Tiến trình dạy học

Một phần của tài liệu dạy học thơ nguyễn bính cho học sinh vùng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 79 - 95)

Hƣớng dẫn học sinh tiếp xúc bƣớc đầu với văn bản tác phẩm

Bước 1: Tiếp xúc ban đầu với tác phẩm

a. Đọc văn bản

- Văn bản này có thể là dễ đọc và dễ hiểu với học sinh miền xuôi, vì các em quen với cách nghĩ và cách nói của ngƣời dân quê vùng Đồng bằng Bắc bộ. Nhƣng với HS miền núi chƣa hẳn là dễ dàng, bởi vì ở đây các dòng thơ đƣợc ngắt nhịp theo cách nghĩ và cách nói của ngƣời miền xuôi. Do đó, vấn đề ở đây là phải chú ý về cách đọc, cách ngắt nhịp ở các dòng thơ, nghĩa là phải biết ngắt hơi và ngừng đọc đúng các nhịp thơ thì thần thái của câu thơ mới hiện lên đƣợc. Cách ngắt nhịp khi đọc các dòng thơ có thể nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thôn Đoài/ngồi nhớ/thôn Đông, ( 2/2/2) Một ngƣời/chín nhớ mƣời mong/một ngƣời. (2/4/2)

Gió mƣa/là bệnh của giời, (2/4) Tƣơng tƣ/ là bệnh của tôi/ yêu nàng.(2/4/2)

Hai thôn/chung lại một làng, (2/6) Cớ sao/ bên ấy/chẳng sang bên này? (2/2/4)

Ngày qua ngày/lại qua ngày, (3/3) Lá xanh nhuộm/đã thành cây lá vàng. (3/5)

Bảo rằng/cách trở đò giang, (2/4)

Không sang /là chẳng đƣờng sang đã đành. (2/6) Nhƣng đây/cách một đầu đình, (2/4) Có xa xôi mấy/mà tình xa xôi…(4/4)

Tƣơng tƣ/thức mấy đêm rồi, (2/4) Biết cho ai/hỏi ai/ ngƣời biết cho! (3/2/3)

Bao giờ bến /mới gặp đò? (3/3)

Hoa khuê các/, bƣớm giang hồ gặp nhau? (3/5) Nhà em/có một giàn giầu, (2/4)

Nhà anh/có một hàng cau liên phòng. (2/6) Thôn Đoài/thì nhớ thôn Đông, (2/4) Cau thôn Đoài/nhớ giầu không thôn nào? (3/5) b. Giải thích từ ngữ, hình ảnh

Gợi dẫn 1: Là một người miền núi khi đọc văn bản này, em thấy có những từ ngữ, hình ảnh nàoxa lạ, hoặc không hiểu?

Yêu cầu: Học sinh trực tiếp đọc văn bản để phát hiện ra những từ ngữ, hình

ảnh nào khó hiểu, trên cơ sở đó giáo viên giảng giải để các em nắm bắt đƣợc. * Về từ ngữ:

Qua khảo sát trƣớc, chúng tôi thấy học sinh dân tộc miền núi vƣớng mắc những từ và ngữ sau:

- Tên bài thơ “Tương tư”: “Tƣơng tƣ là trai gái thƣơng nhớ nhau” (Từ điển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thôn Đoài, Thôn Đông: Làng xã ngày xƣa gồm nhiều thôn hợp lại. Thôn

phía Đông gọi là thôn Đông, thôn phía Tây gọi là thôn Đoài.

- Cách trở đò giang: Con đƣờng nối giữa các làng hai bên sông phải qua sông

qua đò.

- Khuê các: nơi ở của ngƣời phụ nữ giàu có, quý phái.

Giang hồ: Sông hồ, chỉ cuộc sống nay đây mai đó.

- Cau liên phòng (có hai cách hiểu): hoặc là nói cách trồng - cau trồng thành

hàng liên tiếp nhau; hoặc là chỉ một giống cau thấp, ra quả quanh năm. * Tiến trình hoạt động của thầy và trò :

c. Tìm hiểu sơ lƣợc về Nguyễn Bính

( HS đọc phần Tiểu dẫn rồi trả lời các câu hỏi GV nêu ra để khắc sâu kiến thức ở các em )

Gợi dẫn 2: Qua phần Tiểu dẫn ở SGK, em biết được những gì về nhà thơ Nguyễn Bính( Ônglà ai? quê ở đâu? Sinh năm nào và mất năm nào? Thơ ông có nét đặc sắc gì? Cuộc đời ông ra sao?

Nguyễn Bính (1918 - 1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính. Ông quê ở làng Thiện Vịnh, huyện: Vụ Bản, tỉnh: Nam Định.

- Sự nghiệp sáng tác :

+ Làm thơ từ năm 13 tuổi, năm 18 tuổi đƣợc nhận giải thƣởng khuyến khích

về thơ của Tự lực văn đoàn với tập thơ “Tâm hồn tôi”.

+ Tác phẩm tiêu biểu: Tập “Lỡ bước sang ngang” (1940), “Mười hai bến

nước” (1942), “Gửi người vợ miền Nam” (1955), “Tiếng trống đêm xuân”(1958),

Chèo “Cô Son” (1961).

+ Phong cách thơ Nguyễn Bính:

* Nguyễn Bính đã thể hiện sâu sắc nỗi day dứt đến không yên của tâm hồn

thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ mai một (Chân quê). Vì thế,

tuy là một nhà văn lãng mạn, nhƣng Nguyễn Bính lại trở về và đào sâu vào truyền thống dân gian nên đã đem đến cho thơ mình một vẻ đẹp chân quê.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Đề tài phổ biến trong thơ là cảnh và tình quê.

* Ngôn ngữ đời thƣờng, vận dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao.

* Thể thơ lục bát dân gian đƣợc Nguyễn Bính sử dụng với phong cách riêng và đem lại sự thành công xuất sắc: Vừa nhuần nhị, vừa duyên dáng nhƣ ca dao lại rất hiện đại.

- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Sau năm 1945, hoà bình lập lại, ông tập kết ra Bắc tiếp tục làm văn nghệ và báo chí ở Hà Nội và ở quê hƣơng Nam Định.

- Ông mất đột ngột vào sáng 30 tết Ất Tị, tức 20 - 01 - 1966

- Ông đƣợc Nhà nƣớc tặng Giải thƣởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

Bước 2: Đi sâu vào văn bản

a. Tìm hiểu xuất xứ và cấu trúc văn bản

Yêu cầu: HS đọc phần Tiểu dẫn và trình bày những hiểu biết của các em. Giáo viên bổ xung.

- Xuất xứ:

Bài thơ “Tƣơng tƣ” rút trong tập “Lỡ bước sang ngang” (1940), đƣợc

Nguyễn Bính viết khi ông ngoài 20 tuổi, rất tiêu biểu cho phong cách thơ chân quê của ông.

- Thể thơ và cấu trúc bài thơ “Tƣơng tƣ”:

- Bài thơ “Tƣơng tƣ” thuộc thể thơ gì và đƣợc cấu trúc ra sao?

Bài thơ “Tƣơng tƣ” thuộc thể thơ lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc ta, và là thể thơ mà Nguyễn Bính rất có sở trƣờng.

Bố cục bài thơ: 3 phần

+ Phần 1: 4 câu thơ đầu: Khơi nguồn tƣơng tƣ.

+ Phần 2: 12 câu tiếp theo: Diễn biến của tâm trạng tƣơng tƣ. + Phần 3: 4 câu cuối: Khát vọng trong tình yêu.

Đây cũng chính là mạch cảm xúc tâm trạng của nhân vật trữ tình. b. Thâm nhập vào hình tƣợng nhân vật trữ tình trong bài thơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Gợi dẫn 3: Trạng thái tương tư là trạng thái như thế nào? Khi nào thì người

ta tương tư? Em có thể đọc một số câu thơ, câu ca dao nói về tương tư? Theo dân tộc em, từ “tương tư”dịch ra như thế nào?

Yêu cầu:

- Tƣơng tƣ là nỗi nhớ thƣơng trong tình yêu đôi lứa. Thông thƣờng tƣơng tƣ thƣờng xuất hiện trong tình yêu đơn phƣơng, bởi nó diễn tả tâm trạng nhớ nhung một phía, thầm lặng, ủ kín trong lòng. Đó cũng là một thi đề quen thuộc của thi ca.

Thơ viết về tƣơng tƣ thì rất nhiều, nhƣng đƣợc đông đảo các thế hệ độc giả mến mộ thì chỉ có “Tƣơng tƣ” của Nguyễn Bính mà thôi. Ông đã chinh phục ngƣời đọc bằng chính sự chân thật. Giản dị nhƣng đằm thắm và sâu sắc từ ý tứ đến lời thơ.

+ Tương tư có nghĩa là non ải. (Vũ Hoàng Chương). + Bát ngát thương dồn với nhớ dư

Hoá thành muôn đợt sóng tương tư Tương tư có nghĩa đôi bờ ngóng

Anh một mình thôi cứ đợi chờ (Xuân Diệu) + Ba cô đội gạo lên chùa

Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư Sư về sư ốm tương tư

ốm lăn ốm lóc cho sư chọc đầu

- Học sinh của dân tộc nào thì dịch ra tiếng của dân tộc đó.

Gợi dẫn 4: Chủ thể trữ tình ở đây là ai? Con gái hay con trai? Người đó đang

ở trong cảnh ngộ và trạng thái như thế nào?

Yêu cầu:

Lời của bài thơ là lời của chàng trai ở vùng quê đang hƣớng tới cô gái mà anh ta yêu để giãy bày nỗi lòng mình. Anh ta đang ở trong cảnh ngộ xa cách ngƣời yêu và ở trong trạng thái bồn chồn nhớ ngƣời yêu.

Gợi dẫn 5: Anh ta đang hướng về ai để bộc lộ tâm tình? Tâm trạng của anh trai làng trong bài thơ được thể hiện qua những cảm xúc nào?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Yêu cầu: Cả bài thơ là lời của anh trai làng kể lể, giãi bày nỗi lòng của mình với cô gái mà anh thầm yêu, trộm nhớ. ở đây không có tiếng nói của ngƣời con gái, không có lời đối thoại, chỉ có nhân vật “tôi” bộc lộ tâm tình, giãi bày nỗi tƣơng tƣ của mình.

- Tâm trạng tƣơng tƣ của anh trai làng ở đây không chỉ có nhớ nhung đơn thuần mà là một phức hợp cảm xúc khác nhau và diễn biến nhƣ sau:

Lúc đầu là nỗi nhớ nhung, mong đợi tha thiết, chân thành:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của trời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Tiếp đến là hờn đỗi, trách móc cô gái và than thở về sự khắc khoải đợi chờ:

Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?

Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.

Trách cứ xong rồi lại hờn giận và băn khoăn về chuyện ngƣời tình có biết đƣợc nỗi lòng và cảnh ngộ của mình không?

Tương tư thức mấy đêm rồi, Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!

Và cuối cùng là một ước vọng xa xôi, là khát khao hạnh phúc lứa đôi, khao

khát chuyện nhân duyên:

Nhà em có một giàn giầu, Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông, Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

Nhƣ vậy, diễn biến tâm trạng của chàng trai qua trạng thái cảm xúc của ngƣời đang yêu tha thiết, mãnh liệt, chân thành. Những trạng thái này xen vào nhau và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuyển hóa rất tự nhiên. Nguyễn Bính nhƣ đã có sự hóa thân vào nhân vật chàng trai để đồng cảm, thấu hiểu sâu sắc về cảnh ngộ và tâm trạng của anh trai làng đang yêu.

Gợi dẫn 4: Nét độc đáo trong cách thể hiện của Nguyễn Bính ở đây độc đáo ở chỗ nào? (Cách diễn đạt nỗi nhớ, cách diễn đạt sự hờn dỗi, trách móc, than thở, và ước vọng xa xôi của chàng trai)

c. Nghệ thuật diễn đạt nỗi nhớ của chàng trai

Yêu cầu:

- Mở đầu bài thơ là lời khái quát giới thiệu tâm trạng nhớ nhung - biểu hiện đầu tiên của tƣơng tƣ:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Khác với ngƣời thị dân, ngƣời dân quê, trong tình yêu, không phải bao giờ cũng dễ dàng có dịp để có thể trực tiếp bày tỏ tình cảm của mình với ngƣời mình thƣơng yêu. Gặp nhau đã khó, mà gặp nhau rồi đâu phải đã bày tỏ đƣợc. Còn sợ ngƣời làng, thiên hạ, và sợ ngay cả cái ngƣời tình mình muốn tỏ bày. Bởi vậy không phải chỉ gần nhau rồi xa cách mới tƣơng tƣ hay yêu mà không đƣợc yêu lại mới tƣơng tƣ, đến yêu nhau mà không nói đƣợc với nhau cũng đủ để tạo thành tƣơng tƣ. Ngƣời con trai trong thơ Nguyễn Bính sống cùng làng nhƣng khác thôn với cô gái mà anh ta yêu. Bài thơ mở đầu bằng một câu thơ khá lạ:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Làm gì có chuyện cả một thôn này tƣơng tƣ cả một thôn kia? Anh chàng này chỉ nói vơ vào mà thôi. Nhƣng nói thế là cần thiết, để khỏi đƣờng đột, để tạo cái cớ bày tỏ thôi. Ban đầu chủ thể ấy không xuất hiện một cách trực tiếp mà “núp” dƣới một không gian bao bọc: thôn Đoài. Nguyễn Bính đã vân dụng cách nói bóng gió trong ca dao vào trong thơ của mình. Cách nói đó tạo nên cách biểu hiện rất ý nhị, kín đáo, duyên dáng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Bằng thủ pháp nhân hoá, để cho thôn “ nhớ” thôn, Nguyễn Bính đã vẽ những nét phác thảo đầu tiên đầy tinh tế về tâm trạng tƣơng tƣ của một chàng trai. Nét “ chân quê” cũng in dấu trong câu thơ này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- So sánh với nỗi nhớ trong thơ Xuân Diệu, ta thấy đƣợc sự khác nhau giữa hai phong cách của hai nhà thơ, một ngƣời “Tây” quá đỗi, một ngƣời lại

“chân quê” vô cùng (Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh/Anh nhớ em, anh

nhớ lắm, em ơi).

Nếu nhƣ câu thơ đầu, hình ảnh về một chàng trai với nỗi lòng thầm thƣơng trộm nhớ, mới chỉ mơ hồ hé lộ thì đến câu thơ thứ hai nỗi nhớ ấy đã đƣợc khẳng định một cách rõ ràng, đậm nét hơn.

Một người chín nhớ, mười mong một người.

Nguyễn Bính sử dụng cách nói dân gian “chín nhớ mƣời mong”, một cách nói cƣờng điệu, ngoa ngôn mà thành thực.

“Một ngƣời ... một ngƣời”, cách bố trí ngôn ngữ thơ rất đặc biệt này ta thấy đƣợc, tác giả đã cố ý đẩy đối tƣợng ra hai đầu câu thơ, tạo giữa hai con ngƣời ấy một khoảng cách và giữa họ là “chín nhớ mƣời mong”- ngập tràn nỗi nhớ.

Câu thơ thứ 3 và thứ 4 thể hiện một triết lý vô cùng đặc biệt về tâm trạng “tƣơng tƣ”:

Gió mưa là bệnh của trời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Nhà thơ đã sử dụng kết cấu với động từ “là”, tạo 2 vế ở 2 câu tƣơng ứng nhau. Gió mƣa là một quy luật của vũ trụ, nó tồn tại một cách vĩnh cửu, không thể thay đổi đƣợc. Nếu nhƣ quy luật ấy đƣợc gọi là căn bệnh thì quy luật của “tƣơng tƣ” cũng là một căn bệnh - một căn bệnh cố hữu trong tình yêu.

Cách lý giải này khẳng định: tình yêu của “tôi” với “nàng” là tất yếu, không gì thay đổi đƣợc, không gì cƣỡng lại đƣợc và hơn hết là nó tồn tại một cách vĩnh cửu. Đây cũng là cách nói độc đáo, mới mẻ chƣa từng có: vừa gần gũi quen thuộc với ngƣời dân quê, vừa thổi hồn thơ mới với sự nhấn mạnh cái tôi riêng tƣ cá nhân.

d. Nghệ thuật diễn tả sự băn khoăn dỗi hờn

Hai thôn chung lại một làng Cớ sao bên ấy lại sang bên này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thông thƣờng chàng trai phải giữ vai trò chủ động. ậ đây lại khác. Chàng trai hoàn toàn thụ động ngồi chờ lại còn trách móc, dỗi hờn. Vấn đề đặt ra tƣởng nhƣ hết sức vô lí. Song đây là cách để tác giả bộc lộ tâm trạng tƣơng tƣ của chàng trai quê yêu vụng, nhớ thầm, yêu mà không đƣợc đáp lại. Cụm từ “hai thôn chung lại” cố tình tạo ra khoảng cách gần gũi giữa hai ngƣời. Những từ “cớ sao”, “chẳng sang” là sự trách cứ nhẹ nhàng, trách yêu, đâu có phải lời đao to búa lớn gì. Ngƣời trong cuộc tƣởng mình bị hờ hững nên sinh ra trách móc vậy thôi.

e. Nghệ thuật biểu thị sự than thở

Ngày qua ngày lại qua ngày

Thông thƣờng câu lục (trong lục bát truyền thống) có cách ngắt nhịp 2/2/2,

nhƣng câu lục trong câu thơ này đã ngắt thành 3/3. Cách ngắt nhịp: 3/3 Ngày qua

ngày/lại qua ngày. Cách ngắt nhịp này khiến chữ “ lại”ở đầu nhịp sau trở thành

điểm nhấn của ngữ điệu. Nó gợi dòng thời gian cứ trôi hết sức chậm chạp, ngày mới chỉ còn là sự lặp lại ngày cũ một cách chán ngán và vô vọng. Cả việc ngắt nhịp, lặp

vế câu và nốt nhấn giọng ở chữ “ lại “ khiến cho giọng thơ vang lên nhƣ một lời

than thở kể lể ngán ngẩm. Tất cả những điều đó đã làm hiện lên một ngƣời con trai với tâm trạng nóng lòng chờ trông đến mòn mỏi.

Song thời gian in đậm ở câu tám (bát):

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng

“Câu thơ đã diễn tả thời gian và tâm trạng thật tinh tế và ý nhị. Thời gian diễn ra ở câu trên đã châm chạp sốt ruột, nhƣng mới qua lời kể lể thôi. Đến câu này, thời gian mới hiện lên sinh động. Thời gian có màu, đúng hơn, thời gian hiện lên

Một phần của tài liệu dạy học thơ nguyễn bính cho học sinh vùng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 79 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)