Hiên trạng đất đai, tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 34 - 91)

3.1.5.1. Tiềm năng đất rừng và rừng

Xã Đồng Lâm là xã miền núi có tổng diện tích đất tự nhiên là 11.510 ha chia thành các loại đất sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 152,2 ha; - Đất sản xuất lâm nghiệp có 10.653,8 ha;

- Đất khác là (bao gồm đất phi nông nghiệp, đất chƣa sử dụng) có 704 ha.

Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung ở ven các khe suối với các khu đồng hẹp và theo bậc thang. Hàng năm do thiếu nƣớc nên diện tích canh tác 2 vụ. Ngƣời dân địa phƣơng chủ yếu thu nhập từ việc sản xuất ngô trên nƣơng bãi và chăn nuôi.

Trong 10.653,8 ha đất lâm nghiệp, có đến trên 8.000 ha là rừng nghèo kiệt và đất trống, đồi trọc. Trong những năm qua, xã Đồng Lâm trở thành một trong những vùng nguyên liệu giấy của huyện, bằng việc vận động và tạo điều kiện cho ngƣời dân vay vốn ngân hàng trồng keo. Cùng với trồng keo, phong trào làm kinh tế gia đình (KTGĐ), nhất là kinh tế trang trại, gia trại phát triển mạnh. Trong vòng ba, bốn năm trở lại đây, khi nhiều diện tích keo đã cho khai thác và nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại phát huy hiệu quả, đời sống của đồng bào Dao xã Đồng Lâm từng bƣớc đƣợc cải thiện rõ rệt.

3.1.5.2. Thực vật rừng

Một phần diện tích xã Đồng Lâm thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng. Đây là những khu rừng đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt nên vẫn còn nhiều loại gỗ lớn, gỗ quý. Tính đa dạng của khu vực này tƣơng đối cao. Theo kết quả điều tra mới nhất của các chuyên gia, tƣ vấn về động thực vật rừng của trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam cho thấy: Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn-Kỳ Thƣợng có 837 loài thuộc 150 họ, trong đó:

Ngành Thông đất-Lycopodiophyta: có 2 loài thuộc 2 chi thuộc 2 họ Ngành Cỏ tháp bút-Equisetophyta: có 1 loài, 1 chi, 1 họ

Ngành Dƣơng xỉ-Polypodiophyta: có 20 loài, 14 chi, 14 họ Ngành Thông-Pinophyta: có 11 loài, 6 chi thuộc 4 họ Ngành Ngọc lan-Magnoliophyta

Lớp hai lá mầm-Dicotyledones: có 696 loài, 389 chi, 109 họ

Lớp một lá mầm-Monocotyledones: có 107 loài, 77 chi thuộc 20 họ.

Có 26 họ có từ 10 loài trở lên với 515 loài, chiếm 17,33% tổng số họ và 61,53% tổng số loài.

Về động vật: Kết quả nghiên cứu bƣớc đầu đã xác định số lƣợng động vật quý hiếm đáng kể nằm trong sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ IUCN cấp VU trở lên. Cụ thể nhóm thú có 15 loài, chim có 4 loài, bò sát có 8 loài và lƣỡng cƣ có 1 loài. Chỉ tính riêng lớp thú đã có 15/57 số loài đặc biệt quan trọng cần đƣợc bảo tồn. Trong đó có 8 loài ở cấp (E) - đang nguy cấp: Manis pentadactyla, Ursus thibetanus, Helarctos malayanus, Panthera tigris, Catopuma temmincki, Panthera pardus, Capricornis sumatraensis

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 34 - 91)