Thâm nhập vào thơ Nguyễn Bính

Một phần của tài liệu dạy học thơ nguyễn bính cho học sinh vùng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 73 - 95)

Tiến trình của một giờ dạy có thể linh hoạt về trật tự và nhịp độ nhƣng điều cơ bản nhất là là phải bảo đảm yêu cầu có tính nguyên tắc. “Đó là hoạt động song phƣơng của thầy và trò từng bƣớc khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm, là tiến trình diễn ra trên cơ sở những mối liên hệ qua lại một cách hữu cơ biện chứng giữa ba chủ thể nhà văn - giáo viên - học sinh. Mọi sáng tạo về phƣơng pháp hay linh hoạt và tiến độ giờ giảng đều phải xuất phát từ nguyên tắc nói trên.

Nhƣ vậy, trong giờ học văn, luôn có sự tƣơng tác cùng hòa nhịp với không khí chung của lớp học. Đối với khâu này, dƣới sự gợi ý trực tiếp, cụ thể của giáo viên, HS đọc SGK để chiếm lĩnh văn bản chi tiết hơn.

Việc đọc bài thơ “Tƣơng tƣ” của Nguyễn Bính trong giờ học cần đạt đƣợc những yêu cầu nhƣ: phát hiện đƣợc kết cấu của bài thơ, phát hiện ra chủ thể trữ tình và những điều chủ thể trữ tình bày tỏ, đặc biệt là phát hiện ra cái hay trong cách nói, cách diễn đạt của thơ Nguyễn Bính là dân dã, quê mùa đậm đà tính dân tộc.

Trƣớc tiên chúng tôi hƣớng dẫn HS tìm hiểu khái quát bài thơ: xác định thể thơ và chủ thể trữ tình. Dạy bài thơ “Tƣơng tƣ” của Nguyễn Bính, giáo viên có thể hƣớng dẫn HS tiếp cận theo thể thơ lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc ta và là thể thơ mà Nguyễn Bính rất có sở trƣờng.

Kết cấu của bài thơ: gồm năm khổ thơ, mỗi khổ có bốn câu thơ lục bát nói về một khía cạnh của nỗi tƣơng tƣ ở một trai làng: Nhớ nhung, hờn dỗi, than thở, trách cứ, băn khoăn, mơ tƣởng, ƣớc vọng xa xôi…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau đó bằng một hệ thống lời gợi dẫn cụ thể, dần dần dẫn dắt HS khám phá tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ. Chúng tôi đã đặt lời đặt lời gợi dẫn nhƣ sau:

Gợi dẫn 1: Lời nói của nhân vật này là của nhân vật “Tôi”. “Tôi” ở đây là ai? Đang ở trong trạng thái nào? Anh ta hƣớng về ai để bộc lộ tâm tình?

Gợi dẫn 2: Nỗi tƣơng tƣ của anh trai làng ở đây bao gồm những sắc thái, cảm xúc nào? (Hãy đọc lại từng khổ thơ để tìm hiểu mạch tƣơng tƣ trong bài thơ).

Gợi dẫn 3: Vẻ đẹp chân quê của thơ Nguyễn Bính thể hiện rõ ở bài thơ này nhƣ thế nào?

Qua những gợi dẫn trên giúp HS khám phá đƣợc chủ thể trữ tình của bài thơ. Sau đó chúng tôi khơi gợi HS bộc lộ những cảm nhận chủ quan của mình về bài thơ.

2.2.3. Nêu vấn đề và tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo hình thức hoạt động nhóm

Hình thức hoạt động theo nhóm là hình thức đƣợc hoạt sử dụng rộng rãi phổ biến trong dạy học theo phƣơng pháp mới hiện nay. Giáo viên chia lớp học thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 ngƣời hoặc theo tổ và bầu nhóm trƣởng, sau đó giao nhiệm vụ giao nhiệm vụ cho các nhóm. Các nhóm nhận nhiệm vụ và cùng nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Việc chia nhóm sẽ giúp các em bộc lộ quan điểm, nói lên suy nghĩ, chính kiến của mình. Trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm, giáo viên phải theo dõi hoạt động của các nhóm. Khi tổ chức cho các nhóm thảo luận thống nhất kết quả, yêu cầu phải tôn trọng ý kiến của mỗi cá nhân học sinh đồng thời giáo viên cần kịp thời động viên khích lệ những ý kiến độc đáo, sáng tạo của các em.

Cấu tạo của một hoạt động thảo luận nhóm có thể nhƣ sau: - Làm việc chung cả lớp

+ Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. + Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.

+ Hƣớng dẫn cách làm việc trong nhóm. - Làm việc theo nhóm

+ Phân công trong nhóm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Cử đại diện trình bày kết quả làm việc theo nhóm. - Tổng kết trƣớc lớp

+ Thảo luận chung. GV tổng kết.

Trong dạy học thơ Nguyễn Bính cho HS Vùng cao theo hƣớng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, hình thức hoạt động theo nhóm là biện pháp phù hợp, giúp HS hoạt động tích cực để đạt hiệu quả học tập tốt.

VD: Khi dạy bài thơ “Tƣơng tƣ” của Nguyễn Bính, chúng tôi đã đặt câu hỏi để các em tiến hành thảo luận nhóm nhƣ sau:

Câu 1: Theo các em, trạng thái tương tư là trạng thái như thế nào? khi nào thì con người ta tương tư? Em có thể đọc một số câu thơ, câu ca dao nói về tương tư?

Câu 2: So sánh bài “Tương tư” của Nguyễn Bính với những bài Ca dao yêu thương, tình nghĩa trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Nâng cao, tập một để thấy những nét truyền thống và cách tân nghệ thuật của tác phẩm này.

Câu hỏi thảo luận trên giúp các em thâu tóm, khái quát ý nghĩa tƣ tƣởng bài học một cách dễ dàng hơn. Thông qua hoạt động nhóm, các ý kiến quan niệm của cá nhân đƣợc điều chỉnh và qua đó, ngƣời học nâng mình lên một trình độ mới. Hoạt động trong tập thể sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sụ phân công hợp tác , tính cách, năng lực của mỗi cá nhân đƣợc bộc lộ.

2.2.4. Tiếp tục đến với thơ Nguyễn Bính sau giờ học

Sau giờ học, để giúp HS có ấn tƣợng sâu về thơ Nguyễn Bính, có thể biết thêm về thơ Nguyễn Bính, chúng tôi đã động viên HS Vùng cao tiếp tục tìm hiểu thêm về thơ Nguyễn Bính bằng các việc làm sau:

- Học thuộc lòng bài thơ “ Tƣơng tƣ”.

- Đọc thêm các bài thơ khác trong tập thơ Nguyễn Bính. - Trao đổi, mạn đàm thêm với bạn bè về thơ Nguyễn Bính.

- Phổ biến, nói chuyện với những ngƣời quen về thơ Nguyễn Bính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nếu tìm hiểu văn bản tác phẩm qua hệ thống ngôn từ trong SGK, HS chủ yếu bằng liên tƣởng và tƣởng tƣợng để phát hiện ra vẻ đẹp của tác phẩm văn chƣơng, thì hoạt động ngoại khóa văn học là hoạt động thực hành. Thông qua hoạt động ngoại khóa văn học, HS dễ dàng cảm nhận, rung động, tạo hứng thú khi tiếp nhận tác phẩm.

Bàn về mục đích của hoạt động ngoại khóa văn học, Giáo sƣ Phan trọng Luận viết: “Mục đích của hoạt động ngoại khóa văn học là góp phần tạo ra lối sống văn hóa và khả năng hƣởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khóa văn học, học sinh đƣợc phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ học. Hoạt động ngoại khóa văn học phát huy tính năng động chủ quan, tính tích cực xã hội, tinh thần sẵn sàng vì ngƣời khác, đồng thời tạo điều kiện phát hiện sở thích, thiên hƣớng cá nhân và phát triển năng lực hoạt động nghệ thuật sáng tạo, giúp cho việc hƣớng nghiệp môn văn”.

Với đặc thù trƣờng HS Vùng cao Việt bắc của chúng tôi là con em dân tộc của các tỉnh miền núi phía Bắc, vốn sống, vốn hiểu biết của các em còn hạn hẹp, vì vậy muốn giúp các em nâng cao tầm hiểu biết thì cần có hoạt động ngoại khóa văn học.

Chính vì thế, hàng năm tổ Ngữ văn chúng tôi làm tốt việc tổ chức ngoại khóa văn học cho HS ở tất cả các khối lớp với nhiều chủ đề khác nhau, phù hợp với trình độ nhận thức của các em.

Năm học 2010- 2011, chúng tôi đã tổ chức dạ hội với chủ đề: “Nguyễn Bính và bài thơ Tƣơng tƣ”.

Cuộc thi đƣợc tổ chức nhƣ sau: - Đối tƣợng tham gia cuộc thi:

HS lớp 11, chia 4 đội chơi (Đại diện cho 10 lớp 11), mỗi đội gồm 5 HS. - Thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo:

Ban tổ chức, Ban giám khảo là các giáo viên trong tổ Ngữ văn, có trách nhiệm tập hợp các đội chơi, phổ biến nội qui và thể lệ cuộc thi, đồng thời cho các đội bốc thăm thứ tự trả lời câu hỏi.

- Thể lệ cuộc thi:

Các đội chơi sẽ phải trải qua 4 phần thi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có 4 câu hỏi ở phần thi này dành cho mỗi đội. Thời gian suy nghĩ và trả lời trong 1 phút. Mỗi câu trả lời đúng đƣợc 10 điểm.

Phần 2: Phần thi đồng đội

Phần thi này có 4 câu hỏi, thời gian suy nghĩ và trả lời cho mỗi câu là 5 phút. Mỗi câu trả lời đúng đƣợc 10 điểm. Đội nào không có câu trả lời thì đội khác có quyền bấm chuông giành quyền đƣợc trả lời. Nội dung câu hỏi nhƣ sau:

Câu 1. Tƣơng tƣ là gì? Em hãy đọc những câu ca dao nói về nỗi tƣơng tƣ? Câu 2. Những cung bậc tình cảm của chàng trai đang yêu trong bài thơ “ Tƣơng tƣ”, đƣợc thể hiện nhƣ thế nào?

Câu 3. Không gian làng quê vùng Đồng bằng Bắc bộ trong bài thơ “Tƣơng tƣ”của Nguyễn Bính đƣợc hiện lên với những nét đặc trƣng nào?

Câu 4. So sánh thơ tình yêu của Nguyễn Bính và Xuân Diệu.

Phần thi dành cho khán giả:

Chúng tôi đƣa ra 10 câu thơ trong các bài thơ của Nguyễn Bính, những câu thơ còn khuyết 1 đến 2 từ, nhiệm vụ khán giả phải điền những từ còn khuyết đó vào ô trống. Khán giả nào bấm chuông nhanh nhất sẽ đƣợc quyền trả lời .

Phần 3: Liên tƣởng văn học:

Phần thi này, chúng tôi đƣa ra 4 hình ảnh có liên quan đến một số bài thơ của Nguyễn Bính (HS đã đƣợc cung cấp cuốn “Thơ Nguyễn Bính” trƣớc thời gian diễn ra buổi dạ hội một tuần), sau khi đƣa ra các hình ảnh, các đội phải đọc đƣợc những câu thơ của Nguyễn Bính có liên quan đến hình ảnh đó. Thời gian định cho phần thi này là 10 phút. 4 hình ảnh đó là:

- Hình ảnh giàn giầu.

- Hình ảnh cô gái ngồi dệt vải. - Hình ảnh mảnh vƣờn.

- Hình ảnh dậu mồng tơi với cô hàng xóm.

Phần 4: Phổ nhạc cho bài thơ “Tƣơng tƣ” theo làn điệu dân ca của các dân tộc miền núi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phần thi này, Ban tổ chức chúng tôi cho các em tự lựa chọn những làn điệu dân ca phù hợp với bài thơ để phổ nhạc. Thời gian dành cho phần thi này là 20 phút, điểm tối đa là 20 điểm.

Sau khi kết thúc 4 phần thi, Ban giám khảo nhận xét và chấm điểm công khai. Cơ cấu giải thƣởng gồm 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải 3, 1 giải khuyến khích.

Tóm lại, ngoại khóa văn học là một sân chơi bổ ích và lí thú “Chơi mà học, học mà chơi”. Việc tạo ra sân chơi nhƣ vậy vừa đem đến cho HS hứng thú nhập cuộc với khát vọng chiến thắng, đồng thời các em sẽ có điều kiện tìm hiểu kĩ hơn, nhận thức sâu hơn về nhà văn và tác phẩm.

Trên đây là một số những biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động của HS mà chúng tôi đã thực hiện tại trƣờng Vùng cao Việt Bắc. Qua thực tiễn chúng tôi đã nhận thấy những biện pháp trên có tác động nhất định đến HS Vùng cao, làm biến chuyển ít nhiều ở họ về tình cảm, về nhận thức đối với thơ Nguyễn Bính.

Tuy vậy, chúng tôi vẫn nhận thấy chƣa đƣợc thỏa mãn với những điều mình mong muốn. Chúng tôi hy vọng rằng những năm tháng tiếp theo khi dạy thơ Nguyễn Bính, chắc chúng tôi sẽ tìm ra những biện pháp khác nữa hữu hiệu hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng III

THIẾT KẾ BÀI HỌC THỂ NGHIỆM

Tương tư của Nguyễn Bính

3.1. Định hƣớng dạy học

Đây là giờ dạy thơ Nguyễn Bính cho HS Vùng cao. Chủ thể tiếp nhận bài thơ ở đây có những nét đặc thù (đã trình bày ở chƣơng I). Bởi vậy, tiến trình giờ học và hoạt động của thầy và trò ở đây phải đƣợc thực thi cho phù hợp với tâm sinh lí và trình độ tiếp nhận của HS miền núi.

Cụ thể là phải giải toả những vƣớng mắc của HS khi các em đến với văn bản

bài thơ “Tương tư”. Sau đó sẽ tổ chức, hƣớng dẫn các em thâm nhập vào nhân vật

trữ tình “tôi” và nét đặc sắc trong cách diễn đạt ý thơ của Nguyễn Bính. Theo định hƣớng trên tiến trình bài học sẽ là:

Bƣớc 1: Tiếp xúc ban đầu với tác phẩm (đọc văn bản, giải toả những vƣớng mắc về ngôn ngữ mà HS miền núi đề nghị, tìm hiểu sơ lƣợc về tác giả).

Bƣớc 2: Đƣa HS Vùng cao thâm nhập vào hình tƣợng nhân vật trữ tình “ tôi” bằng một hệ thống lời gợi dẫn của giáo viên. Đồng thời cung cấp cho HS những hiểu biết về vốn sống của miền quê vùng Đồng bằng Bắc bộ.

Bƣớc 3: Cho học sinh miền núi bộc lộ những hiểu biết và tình cảm với thơ Nguyễn Bính.

3.2. Tiến trình dạy học

Hƣớng dẫn học sinh tiếp xúc bƣớc đầu với văn bản tác phẩm

Bước 1: Tiếp xúc ban đầu với tác phẩm

a. Đọc văn bản

- Văn bản này có thể là dễ đọc và dễ hiểu với học sinh miền xuôi, vì các em quen với cách nghĩ và cách nói của ngƣời dân quê vùng Đồng bằng Bắc bộ. Nhƣng với HS miền núi chƣa hẳn là dễ dàng, bởi vì ở đây các dòng thơ đƣợc ngắt nhịp theo cách nghĩ và cách nói của ngƣời miền xuôi. Do đó, vấn đề ở đây là phải chú ý về cách đọc, cách ngắt nhịp ở các dòng thơ, nghĩa là phải biết ngắt hơi và ngừng đọc đúng các nhịp thơ thì thần thái của câu thơ mới hiện lên đƣợc. Cách ngắt nhịp khi đọc các dòng thơ có thể nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thôn Đoài/ngồi nhớ/thôn Đông, ( 2/2/2) Một ngƣời/chín nhớ mƣời mong/một ngƣời. (2/4/2)

Gió mƣa/là bệnh của giời, (2/4) Tƣơng tƣ/ là bệnh của tôi/ yêu nàng.(2/4/2)

Hai thôn/chung lại một làng, (2/6) Cớ sao/ bên ấy/chẳng sang bên này? (2/2/4)

Ngày qua ngày/lại qua ngày, (3/3) Lá xanh nhuộm/đã thành cây lá vàng. (3/5)

Bảo rằng/cách trở đò giang, (2/4)

Không sang /là chẳng đƣờng sang đã đành. (2/6) Nhƣng đây/cách một đầu đình, (2/4) Có xa xôi mấy/mà tình xa xôi…(4/4)

Tƣơng tƣ/thức mấy đêm rồi, (2/4) Biết cho ai/hỏi ai/ ngƣời biết cho! (3/2/3)

Bao giờ bến /mới gặp đò? (3/3)

Hoa khuê các/, bƣớm giang hồ gặp nhau? (3/5) Nhà em/có một giàn giầu, (2/4)

Nhà anh/có một hàng cau liên phòng. (2/6) Thôn Đoài/thì nhớ thôn Đông, (2/4) Cau thôn Đoài/nhớ giầu không thôn nào? (3/5) b. Giải thích từ ngữ, hình ảnh

Gợi dẫn 1: Là một người miền núi khi đọc văn bản này, em thấy có những từ ngữ, hình ảnh nàoxa lạ, hoặc không hiểu?

Yêu cầu: Học sinh trực tiếp đọc văn bản để phát hiện ra những từ ngữ, hình

ảnh nào khó hiểu, trên cơ sở đó giáo viên giảng giải để các em nắm bắt đƣợc. * Về từ ngữ:

Qua khảo sát trƣớc, chúng tôi thấy học sinh dân tộc miền núi vƣớng mắc những từ và ngữ sau:

- Tên bài thơ “Tương tư”: “Tƣơng tƣ là trai gái thƣơng nhớ nhau” (Từ điển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thôn Đoài, Thôn Đông: Làng xã ngày xƣa gồm nhiều thôn hợp lại. Thôn

phía Đông gọi là thôn Đông, thôn phía Tây gọi là thôn Đoài.

- Cách trở đò giang: Con đƣờng nối giữa các làng hai bên sông phải qua sông

qua đò.

- Khuê các: nơi ở của ngƣời phụ nữ giàu có, quý phái.

Một phần của tài liệu dạy học thơ nguyễn bính cho học sinh vùng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 73 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)