Số lượng khách hàng mở thẻ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cửa lò (Trang 39 - 135)

Thẻ ngân hàng là một hình thức thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt mang lại nhiều lợi ích inh tế và tiện dụng đối với người sử dụng thẻ nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Số lượng thẻ được khách hàng chấp nhận lựa chọn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ thành công của công tác phát triển thẻ tại ngân hàng, là thành quả của việc không ngừng cải tiến chất lượng các sản phẩm, dịch vụ thẻ nói riêng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nói chung nhằm mang lại hiệu quả cao hơn nữa trong việc đáp ứng các yêu cầu ngày càng đa dạng của mọi đối tượng khách hàng. 1.4.4. Mạng lưới máy giao dịch tự động ATM

Để đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ nội địa, các ngân hàng cần mở rộng việc đầu tư phát triển mạng lưới ATM, do bởi chức năng của ATM là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm thẻ nên được các ngân nên được các ngân hàng hết sức chú trọng.

Hiện nay chức năng trên ATM của các ngân hàng nói chung bao gồm rút tiền, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản, mua bán thẻ điện thoại di động trả trước, vấn tin tài khoản tại ATM, vấn tin tài khoản bằng tin nhắn SMS, đổi số PIN, gửi tiết kiệm có kỳ hạn, thông tin ngân hàng, tra cứu cước phí và thanh toán cước viễn thông trực tuyến với nhà cung cấp dịch vụ (điện thoại cố định, điện lực, internet…)

Sự bùng nổ của mạng lưới hệ thống ATM trong những năm qua đã góp phần tác động đến doanh số sử dụng thẻ nội địa của các ngân hàng tăng trưởng bình quân 300%/năm.

1.4.5. Mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ

Mạng lưới này bao gồm các đơn vị cung ứng hàng hóa và dịch vụ thuộc các lĩnh vực: khách sạn, nhà hàng, cửa hàng bán lẻ đồ thủ công mỹ nghệ và tơ lụa, các điểm bán vé máy bay, công ty du lịch, các siêu thị…

Trong những năm qua, các loại hình này đáp ứng tương đối tốt nhu cầu chi tiêu sử dụng thẻ của người nước ngoài đến Việt Nam du lịch và thanh toán. Tuy vậy đối với thẻ nội địa, thiết bị chấp nhận thẻ (POS) của ngân hàng nào chỉ chấp nhận thanh toán của ngân hàng đó. Điều này dẫn đến tình trạng là một đơn vị chấp nhận thẻ có thể đặt rất nhiều POS của các ngân hàng khác nhau. Như vậy việc mở rộng mạng lưới ĐVCNT cũng được các NHTM Việt Nam hết sức quan tâm và coi đó là chiến lược quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị phần thanh toán thẻ.

Bên cạnh việc tập trung phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ thì các ngân hàng cũng phải quan tâm đến việc phân bổ CSCNT theo ngành cho hợp lý tránh tình trạng phát triển không đồng đều giữa các loại hình dịch vụ, kìm hãm tiến trình phát triển chung của phương tiện thanh toán thẻ tại thị trường nội địa.

1.4.6. Doanh thu từ thẻ và doanh số thanh toán qua thẻ

Để đánh giá ảnh hưởng của thẻ thanh toán tới hoạt động của các lĩnh vực trong hệ thống ngân hàng, chúng ta phải xem xét mức độ tăng trưởng doanh thu về thẻ thanh toán của chi nhánh so với mức doanh thu dịch vụ của hệ thống ngân hàng qua các năm.

Doanh thu từ thẻ thanh toán bao gồm tiền phí mở thẻ, phí cấp lại thẻ và các phí giao dịch trong quá trình sử dụng thẻ (phí đổi pin, phí in sao kê, phí chuyển lương…).

Đó là do tốc độ tăng trưởng du lịch và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh. Năm 2012 Việt Nam đón hơn 9 triệu lượt khách du lịch quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên đà góp phần gia tăng khách hàng tiêu dung thẻ.

1.4.7. Phòng ngừa rủi ro về phát hành thẻ

Phòng ngừa rủi ro về thẻ không những bảo đảm quyền lợi khách hàng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mà còn nâng cao uy tín dịch vụ thẻ của bản thân ngân hàng đối với khách hàng, giảm tổn thất cho cả ngân hàng và khách hàng. Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro được thực hiện theo thông lệ quốc tế, kết hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

1.4.8. Không ngừng tăng tiện ích sử dụng thẻ cho các đối tượng khách hàng khác nhau Ngân hàng cần triển khai một chiến lược hiệu quả cho phát triển dịch vụ thẻ, Ngân hàng cần triển khai một chiến lược hiệu quả cho phát triển dịch vụ thẻ, nhằm vào các đối tượng khách hàng cụ thể và đa dạng.

1.4.9. Chủ động và giữ vai trò đầu mối hợp tác kết nối mạng thanh toán thẻ Để thu hút khách hàng sử dụng thẻ của mình, cần liên kết với các ngân hàng, các Để thu hút khách hàng sử dụng thẻ của mình, cần liên kết với các ngân hàng, các TCTD khác và các hãng kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác để cho ra đời những sản phẩm thẻ đa tiện ích, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ của NHTM.

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ của NHTM, nhưng nhìn chung các nhân tố có thể chia thành hai nhóm:

* Nhóm nhân tố khách quan:

- Trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng của người dân: trong một xã hội mà trình độ dân trí cao, các phát minh, ứng dụng của khoa học kĩ thuật công nghệ cao sẽ dễ dàng tiếp cận với người dân. Tiêu dùng thông qua thẻ là một cách thức tiêu dùng hiện đại, nó sẽ dễ dàng xâm nhập và phát triển hơn với những cộng đồng dân trí cao và ngược lại. Cũng như vậy, thói quen tiêu dùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của dịch vụ thẻ. Khi người dân quen với việc thanh toán các dịch vụ, hàng hóa bằng tiền mặt họ sẽ ít có nhu cầu về thanh toán thông qua thẻ.

- Thu nhập của người dùng thẻ: thu nhập con người cao lên, những nhu cầu của họ cũng ngày càng phát triển, việc thanh toán đối với họ đòi hỏi một sự thỏa dụng cao hơn, nhanh chóng hơn, an toàn hơn. Việc sử dụng thẻ đáp ứng rất tốt nhu cầu này. Hơn nữa, ngân hàng chỉ có thẻ cung cấp dịch vụ cho những người có một mức thu nhập hợp lý, những người thu nhập thấp sẽ không đủ điều kiện sử dụng dịch vụ này.

Lo ngại về sự an toàn trong giao dịch cũng là một trở ngại, từ chỗ lo ngại dẫn đến việc không tiếp cận do vậy không thấy được lợi ích của thanh toán điện tử.

- Môi trường pháp lý: việc kinh doanh dịch vụ thẻ tại bất kỳ quốc gia nào đều được tiến hành trong một khuôn khổ pháp lý nhất định. Các quy chế, quy định về thẻ sẽ gây ra ảnh hưởng 2 mặt: có thể theo hướng khuyến khích việc kinh doanh và sử dụng thẻ nếu có những quy chế hợp lý, nhưng mặt khác những quy chế quá chặt chẽ, hoặc quá lỏng lẻo có thể mang lại những ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát hành và thanh toán thẻ.

- Môi trường công nghệ: hoạt động thanh toán thẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi trình độ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Đối với một quốc gia có công nghệ khoa học phát triển, các ngân hàng nước này có thể cung cấp dịch vụ thẻ với sự nhanh chóng và an toàn cao hơn. Chính vì thế, việc luôn luôn đầu tư nâng cấp công nghệ, nghiên cứu khoa học là những việc làm vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như bảo mật cho hoạt động của ngân hàng.

- Môi trường cạnh tranh: đây là yếu tố quyết định đến việc mở rộng và thu hẹp thị phần của một ngân hàng khi tham gia vào thị trường thẻ. Nếu trên thị trường chỉ có một ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ thì ngân hàng đó sẽ có được lợi thế độc quyền nhưng giá phí lại có thể rất cao và thị trường khó trở nên sôi động. Nhưng khi nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì sẽ góp phần phát triển đa dạng hóa dịch vụ, giảm phí phát hành và thanh toán thẻ.

* Nhóm nhân tố chủ quan:

- Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẻ: đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động và có nhiều kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển hoạt động dịch vụ thẻ, ngân hàng nào có sự quan tâm, có chính sách đào tạo nhân lực trong kinh doanh thẻ hợp lý thì ngân hàng đó sẽ có cơ hội đẩy nhanh việc kinh doanh thẻ trong tương lai.

- Tiềm lực kinh tế và trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng thanh toán thẻ: điều này gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại nếu hệ thống máy móc này có trục trặc thì sẽ gây ách tắc trong toàn hệ thống. Vì vậy, đã đưa ra dịch vụ thẻ, ngân hàng phải đảm bảo một hệ thống thanh toán hiện đại, theo kịp yêu cầu của thế giới. Không những thế việc vận hành bảo dưỡng, duy trì hệ thống máy móc phục vụ phát hành và

thanh toán thẻ có hiệu quả sẽ làm giảm giá thành của dịch vụ, từ đó thu hút thêm người sử dụng. Để phục vụ cho phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng cần trang bị một số máy móc như máy đọc hóa đơn, máy xin cấp phép EDC, máy rút tiền tự động ATM và hệ thống điện thoại-Telex…

- Định hướng phát triển của ngân hàng: một ngân hàng nếu có định hướng phát triển dịch vụ thẻ thì phải xây dựng cho mình các kế hoạch, chiến lược marketing phù hợp, tham gia khảo sát các đối tượng khách hàng mục tiêu, tìm mọi cách để nâng cao tính tiện ích của thẻ cũng như sự thuận lợi cho người sử dụng thẻ thì ngân hàng đó sẽ có thể mở rộng và phát triển việc kinh doanh thẻ một cách bền vững và ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.6. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.6.1. Xu hướng phát triển dịch vụ thẻ trên thế giới

Bảng 1.1: Dự báo thị trường VISA và MASTER CARD trên thế giới

Năm 2011 Năm 2015 Năm 2020

Khu vực Tỷ USD Thị phần Tỷ USD Thị phần Tỷ USD Thị phần Mỹ 4.401,58 39% 6.162,21 35% 8.010,88 31% Châu Âu 2.853,46 25% 3.994,84 23% 5.193,30 20% Châu Á – TBD 2.994,66 26% 5.390,39 31% 8.624,62 33% Canada 243,08 2% 316,00 2% 442,41 2% Mỹ Latinh 567,14 5% 1.020,85 6% 1.837,53 7% Trung Đông Châu Phi 291,02 3% 698,45 4% 1.746,12 7% Tổng 11.350,94 100% 17.582,75 100% 25.854,85 100%

Trong vài năm tới đây, dịch vụ thẻ sẽ từng bước trở thành một trong những dịch vụ mang lại nguồn thu tương đối lớn và ổn định cho các ngân hàng thương mại. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới hiện nay, thanh toán thông qua thẻ sẽ trở thành một phương thức thanh toán thông dụng nhất. Đây là cơ hội cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng tham gia hoạt động thanh toán thẻ. Với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay, trong tương lai thẻ thanh toán vẫn sẽ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được ưa chuộng nhất trong các tầng lớp dân cư. Số lượng thẻ sẽ tiếp tục tăng ở các thị trường trên thế giới, và tốc độ phát triển của thẻ tại các khu vực cụ thể sẽ có những thay đổi rõ rệt. 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Mỹ Châu Âu Châu Á - TBD Canada

Mỹ latinh

Trung Đông - Châu Phi

Biểu đồ 1.1: Doanh số thẻ tại các khu vực trên thế giới

Theo bảng tổng kết dự báo, trong thời gian tới, Mỹ vẫn là nước có doanh số thanh toán thẻ lớn nhất trên thế giới, mỗi năm doanh số này vẫn tăng khoảng 20%. Thị phần của Mỹ so với các khu vực khác đang giảm dần từ 39% (năm 2011) xuống 35% vào năm 2015, do sự vươn lên của các thị trường mới nổi khác.

Châu Âu là thị trường lý tưởng cho các tổ chức thẻ hoạt động và phát triển. Người dân ở đây sử dụng thẻ do sự tiện lợi nhiều hơn là được cấp tín dụng và thẻ được xem như là một phương thức thanh toán của tầng lớp thượng lưu.Vì vậy thẻ vẫn sẽ là phương tiện thanh toán được ưa chuộng. Doanh số thanh toán thẻ tăng từ 2.853,46 tỷ USD vào cuối năm 2011 và 3.994,84 tỷ USD vào năm 2015. Nhưng giống như thị trường Mỹ thị phần của nó cũng đang giảm đi để nhường chỗ cho những thị trường tiềm năng khác.

39% 25% 26% 2% 5% 3% Năm 2010 34% 23% 31% 2% 6% 4% Năm 2015 31% 20% 33% 2% 7% 7% Năm 2020 Mỹ Châu Âu Châu Á – TBD Canada

Mỹ Latinh Trung Đông- Châu phi

Biểu đồ 1.2: Thị phần thẻ tại các khu vực trên thế giới

Châu Mỹ Latinh là châu lục có sự phát triển kinh tế không đồng đều. Đến nay, nền kinh tế tại khu vực này đã đi vào ổn định phát triển và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Điều này mở ra một thị trường mới đầy hấp dẫn cho thẻ. Tốc độ tăng trưởng dự kiến trong 10 năm (từ 2011-2020) là 625%, khu vực này với số dân chiếm 59% dân số thế giới sẽ trở thành thị trường lớn thứ 2 thế giới cùng với Châu Âu vào năm 2015. Đây là thị trường có tốc độ tăng mạnh nhất trong thời gian tới.

Trung Đông và châu Phi là hai vùng nổi tiếng về du lịch, ở đây thu hút phần lớn khách du lịch từ châu Âu, là thị trường tốt để kinh doanh thẻ. Doanh số thanh toán thẻ của nó tăng mạnh trong thời gian qua và trong thời gian tới chủ yếu do lượng khách nước ngoài ra vào nhiều. Việc sử dụng thẻ trong dân cư còn rất hạn chế do điều kiện về kinh tế, tôn giáo... Trong những năm tới, thị trường thẻ ở đây vẫn là thị trường khiêm tốn nhất chưa xứng với tiềm năng của nó.

1.6.2. Sự hình thành và phát triển dịch vụ thẻ ở một số nước trên thế giới và khu vực. 1.6.2.1. Trung Quốc: 1.6.2.1. Trung Quốc:

Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới với trên 1,2 tỷ người. Trong hơn 2 thập kỷ qua nền kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng với tốc độ trung bình

7,8%/năm. Với đường lối thu hút đầu tư và du lịch, phát huy nội lực và đẩy manh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thẻ ở Trung Quốc đã có môi trường phát triển thuận lợi.

Mặc dù dân số đông, nhưng trình độ của đại đa số dân chúng trong lĩnh vực sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân, đặc biệt là sử dụng thẻ còn rất thấp.

Theo thống kê của tạp chí Ngân hàng Châu á (The Asian Banker) thì chỉ có 3% tiêu dùng được thực hiện qua hình thức thanh toán thẻ, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Hiện tại, ở Trung Quốc chỉ có khoảng 350 triệu thẻ các loại (chiếm tỷ lệ 0,27 thẻ/người), trong đó thẻ tín dụng quốc tế chỉ có khoảng một triệu, còn lại là thẻ ghi nợ nội địa.

Xuất phát từ thực trạng đó, định hướng của Trung Quốc là trước mắt tập trung vào phát triển thẻ ghi nợ để tạo thói quen sử dụng trong dân chúng. Đồng thời để tạo cơ sở cho thị trường thẻ tín dụng phát triển, Trung quốc đáp dụng một số biện pháp như giảm li suất tín dụng, bi bỏ chế độ bắt buộc thế chấp, trả lương cho công chức Nhà nước thông qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng, bước đầu cho phép các ngân hàng nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng trong nước, tạo thuận lợi để phát triển dịch vụ thẻ tại nước mình.

Từ thực tế trên, ta có thể rút ra kinh nghiệm: khi xuất phát điểm của thị trường thẻ còn quá thấp, cần tập trung vào phát triển thẻ ghi nợ trước để tạo thói quen dùng thẻ trong dân chúng, giúp họ tiếp cận dần với dịch vụ thẻ, mở rộng các sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cửa lò (Trang 39 - 135)