Ngân hàng tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động kinh doanh thẻ như:
- Ngân hàng thường xuyên kiểm tra hệ thống máy móc, thiết bị, đảm bảo hoạt động liên tục và ổn định; tổ chức theo dõi, giám sát hoạt động của hệ thống thanh toán thẻ 24/24h, kiểm tra tất cả máy ATM thường xuyên trong và ngoài giờ hành chính, cảnh giác với những thiết bị skimming gắn trên máy ATM của bọn tội phạm để có thể phát hiện kịp thời và xử lý ngay khi có sự cố.
- Ngân hàng tăng cường kiểm soát các bước thực hiện nghiệp vụ của các cán bộ làm trực tiếp, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của quy trình nghiệp vụ. Thực tế cho thấy các hoạt động gian lận thẻ trên thế giới có nguồn gốc chủ yếu từ các nhân viên thẻ vì đây là những đối tượng hiểu rõ quy trình phát hành và thanh toán thẻ, họ có thể dễ dàng phát hiện các lỗ hổng trong quy chế, quy định của ngân hàng để tìm cách cấu kết với các nhân viên CSCNT và các đối tượng liên quan khác để thực hiện hành vi gian lận. Do đó, Vietinbank cần hoàn thiện quy trình nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ; xây dựng các khu bảo mật 24/24h kiểm soát chặt chẽ bằng các cửa từ, trang bị các thiết bị camera tại tất cả các khu vực phòng, ban trong ngân hàng; chọn các nhân viên có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh và kiểm soát chặt chẽ hành vi của họ trong thời gian làm việc tại các bộ phận quan trọng và bảo mật; thực hiện luân chuyển nhân viên liên quan trực tiếp đến công việc phát hành thẻ theo định kỳ để vừa có thể bảo đảm vừa có thể phát huy được tính sang tạo cũng như tinh thần trách nhiệm của nhân viên.
- Ngân hàng thường xuyên thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ. Trong quá trình phát hành thẻ phải đảm bảo chỉ có các cán bộ liên quan được vào phòng bảo mật thực hiện in thẻ và PIN. Sau khi nhận thẻ thành phẩm, các bộ phận liên quan phải gửi PIN và thẻ theo 2 đường thư bảo đảm đến chi nhánh hoặc đến chủ thẻ. Thực hiện nguyên tắc đảm bảo thẻ và PIN phải được trao tận tay khách hàng. Ngoài ra, hàng ngày, ngân hàng phải thực hiện thường xuyên việc cập nhật danh sách thẻ đen và gửi đến các CSCNT cũng như đại lý thanh toán thẻ để họ kiểm tra và phát hiện các chủ thẻ giả mạo và gian lận nếu có. Còn đối với CSCNT, Vietinbank cần tìm hiểu kỹ về tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính các CSCNT trước khi ký hợp đồng với các CSCNT này. Trong quá trình CSCNT hoạt động, ngân hàng cần thường xuyên cập nhật tài liệu, tổ chức nghiệp vụ cho nhân viên CSCNT, theo dõi chặt chẽ doanh số hoạt động cũng như tình hình tài chính của CSCNT để phát hiện được những khó khăn bất thường và có biện pháp ngăn chặn rủi ro kịp thời.
- Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi diễn biến hoạt động thanh toán của chủ thẻ. Hàng ngày, ngân hàng theo dõi các báo cáo thẻ chậm thanh toán, báo cáo thẻ chi tiêu vượt hạn mức, báo cáo tình trạng thẻ, báo cáo cấp phép, báo cáo thanh toán.. để có thể kịp thời phát hiện những rủi ro trong việc sử dụng thẻ của chủ thẻ, kịp thời thông báo và phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế và các bên liên quan tìm biện pháp xử lý.
- Ngân hàng nên lựa chọn các điểm đặt máy ATM ở những nơi đảm bảo an toàn, an ninh như các khu chung cư, trung tâm thương mại, siêu thị…có nhân viên bảo vệ máy để hạn chế rủi ro xảy ra tại máy ATM như đập phá máy trộm tiền, hoặc các chủ thẻ dễ bị cướp giật sau khi rút tiền tại máy…
- Tăng cường hợp tác với các ngân hàng khác trong việc ngăn ngừa rủi ro. Sự hợp tác liên kết với các ngân hàng khác sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Từ đó giúp cho các ngân hàng có thể hỗ trợ nhau về mặt kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro thông qua việc trao đổi kinh nghiệm về quản lý rủi ro đối với hoạt động kinh doanh thẻ, chia sẻ thông tin rủi ro về thẻ, có biện pháp phòng ngừa để hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng mình và góp phần thúc đẩy thị trường thẻ Việt Nam phát triển.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong đó có NHCT chi nhánh Cửa Lò đều triển khai dịch vụ thẻ. Thị trường thẻ Việt Nam xuất hiện rất nhiều loại thẻ mang lại cho người sử dụng nhiều tiện ích khác nhau và phù hợp với nhiều rất nhiều đối tượng dân cư khác nhau. Dịch vụ thẻ xuất hiện không những góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế , đầu tư mà còn góp phần cho xã hội phát triển văn minh hơn. Đối với các NHTM nói chung và đối với NHCT Cửa Lò nói riêng việc cung cấp dịch vụ thẻ không chỉ giúp ngân hàng tăng lợi nhuận mà còn giúp ngân hàng có dược một nguồn vốn rẻ với chi phí thấp và gia tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
Đề tài: “Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
chi nhánh Cửa Lò” được chọn nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp tổng thể để phát
triển dịch vụ này, đồng thời khẳng định tính đúng đắn của những nhận định ở trên. Qua nghiên cứu, đề tài rút ra được các kết luận sau:
Một là, dịch vụ thẻ mang đến nhiều tiện ích mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng hiện đại và của toàn bộ nền kinh tế.
Hai là, với một nề tảng công nghệ như nhau, dịch vụ thẻ đòi hỏi phải có một môi trường kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, công nghệ, pháp lý... phát triển tương ứng để các dịch vụ đó có thể được triền khai và mang lại hiệu quả cao nhất.
Ba là, mặc dù NHCTVN đã cung cấp khá nhiều các tiện ích trên các kênh phân phối, nhưng chúng vẫn chưa được khai thác và phát huy hết. Nguyên nhân chính không chỉ khách quan xuất phát từ thói quen, mức sống của người dân, sự phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế mà còn do bản thân ngân hàng với những hạn chế về năng lực tài chính, trình độ nhân lực, quản lý, cơ sở hạ tầng công nghệ.
Bốn là, để thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thẻ, các giải pháp và kiến nghị được nêu ra cần được thực thi một cách đồng bộ và có hiệu quả, trong đó việc nâng cao nhận thức và thói quen của người dân về thẻ ngân hàng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.
Thị trường thẻ của các NHTM Việt Nam nói chung và của NHCT Việt Nam nói riêng có tiềm năng to lớn và còn đang rộng mở. Với sự quan tâm của NHNN và các Cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan cùng với sự nỗ lực, năng động của Hội thẻ Việt Nam, chắc chắn hoạt động Thẻ sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới, góp phần tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phục vụ ngày càng có hiệu quả và tiện ích hơn cho đời sống xã hội, đồng thời sẽ góp phần quan trọng cho các NHTM Việt Nam hội nhập quốc tế thành công.
Học viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tú Anh (2013) “ Giải pháp hoàn thiện và phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, luận văn thac sĩ, Học Viện Ngân
Hàng Hà Nội”
2. Lê Anh Cương (2005), , Nhà xuất bản lao động-xã hội “ Nguyên cứu và phát triển sản phẩm mới”
3. Trần Minh Đạo (2006)-Nhà xuất bản tài chính Hà Nội, Perter S.Rose (2004) “
Quản trị ngân hàng thương mại”
4. Lê Thế Giới (2001) , Nhà xuất bản giáo dục “ Quản trị Maketing”
5. Lê Thế Giới, Ths Lê Văn Huy (2006) “ Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam”, tạp chí ngân hàng, (số 4)
6. Lê Thị Thu Hằng (2007) “Tâm lý sử dụng tiền mặt trong dân cư-thực trạng và giải pháp khắc phục, Tạp chí ngân hàng”, (số 7)
7. Nguyễn Thị Minh Hiền (2003) , Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội “ Giáo trình
Maketing ngân hàng”
8. Vũ Quế Hương (2001), Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật “ Quản lý đổi mới và phát triển sản phẩm mới”
9. Ngô Hướng (2008), Nhà xuất bản thống kê “ Hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam một năm sau gia nhập WTO
10.Nguyễn Minh Kiều (2007), Nhà xuất bản thống kê “ Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”
11.Philip Kotler (1997), Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội “Maketing căn bản (sách dịch) ”
12.Nguyễn Thị Mùi (2006) , Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội “ Quản trị Ngân hàng thương mại”
13.Lê Huyền Ngọc (2006) “ Kết nối toàn hệ thống, giải pháp cho thị trường thẻ Việt Nam phát triển”, Tạp chí ngân hàng, (số 8).
14. Nguyễn Danh Lương, Luận án: “Những giải pháp góp phần nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ ngân hàng ở Việt Nam’’ bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước tại trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2007.
15.Trần Tấn Lộc Luận án: “ Giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường thẻ
ngân hàng tại Việt Nam ’’, bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước tại
trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009.
16.Ngân hàng Nhà Nước (2008) “ Báo cáo tổng kết thường niên của NHNN-Chi
nhánh Cửa Lò 2010-2012”
17.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cửa Lò:
Báo cáo tổng kết dịch vụ thẻ 2010-2012.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cửa lò.
Báo cáo kết quả hoạt động thẻ của tổ thẻ ngân hàng Công thương Chi nhánh Cửa Lò.
18.Lê Văn Tề (1999) “Nhà xuất bản trẻ Thẻ thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻ thanh toán quốc tế tại Việt Nam”
PHỤ LỤC
1. Quy trình nghiệp vụ thẻ tại Vietinbank Cửa Lò
a. Quy trình nghiệp vụ phát hành thẻ
(1)Tiếp nhận hồ sơ xin phát hành thẻ của khách hàng.
Bao gồm: Giấy đề nghị phát hành thẻ; hợp đồng sử dụng thẻ (2bản); 2 ảnh 3×4; bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu (có bản gốc đối chiếu); Bản sao hộ khẩu/giấy chứng nhận cư trú (có bản gốc đối chiếu), hợp đồng lao động hoặc giấy tờ chứng minh thu nhập của cá nhân, tổ chức hay công ty, các giấy tờ liên quan đến bảo lãnh, thế chấp (thẻ tín dụng).
(2)Gửi yêu cầu phát hành thẻ đến trung tâm thẻ của Vietinbank.
Ngân hàng công thương Cửa Lò thẩm định, đánh giá tổng hợp hồ sơ của khách hàng:
Đối với thẻ tín dụng, bộ phận phát hành thẻ phối hợp với bộ phận cho vay tín dụng và các phòng ban liên quan (nếu cần) để xác minh, thẩm định: tư cách pháp nhân, tình hình tài chính của tổ chức, công ty, cá nhân người xin phát hành thẻ, tham khảo đối chiếu với những thông báo phòng ngừa rủi ro của trung tâm thẻ, các ngân hàng khác và các cơ quan hữu quan.
Đối với thẻ ghi nợ, kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của những thông tin về tài khoản cá nhân trên hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ do khách hàng khai báo, thẩm định thông tin trên chứng minh nhân dân so với thông tin đăng ký trên hệ thống quản lý tài khoản.
Xét duyệt đơn phát hành và ký hợp đồng sử dụng thẻ. Trong vòng 2 ngày làm
việc (thẻ ghi nợ) hoặc 4 ngày làm việc (thẻ tín dụng) kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ hố sơ, chi nhánh phải có quyết định chấp nhận hay từ chối phát hành thẻ. Nếu chấp thuận thì ký hợp đồng sử dụng thẻ, sau đó lập hồ sơ thông tin khách hàng và gửi yêu cầu phát hành thẻ đến trung tâm thẻ.
(3)Vietinbank Cửa Lò nhận thẻ từ trung tâm thẻ.
Trung tâm thẻ sẽ thực hiện kiểm tra dữ liệu, tạo hồ sơ quản lý tại trung tâm thẻ, in thẻ. Sau đó gửi thẻ đã in mã số cá nhân cho chi chi nhánh phát hành băng thư đảm bảo và theo phong bì riêng.
(4) Vietinbank Cửa Lò gửi thẻ cho chủ thẻ: Sau khi nhận được thẻ, chi nhánh phải xác nhận ngay bằng văn bản cho trung tâm phát hành thẻ. Sau đó, thông báo cho chủ thẻ đến nhận hoặc gửi cho chủ thẻ. Trước khi giao thẻ, chi nhánh yêu cầu chủ thẻ ký vào giấy giao nhận thẻ và băng chữ ký ở mặt sau của thẻ.
Sơ đồ 1: Quy trình phát hành thẻ tại NH Vietinbank Cửa Lò
(5)Lưu chứng từ: chi nhánh phát hành thẻ tiến hành lưu chứng từ.
b. Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ
Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán thẻ tại Vietinbank Cửa Lò
(1) Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại ĐVCNT hoặc rút
tiền mặt tại các máy ATM của ngân hàng đại lý (NHĐL). Khi đó các ĐVCNT phải
kiểm tra tính đầy đủ các yếu tố của thẻ, trong một số trường hợp nếu thấy cần thiết còn có thể kiểm tra giấy tờ của chủ thẻ. Đồng thời đối chiếu với danh sách các thẻ cấm lưu hành và những thông báo đột xuất do ngân hàng cung cấp. cuối cùng, trước khi chấp nhận thanh toán các ĐVCNT phải kiểm tra số dư hoặc hạn mức còn lại của
Chủ thẻ Vietinbank Cửa Lò (CN phát hành) thẻ) Trung tâm thẻ (1) (4) (2) (3) (5) Tổ chức thẻ QT CN phát hành TT thẻ CN thanh toán Chủ thẻ ĐVCNT (3) (11) (1) (7) (6) (4) (5) (8) (12) (2) (10) (9)
thẻ, nếu vượt hạn mức thì phải xin phép ngân hàng thanh toán thẻ. Khi đã chấp nhận thanh toán phải lập bộ hoá đơn thanh toán gồm 4 liên, trong đó giữ lại một liên.
(2) ĐVCNT gửi 1 liên hoá đơn thanh toán cho chủ thẻ.
(3) ĐVCNT gửi 2 liên hóa đơn còn lại cho NHTT
(4) Sau khi nhận được hoá đơn chi nhánh thanh toán thẻ kiểm tra tính hợp lệ của hoá đơn, sự ăn khớp giữa biên lai và bảng kê và nhập dữ liệu để lập hồ sơ nhờ thu. Sau khi kiểm tra kĩ lưỡng hoá đơn, chi nhánh NHTT sẽ tạm ứng cho ĐVCNT theo số tiền ghi trên hoá đơn trừ đi các khoản phí mà ĐVCNT phải trả cho chi nhánh thanh toán (theo tỷ lệ trong hợp đông đã ký kết giữa hai bên). Chi nhánh thanh toán thẻ ghi số này vào tài khoản tạm ứng. Chi nhánh thanh toán thẻ lập bảng kê theo mẫu quy định, liệt kê toàn bộ giao dịch.
(5) Chi nhánh NHTT gửi bảng kê cho trung tâm thanh toán thẻ.
(6) Trung tâm thẻ báo Có cho chi nhánh NHTT bảng kê theo số tiền thanh toán ghi trên và giữ lại một phần mà Ngân hàng Nhà nước được hưởng theo tỷ lệ quy định.
(7) Trung tâm thẻ tiến hành tập hợp tất cả các giao dịch nhận được từ các chi nhánh thẻ và gửi cho các tổ chức thẻ quốc tế tương ứng.
(8) Trung tâm thẻ nhận báo Có từ các Tổ chức thẻ quốc tế, sau đó đối chiếu với bảng kê của chi nhánh thanh toán thẻ để hạch toán cho chi nhánh phát hành thẻ liên quan. Đồng thời lập giấy báo Nợ cho chi nhánh phát hành thẻ.
(9) Hàng tháng vào ngày sao kê, trung tâm thẻ lập sao kê chi tiết các giao dịch được phát sinh trong kỳ của từng thẻ và gửi cho chi nhánh qua mạng.
(10)Khi nhận được giấy báo Nợ từ trung tâm thẻ, chi nhánh phát hành thẻ sẽ lập hồ sơ quản lý và hạch toán vào tài khoản thanh toán thẻ.
(11)Chi nhánh phát hành thẻ thanh toán cho tổ chức thẻ quốc tế thông qua trung tâm thẻ. (12)Chi nhánh phát hành thẻ gửi sao kê cho chủ thẻ.
BẢNG CÂU HỎI
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CỬA LÒ
Địa điểm phỏng vấn:
Ngày phỏng vấn: 28/12/2011
Tên khách hàng: ……….. Số điện thoại:………..
Xin trân trọng kính chào quý anh, chị!