 hộ (chiếm 13,0%). Nhƣ vậy, cây

Trám trắng trong khu vực đƣợc trồng vào vụ Xuân - Hè (từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm), nhƣng tập trung nhất vào tháng 3-4. Ngƣời dân còn cho biết thời gian tháng 3-4 cũng là thời gian tập trung lƣợng mƣa nhiều hơn nên cây trồng đạt tỷ lệ sống cao.

Bảng 4.9. Thời vụ và kích thước hố trồng Trám trắng TT Thời vụ trồng Kích thƣớc hố trồng Thời gian (tháng) Số hộ Tỷ lệ % Kích thƣớc hố (cm) Số hộ Tỷ lệ % 1 1-2 3 13,0 40x40x40 16 69,6 2 2-3 5 21,7 50x50x50 5 21,7 3 3-4 15 65,2 60x60x60 2 8,7 Tổng 23 100 23 100

Kết quả điều tra phỏng vấn 23 hộ dân về kích thƣớc hố trồng cho thấy có 3 loại kích thƣớc, tập trung cao nhất là kích thƣớc 40x40x40cm có 16/23 hộ (chiếm 69,6%). Kích thƣớc hố 50x50x50cm có 5/23 hộ (chiếm 21,7%), và thấp nhất là kích thƣớc hố 60x60x60cm có 2/23 hộ (chiếm 8,7%). Nhƣ vậy kích thƣớc hố trồng phổ biến nhất là kích thƣớc 40x40x40cm, đào hố chủ yếu theo phƣơng pháp thủ công, sau khi đào hố đƣợc lấp và trồng ngay.

Mật độ trồng: Phỏng vấn 23 hộ dân có trồng Trám trắng thì 100% số hộ không xác định đƣợc mật độ khi trồng, cây Trám trám trắng chủ yếu đƣợc trồng quanh vƣờn hộ của gia đình, 100% số hộ dân đều cho rằng không bón phân, không chăm sóc sau khi trồng, hoặc có chăm sóc nhƣng chỉ là phát cỏ và dây leo cho cây Trám con nếu có.

- Khai thác: Phỏng vấn 23 hộ dân, 100% số hộ cho biết thời gian khai thác quả Trám trắng từ tháng 8-10, nhƣng tập trung nhất vào tháng 9 hàng năm. Khi quả Trám từ màu xanh chuyển sang màu xanh vàng có thể tiến hành khai thác, khai thác chủ yếu theo phƣơng pháp thủ công, quả Trám trắng dễ rụng nên có thể dễ dàng sử dụng sào hoặc móc để thu hái quả. Tuy nhiên, cần chú ý không đƣợc bẻ cành để lấy quả vì làm sụt giảm lƣợng quả vào năm sau. Quả Trám trắng sau khi thu hái về thƣờng đƣợc bán tƣơi, hoặc có thể chế biến sử dụng dần, thị trƣờng chủ yếu trong huyện hoặc trong tỉnh. Một số hộ dân đã có kỹ thuật chế biến quả để ăn quanh năm bằng cách tách bỏ hạt, sau đó giã nhỏ trám cùng với củ giềng tuỳ theo tỷ lệ có trộn với muối ăn cho vừa, bảo quản trong chum vại và đậy kín. Với cách chế biến nhƣ vậy có thể để đƣợc cả năm sử dụng làm gia vị chấm hoặc nấu nƣớng tuỳ thích.

- Năng suất quả và giá bán

Số liệu (bảng 4.10) cho thấy năng suất quả của Trám trắng thay đổi rất khác nhau tuỳ theo kích cỡ đƣờng kính, dao động trong khoảng 30 đến 100 kg quả/cây. Trong đó, có 12/23 hộ (chiếm 52,2%) cho rằng năng suất quả đạt 60-80kg/cây ở cấp đƣờng kính khoảng 17-21cm, 5/23 hộ (chiếm 21,7%) cho rằng năng suất quả đạt 80- 100 kg/cây ở cấp đƣờng kính 21-25cm, 3/23 hộ (chiếm 13,0%) cho rằng năng suất chỉ đạt 40-60kg/cây ở cấp đƣờng kính khoảng 13-17cm. Các mức năng suất quả 30- 40kg/cây với cấp đƣờng kính 10-13cm, >100 kg/cây với cấp đƣờng kính >25cm tƣơng ứng chỉ có 1-2 hộ đƣợc hỏi (chiếm 4,3-8,7%). Nhƣ vậy, có thể thấy rằng cây Trám trắng trong khu vực có năng suất quả biến động khác nhau tuỳ theo cấp đƣờng kính.

Bảng 4.10. Năng suất và giá bán quả Trám trắng

TT Năng suất Giá Bán (đ/kg quả) Số hộ Tỷ lệ % D1.3 (cm) kg/cây Số hộ Tỷ lệ % 1 10-13 30-40 1 4,3 8.000-10.000 14 60,9 2 13-17 40-60 3 13,0 10.000-12.000 6 26,1 3 17-21 60-80 12 52,2 >12.000 3 13,0 4 21-25 80-100 5 21,7 5 >25 >100 2 8,7 Tổng 23 100 23 100

Kết quả điều tra giá cả (bảng 4.10) cho thấy giá bán dao động trong khoảng 8.000-12.000 đ/kg quả tƣơi. Trong đó, phổ biến ở mức 8.000-10.000 đ/kg quả có 14/23 hộ (chiếm 60,9%), giá bán 10.000-12.000 đ/kg quả có 6/23 hộ (chiếm 26,1%), giá bán >12.000 đ/kg quả chỉ có 3/23 hộ chiếm 13,0%. Với giá bán nhƣ vậy, nếu 1ha trám với mật độ 100 cây với mức trung bình 60kg quả/cây, giá 8.000đ/kg sẽ cho thu hoạch khoảng 48.000.000 đ/năm. Với mức thu nhập nhƣ vậy là rất cao. Tuy nhiên để đạt năng suất cao và ổn định cần áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất cũng nhƣ nguồn giống trồng đã đƣợc tuyển chọn.

4.2.2.4. Sinh trưởng cây Trám trắng:

Tiến hành điều tra đo đếm 3 OTC Trám trắng tại các thôn trong xã Đồng Lâm. Kết quả (bảng 4.11) cho thấy độ tàn che dƣới rừng Trám trắng biến động từ 0,5-0,6. Mật độ hiện tại đạt từ 120-150 cây/ha. Đƣờng kính ngang ngực nằm trong khoảng từ 21,7-33,9cm. Tuy nhiên, hệ số biến động thay đổi rất khác nhau từ 21,7-33,9%, Trám

trắng trồng trong khu vực không đồng đều về sinh trƣởng đƣờng kính. Về chiều cao biến động từ 17,4-18,5m, hệ số biến động về chiều cao thấp hơn so với hệ số biến động về đƣờng kính và nằm trong khoảng 13,1-18,2%. Đƣờng kính tán khá cao và biến động từ 4,9-5,8m với hệ số biến động ở mức cao 23,2-31,2%.

Bảng 4.11. Đặc điểm sinh trưởng Trám trắng

TT OTC Mật độ (cây/ha) D1.3 (cm) Vd% Hvn (m) Vh% Hdc (m) Vhdc% Dt (m) Vdt% Độ tàn che 1 T1 150 33,9 36,8 18,1 14,4 10,4 24,0 5,5 23,2 0,5 2 T2 130 21,7 38,0 17,4 13,1 10,9 25,7 4,9 31,2 0,6 3 T3 120 31,4 43,3 18,5 18,2 13,1 16,9 5,8 23,3 0,6 4.2.3. Cây Ba kích

4.2.3.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái cây Ba kích - Đặc điểm hình thái:

Ba kích là loại dây leo bám lên các thân cây gỗ, sống nhiều năm trong rừng tự nhiên, dây ba kích thƣờng dài 4-5mét, thân tròn trơn, màu nâu sẫm, nhiều cành nhỏ mọc chằng chịt với nhau. Lá mọc đối từng cặp, phiến lá hình bầu dục dài, đầu nhọn hoặc tù. Lá non màu xanh, có lông tơ, khi già lá có màu trắng mốc. Cây từ 2 năm tuổi trở lên, phần thân dƣới gốc có màu xám mốc, đoạn thân ngọn và các cặp lá non có màu tím tía. Hoa nhỏ, ra hoa vào cuối tháng 5 và nửa đầu tháng 6. Hoa quả tập trung ở đầu các đầu cành. Cánh hoa đính liền nhau, màu trắng. Quả có màu xanh thẫm nhƣ màu lá già. Quả chín vào tháng 12, chuyển từ màu xanh sang màu hồng nhạt rồi sang đỏ.

- Đặc tính sinh thái:

Ba kích là loài cây ƣa ẩm, ƣa sáng và chịu bóng khi còn nhỏ. Trong tự nhiên cây thƣờng mọc ở rừng thứ sinh, ven đồi hoặc trên đất nƣơng rẫy đã bỏ hoang lâu ngày, độ cao dƣới 500m. Ba kích ƣa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22-240C, lƣợng mƣa hàng năm 1500-2000mm. Đất nơi có Ba kích phân bố tự nhiên thuộc loại feralit đỏ vàng hoặc nâu vàng, hơi chua. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt.

4.2.3.2. Hiện trạng gây trồng Ba kích tại Đồng Lâm

Dự án LSNG pha II, giai đoạn 2002-2007 đã đầu tƣ trồng tại xã Đồng Lâm khoảng 10ha Ba kích, mỗi hộ dân trồng ít nhất 0,5ha, sau 5 năm số diện tích này đã cho khai thác hết, năng suất trung bình đạt từ 3-5kg/gốc, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Thông qua các lớp tập huấn cũng nhƣ hiệu quả của các mô hình do dự án LSNG mang lại đã nâng cao đƣợc nhận thức của ngƣời dân xã Đồng Lâm. Một số hộ đã tự thu hái hạt giống gieo ƣơm tạo cây con hoặc đầu tƣ kinh phí mu giống về trồng. Hiện nay diện tích trồng Ba kích chỉ khoảng 2,0ha. Mặc dù những hộ dân có mong muốn trồng Ba kích nhƣng do thiếu giống và vốn nên diện tích trồng Ba kích cũng rất hạn chế và trồng mang tính phân tán, không tập trung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.3.3. Kiến thức bản địa về kỹ thuật nhân giống, gây trồng, khai thác của người dân và tình hình giá cả thị trường Ba kích trên địa bàn

- Chọn tạo giống:

Điều tra phỏng vấn 30 hộ dân có trồng cây Ba kích trong vƣờn hộ cho thấy 100% số hộ đƣợc hỏi đều cho biết cây Ba kích trồng đƣợc mua giống từ thị trƣờng là cây Ba kích có nguồn gốc từ hom. Ngƣời dân chƣa có kỹ thuật chọn và tạo giống cây Ba kích.

- Xác định thời vụ và mật độ trồng:

Về thời vụ trồng (bảng 4.12) cho thấy thời vụ trồng đƣợc xác định vào vụ Xuân – Hè hoặc vụ Thu, trong đó nhiều nhất là vụ Xuân - Hè tháng 4-5 hàng năm có 15/30 hộ (chiếm 50%), trồng vào tháng 7-8 có 5/30 hộ (chiếm 16,6,0%). Nhƣ vậy, về thời gian trồng trong vùng nhiều nhất là diễn ra vào tháng 4-5, vào thời gian này mƣa nhiều, ít nắng nên tỷ lệ cây sống sẽ cao hơn.

Bảng 4.12. Xác định thời vụ trồng và mật độ trồng Ba kích TT Thời vụ trồng Mật độ trồng Tháng Số hộ Tỷ lệ % Mật độ Số hộ Tỷ lệ % 1 2-3 10 33,3 2x3m (1.600 cây/ha) 3 10,0 2 4-5 15 50,0 2x2m (2.500 cây/ha) 8 26,7 3 7-8 5 16,6 1,5x1,5m (4.400 cây/ha) 19 63,3 Tổng 30 100 30 100

Về khoảng cách hố trồng đƣợc ngƣời dân xác định phổ biến nhất là khoảng cách 1,5x1,5m (4.400 cây/ha), có 19/30 hộ (chiếm 63,3%), thứ 2 là khoảng cách 2x2m (2.500 cây/ha) có 8/30 hộ (chiếm 26,7%), thấp nhất là khoảng cách 2x3m (1.600 cây/ha) có 3/30 hộ chiếm 10,0%. Nhƣ vậy, ngƣời dân trồng nhiều nhất với mật độ 4.400 cây/ha, các mật độ còn lại phần lớn là do ngƣời dân trồng mang tính chất tự phát không theo mật độ nhất định.

Ba kích đƣợc trồng ở chân và sƣờn đồi hoặc hoặc tốt nhất nên trồng trong vƣờn hộ nơi đất ẩm, tầng đất dày và dƣới tán rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có độ tàn che 0,2-0,3. Điều này cho thấy ngƣời dân đã nắm vững kỹ thuật cũng nhƣ thời vụ trồng từ các lớp tập huấn, nếu đƣợc hỗ trợ về giống thì ngƣời dân có thể chủ động bảo tồn và phát triển loài cây này trong tƣơng lai.

- Xác định kích thước hố và lượng phân bón lót

Số liệu ở bảng 4.13 cho thấy có 3 loại kích thƣớc hố trồng đƣợc ngƣời dân áp dụng, trong đó phổ biến nhất là kích thƣớc 30x30x30cm có 8/30 hộ (chiếm 26,6%), kích thƣớc hố 40x40x40cm có 17 hộ (chiếm 56,6%) và kích thƣớc 50x50x50cm chỉ có 5 hộ (chiếm 16,6%). Nhƣ vậy, đối với Ba kích thì kích thƣớc hố 40x40x40cm là phổ biến và đƣợc ngƣời dân lựa chọn, đây cũng là kinh nghiệm của ngƣời dân học tập từ dự án LSNG pha II trƣớc đây đã triển khai tập huấn. Đào hố theo phƣơng pháp thủ công bằng cuốc, việc đào hố thƣờng đƣợc tiến hành trƣớc khi trồng 10-15 ngày.

Ngƣời dân chủ yếu là không bón phân khi trồng và có tới 13/30 hộ chiếm 43,3%. Các hộ còn lại có bón phân chuồng nhƣng mức bón cũng khác nhau. Lƣợng bón phổ biến 1-2kg/hố có 4/30 hộ (chiếm 13,3%), 9/30 hộ bón 2-5kg/hố (chiếm 30,0%), và chỉ có 4 hộ bón với liều lƣợng 5-10kg/hố (chiếm 13,3%). Việc bón phân phụ thuộc vào điều kiện kinh tế từng gia đình, hộ có điều kiện kinh tế khá, có nguồn

phân dồi dào có thể bón nhiều phân. Tuy nhiên, các phân hoá học nhƣ NPK lại không đƣợc sử dụng trong trồng Ba kích mà chủ yếu là bón phân chuồng vì phân chuồng giúp cho đất tơi xốp tạo điều kiện tốt cho củ Ba kích phát triển. Dự án LSNG trƣớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 50 - 91)