Tình cảm của học sinh Vùng cao với thơ Nguyễn Bính

Một phần của tài liệu dạy học thơ nguyễn bính cho học sinh vùng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 51 - 53)

Câu hỏi đặt ra cho các em là: Em có thích bài thơ này không? Bài thơ này

nói hộ em được điều gì không? thử đặt mình vào nhân vật trữ tình trong bài thơ để chiêm nghiệm xem chủ thể trữ tình đã nói hộ cho em điều gì?

Kết quả chúng tôi thu đƣợc nhƣ sau: Trƣờng PT Vùng Cao Việt Bắc Tổng số phiếu Kết quả Thích Không thích Bình thƣờng Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 120 103 85,8 6,0 5,0 11 9,2

Qua 120 phiếu điều tra, HS thích học thơ Nguyễn Bính là 103 phiếu (tỉ lệ chiếm 85,5%), HS không thích học thơ Nguyễn Bính là 6 phiếu (tỉ lệ chiếm 5%), HS có thái độ bình thƣờng khi học thơ Nguyễn Bính là 11 phiếu (tỉ lệ chiếm 9,2%). Nhƣ vậy có thể nói, HS đều thích học bài thơ “Tƣơng tƣ” của Nguyễn Bính. Đây là điều kiện thuân lợi để chúng tôi giảng dạy bài thơ này cho HS.

Dƣới đây là lời suy nghĩ của các em về bài thơ:

Em Hờ A Lồng, dân tộc H’mông, quê ở tỉnh Điện Biên đã tâm sự:

Bài thơ “Tương tư” có lẽ không phải chỉ một mình em yêu thích, mà còn là niềm yêu thích của nhiều độc giả khác nữa. Bởi đây là một bài thơ rất đặt sắc và tạo ấn tượng rất sâu sắc trong lòng mỗi người đọc về tình yêu đôi lứa. Qua bài thơ, thấy được khá rõ nét những cung bậc của tình yêu, nhung nhớ tha thiết, cháy bỏng, có hờn ghen, có hoài nghi và cũng có mong ước, mộng đẹp về một tình yêu.

Thử đặt mình vào nhân vật trữ tình trong bài thơ, em chiêm nghiệm được rằng: Trong tình yêu, cung bậc nhớ nhung dường như là dấu hiệu rõ và thường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuyên nhất của tình yêu. Tình yêu lớn thì nỗi nhớ lại càng nhiều. Tình yêu và nỗi nhớ như là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau: có yêu mới có nhớ, yêu lắm thì mới có nỗi nhớ da diết cháy bỏng.

Em Hứa Thị Tình, dân tộc Nùng, quê ở Bắc Kạn viết:

Bài thơ “Tương tư” là một bài thơ hay viết về cảm xúc nhớ mong của người đang yêu. Bài thơ diễn tả rất sâu sắc và chân thực của những người đang yêu, niềm khao khát, ước vọng của họ hướng tới một tương lai tốt đẹp. Với những hình ảnh và lời thơ gần gũi, nên bài thơ luôn hấp dẫn bạn đọc, nhất là những bạn trẻ ngày nay sẽ có sự đồng cảm sâu sắc giữa bài thơ và tiếng lòng mình khi đang yêu.

Em Hoàng Thị Huệ, dân tộc Tày, quê ở Tỉnh Lạng Sơn viết:

Bản thân em rất thích bài thơ “Tương tư”. Bởi đây là bài thơ viết theo thể thơ lục bát rất giống với những bài ca dao, nên ấn tượng đầu tiên là bài thơ rất gần gũi, thân thuộc. Ngoài ra, bài thơ đã gợi về một không gian văn hóa làng quê miền xuôi còn xa lạ đối với học sinh miền núi chúng em. Qua đó, em biết thêm về nét đẹp văn hóa làng quê của người miền xuôi. Bài thơ là những cảm xúc rất chân thật, nên cũng nói được tâm sự cảm xúc của nhiều người. Cuối bài thơ, Nguyễn Bính nói về hai hình ảnh” “trầu cau” để kết lại, thể hiện ước muốn hướng tới hôn nhân. Em nghĩ rằng một tình yêu đi đến hôn nhân bền chặt hạnh phúc, là ước muốn của nhiều người, phù hợp với truyền thống của người Việt Nam ta.

Em Sùng Thị Tƣờng Vy, dân tộc H’mông, quê ở tỉnh Yên Bái tâm sự:

Những ai yêu thơ ca, văn học có ai là không yêu hồn thơ chân thật, mộc mạc như thơ Nguyễn Bính, riêng em, em rất thích bài thơ này. Có thể nói trong đời sống của mỗi con người, không ai là chưa từng yêu và tương tư là tâm trạng thường trực của con người khi yêu, luôn nhớ nhung khắc khoải. Bài thơ “Tương tư” đã diễn tả rất chân thực và sâu sắc tâm trạng của đôi lứa trong tình yêu. Vì thế mà nhiều bạn trẻ khi tìm đến với thơ Nguyễn Bính sẽ tìm được sự đồng điệu, sẻ chia. Nếu thử đặt mình vào nhân vật trữ tình trong bài thơ, có thể nói rằng chủ thể trữ tình đã nói hộ những người đang yêu sự nhớ mong, bộc lộ tình cảm với người mình thầm thương trộm nhớ, một mối tình đơn phương chân thành, sâu kín.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu dạy học thơ nguyễn bính cho học sinh vùng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 51 - 53)