Năng lực tri giác ngôn ngữ tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu dạy học thơ nguyễn bính cho học sinh vùng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 44 - 95)

Tác phẩm nào cũng tồn tại qua hệ thống ngôn ngữ. Con đƣờng đi vào tác phẩm văn học, vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm phải bắt đầu từ bƣớc tri giác ngôn ngữ. Tác phẩm chỉ là kí hiệu chết nếu không có sự tri giác của ngƣời đọc.

Sự tri giác ngôn ngữ ở đây không có nghĩa là đọc lên những con chữ rời rạc vô nghĩa, mà phải hiểu ý nghĩa của những con chữ ấy. Trƣớc hết ngƣời đọc phải hiểu đƣợc nghĩa đen nghĩa bóng, để từ đó thấy đƣợc cái hay, cái đẹp, cái phần chìm sau mỗi con chữ ấy, đặc biệt là nắm đƣợc giọng điệu, nắm đƣợc cái hồn của con chữ. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ hàm ẩn nhiều nghĩa, ngƣời cảm nhận đƣợc nó đòi hỏi phải có sự tinh tế, phải có vốn ngôn ngữ nhất định.

Song hạn chế của học sinh THPT miền núi, do vốn ngôn ngữ phổ thông nghèo, khoảng cách lịch sử - văn hóa, hoàn cảnh sống ít va chạm ...nên sự tri giác ngôn ngữ trong tác phẩm văn học nghệ thuật nơi các em gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Vì vậy cần phải chú trọng bồi dƣỡng thƣờng xuyên năng lực tri giác ngôn ngữ cho học sinh THPT miền núi.

Trong cơ chế vận hành của hoạt động tiếp nhận văn học,việc tri giác ngôn ngữ văn học luôn luôn gắn liền với năng lực tái hiện hình tƣợng và năng lực tƣởng tƣợng của ngƣời đọc.

1.2.4. Năng lực tái hiện hình tượng của học sinh THPT miền núi

Tri giác ngôn ngữ là bƣớc đánh thức cánh cửa các ký hiệu của tác phẩm và hoạt động tƣởng tƣợng, tái hiện là bƣớc giúp ngƣời đọc nhìn ra thế giới bên trong của tác phẩm, nằm dƣới ký ngôn ngữ. Hoạt động tái hiện và tƣởng tƣợng giúp cho ngƣời đọc có cảm giác nhập thân, sống cùng tác phẩm, có cảm xúc thật sự với từng tình huống của những nhân vật khác nhau trong tác phẩm.

Năng lực tái hiện, tƣởng tƣợng càng phát triển, ngƣời đọc càng dễ dàng nhận ra đƣợc đầy đủ sự phong phú và tinh tế mọi cảnh vật, con ngƣời và tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hƣớng trong tác phẩm, từ đó có những cách tiết nhận chính xác, có những phát hiện độc đáo mới lạ.

Đối với học sinh miền núi vừa có đặc điểm riêng, vừa thuận lợi, vừa khó khăn trong quá trình tiếp nhận văn học. Tâm hồn trong sáng khiến các em có những tƣởng tƣợng bay bổng kỳ lạ, sự tƣởng tƣợng hồn nhiên trong trẻo. Nhƣng mặt khác do hạn chế về ngôn ngữ và hoàn cảnh sống, vốn hiểu biết cuộc sống xung quanh nên đôi khi tƣởng tƣợng của các em thiếu sự tinh tế, hoặc các em không có đủ từ ngữ để diễn đạt suy nghĩ của mình, là cho trí tƣởng tƣợng thiếu phong phú.

“Tính thật thà của học sinh miền núi như một tư chất của thể chất di truyền. Đức tính thật thà hay sự thật thà nói chung là không thể tiếp cận được với nhiều khía cạnh của tác phẩm văn chương. Một tác phẩm văn chương như một cái kính lục lăng, mỗi cạnh một màu sắc. Sự tiếp cận với tác phẩm bằng một nhận thức thật bộc trực, thường chỉ hiểu một khía cạnh. Nếu đọc một tác phẩm văn chương mà chỉ hiểu một khía cạnh thì nhiều khi cũng coi như không hiểu được gì”(Vi Hồng).

Ví dụ:

Bình giảng bài ca dao:

Rủ nhau xuống biển mò cua, Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.

Em ơi chua ngọt đã từng

Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau.

Có nhiều em lại hiểu một cách thật thà rằng: Nƣớc biển màu trắng, rừng thì màu xanh ở cạnh nhau thậy đẹp. Mơ thì chua, nấu với cau bể làm canh, ngon tuyệt vời, tuy em chƣa đƣợc ăn lần nào. Họ đi hái mơ, mò cua vui vẻ lắm. Vì thế mà họ rủ nhau đi...

Bài ca dao nhấn mạnh về ý nghĩa xã hội và sự thủy chung trong tình yêu thông qua sự đối lập với những từ “xanh”, “bạc”, “chua”, “ngọt”...Nhƣ vậy sự cảm nhận chƣơng một cách đơn giản, bộc trực bằng cách đối chiếu hình tƣợng nghệ thuật với thực tại mà nó phản ánh để đánh giá hình tƣợng, đã làm cho ngƣời đọc tiếp nhận văn chƣơng hiểu không đúng, hoặc sai lệnh hoàn toàn về điều mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2.5. Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học của học sinh THPT miền núi.

Ngƣời đọc chỉ nhìn thấy hình ảnh của cuộc sống và con ngƣời do nhà văn dựng lên, thông qua năng lực tri giác ngôn ngữ và năng lực tái hiện hình tƣợng. Để những hình ảnh, thế giới nghệ đó đi vào thế giới tâm linh của ngƣời đọc, những hình ảnh thế giới nghệ thuật ấy không còn xa lạ có sức lay động đến cảm xúc tƣ duy của ngƣời đọc, thì năng lực liên tƣởng đóng một vai trò không nhỏ. Từ gợi ý của nhà văn, thông qua những chi tiết, những hình ảnh, những con ngƣời...ngƣời đọc bằng vốn hiểu biết của mình, bắt gặp ý tƣởng, lời tâm tình của nhà văn. Hiệu quả tiếp nhận tác phẩm văn chƣơng càng cao bao nhiêu, đấy là lúc liên tƣởng của ngƣời đọc đã nhanh chóng bắt gặp liên tƣởng của nhà văn.

Qua quá trình dạy học văn cho học sinh vùng cao, chúng tôi nhận thấy có nhiều em cảm nhận văn chƣơng tốt, có nhiều sự liên tƣởng độc đáo, tinh tế, sâu sắc. Nhƣng nhiều em lại có sự liên tƣởng trái ngƣợc, khác xa với ý đồ nhà văn viết trong tác phẩm. Đó là hiện tƣợng liên tƣởng ngoài tác phẩm, liên tƣởng tản mạn, liên tƣởng và tƣợng tƣợng tùy tiện, phi văn bản, trên văn bản. Đó cũng là hiện tƣợng “ ngây ngô” trong tiếp nhận văn học .

Ví dụ: Hình ảnh” Đầu súng trăng treo khiến cho ngƣời đọc tƣởng tƣợng ra khung cảnh mênh mông, hoang dã...nhƣng vừa chủ ý nói với chúng ta rằng đây cũng sẽ là cuộc chia ly không hẹn ƣớc của đôi bạn tri kỷ...

Hiện tƣợng này do vốn sống, kinh nghiệm và hiểu biết của các em còn hạn chế. Trong quá trình tiếp nhận văn chƣơng học sinh phải có khả năng định hƣớng liên tƣởng. Nếu không có định hƣớng liên tƣởng thì sự liên tƣởng của các em sẽ tùy tiện tản mạn, có khi còn rơi vào suy diễn bậy bạ, và dẫn đến hiểu biết sai lạc về tác phẩm văn chƣơng đó.

1.2.6. Năng lực khái quát hóa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm

Bằng tƣ tƣởng, tình cảm và tài năng của mình, nhà văn đã sáng tạo nên tác phẩm của mình.Tác phẩm ấy là một chỉnh thể, mỗi một từ, một chi tiết, một hình ảnh, một nhân vật của tác phẩm đều là những yếu tố hợp thành của một chỉnh thể nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Trong tác phẩm văn học, tính cảm tính cụ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bao giờ cũng kết hợp hữu cơ với tính khái quát. Muốn hiểu đƣợc một tác phẩm thì không thể nắm bắt một cách vụn vặt, rời rạc, cũng không tiếp nhận mỗi yếu tố trong cấu trúc của tác phẩm nhƣ một chi tiết cụ thể, cảm tính, rời rạc, không mang một ý nghĩa khái quát gì theo ý đồ sáng tạo của tác giả.

Khi phân tích một nhân vật, một tác phẩm văn học thì không thể không bám vào các chi tiết nghệ thuật, các từ “đắt” đƣợc dùng trong tác phẩm, hoặc các từ đƣợc coi là “nhãn tự” của bài thơ. Ví dụ nhƣ chi tiết “ô cửa sổ” căn buồng của Mỵ trong tác phẩm “Vợ chồng Aphủ”. Thông qua chi tiết nghệ thuật này, Tô Hoài đã cho ta thấy một phần này đó cuộc sống tối tăm, tủi nhục của Mỵ. Khi phân tích tác phẩm hoặc nhân vật trong “Vợ chồng Aphủ”, không thể bỏ qua chi tiết này trong tác phẩm.

Phát hiện đƣợc những chi tiết nghệ thuật, nhƣng cái quan trọng hơn là ngƣời đọc phải cắt nghĩa đƣợc ý nghĩa của chi tiết đó, từ ngữ đó trong chỉnh thể của tác phẩm. Vì vậy, có thể khẳng định rằng: khả năng cảm thụ chi tiết nghệ thuật và cắt nghĩa nó một cách khái quát trong hệ thống chỉnh thể của tác phẩm dƣới ý đồ tƣ tƣởng của nhà văn chính là năng lực cơ bản nhất của tiếp nhận văn học.

Sau khi xem xét năng lực này của học sinh phổ thông Vùng cao, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh một số em có năng lực khái quát hóa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tốt, còn phần lớn các em chƣa có năng lực này. Các em có thể phát hiện ra những chi tiết, từ ngữ đắt, phát hiện ra những hình ảnh, hình tƣợng, chủ đề trong tác phẩm, nhƣng khi cắt nghĩa cả bốn lớp nghĩa trong tác phẩm là một việc làm khó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề này do nhiều nguyên nhân gây nên, nhƣng chủ yếu do tƣ duy lý luận, trình độ khái quát hóa của các em còn thấp, các em chỉ quen với những gì thật cụ thể. Vì vậy có thể nói, muốn nâng cao trình độ tiếp nhận văn học của học sinh vùng cao cần phải chú trọng hình thành tập cho các em một thói quen cắt nghĩa, khái quát hóa nó trong tính chỉnh thể mỗi khi tìm hiểu một tác phẩm văn chƣơng. Ngƣời giáo viên có thể dựa vào những thành tựu nghiên cứu văn học về các miền để so sánh từ sự giống và khác nhau trong hệ thống hình ảnh, chất liệu truyền thống của các nền văn hóa. Từ những hiểu biết đó, ngƣời thầy dạy văn ở miền núi sẽ tìm cách khai

thông đƣợc “màng cách điệu tâm hồn” ở học sinh miền núi khi tiếp nhận nền văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngƣời giáo viên phải làm thế nào nâng cao năng lực khái quát khái quát hóa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm đối với học sinh miền núi? Quả thực đây là việc làm rất khó, đòi hỏi phải kiên trì, ngƣời giáo viên văn phải tìm mọ biện pháp, thì mới nâng cao hiệu quả học tập môn văn và bồi dƣỡng lòng say mê học văn cho học sinh Vùng cao. Bởi nếu không có đƣợc năng lực đó, các em không thấy hết đƣợc cái hay, cái ý nghĩa của tác phẩm và từ đó các em sẽ không thấy thích thú đối với việc học văn. Ngƣợc lại, nếu các em tự phát hiện, tự khám phá đƣợc cái hay cái đẹp của tác phẩm, thì các em sẽ vô cùng thích thú, và tăng thêm sự yêu thích, say mê môn học.

Nhƣ vậy, ngoài năng lực tri giác ngôn ngữ tác phẩm văn học, năng lực tái hiện hình tƣợng - tƣởng tƣợng, năng lực liên tƣởng, năng lực khái quát hóa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Tiếp nhận văn học bao gồm nhiều năng lực nữa: năng lực cảm xúc thẩm mỹ, năng lực tự nhận thức, năng lực nhận biết loại thể...song với luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến những năng lực nhƣ đã trình bày ở trên. Qua đó cũng nhận thấy, năng lực tiếp nhận văn học của học sinh Vùng cao còn nhiều hạn chế.Việc bồi dƣỡng trình độ tiếp nhận văn học cho các em là một vấn đề khó khăn nhƣng cần thiết phải làm.

Để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả việc học tập môn văn ở trƣờng PT Vùng cao, thì ngƣời giáo viên phải tìm ra đƣợc những biện pháp phù hợp, đúng đắn đối với đối tƣợng hình trực tiếp giảng dạy. Để thực hiện đƣợc điều đó, chúng tôi thấy HS Vùng cao có nhiều thuận lợi và khó khăn nhất định.

Những thuận lợi:

Về mặt chủ quan, do dặc điểm về tính cách, tình cảm và thói quen thẩm mỹ có ảnh hƣởng trực tiếp đối với quá trình tiếp nhận văn học, nên sự cảm thụ tác phẩm Văn học của HS miền núi có những điểm thuận lợi riêng so với HS miền xuôi. Hiện nay, khi nền kinh tế thị trƣờng phát triển nhƣ vũ bão, đời sống tâm hồn của các em ở thành thị “lớn” hơn trƣớc. Với một cuộc sống hiện đại, các em sớm va chạm, tiếp xúc với mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội,cho nên đã ảnh hƣởng lớn đến suy nghĩ của các em. Suy nghĩ của các em “già dặn”, khôn hơn trƣớc tuổi, và do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đó cảm nhận văn học ít hồn nhiên hơn. Các em học sinh miền núi sống trong hoàn cảnh ít phức tạp, ít va chạm với kinh tế thị trƣờng, nên HS miền núi tiếp cân tác phẩm văn chƣơng hồn nhiên hơn, thậm chí nhiều khi cũng có những khám phá độc đáo, bất ngờ.

Về mặt khách quan, Đảng và nhà nƣớc luôn chú trọng đến giáo dục miền núi. Sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc là nguồn động viên lớn cho thầy trò các trƣờng miền núi. Đội ngũ giáo viên luôn đƣợc bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Học sinh đƣợc cung cấp tài liệu sách giáo khoa ngày càng đầy đủ và phong phú hơn đời sống về vật chất, tinh thần ngày càng đƣợc quan tâm hơn.

Bên cạnh những thuận lợi của học sinh miền núi trong quá trình học tập, còn có nhiều khó khăn, hạn chế đối với HS miền núi trong quá trình học tập.

Những khó khăn:

Về mặt chủ quan, do tâm lý mặc cảm và khép kín nên HS miền núi thƣờng cho văn chƣơng là điều cao xa, do đó các em không tin rằng mình có thể học đƣợc môn Văn, dẫn đến việc không yêu thích, không hứng thú với môn học này.

Các em ít bộc lộ mình, trƣớc những vấn đề khó khăn thƣờng tự ti. Thói quen tƣ duy kinh nghiệm, trình độ tƣ duy lý luận, tƣ duy hình tƣợng còn hạ chế nên không có lợi cho việc tiếp nhận văn học.

Vốn tiếng phổ thông của HS dân tộc còn nghèo nàn, cùng với khả năng, năng lực tiếp nhận văn học rất hạn chế dẫn đến việc học tập còn nhiều khó khăn.

Về mặt khách quan: Do khoảng cách về điều kiện địa lý, nên các em có khoảng cách lớn về vốn hiểu biết cuộc sống miền xuôi. Do khoảng cách lịch sử văn hóa, thói quen thị hiếu thẩm mỹ của HS miền núi có nét khác, nên có khi chƣa đồng cảm với tác phẩm trong quá trình tiếp nhận văn học.

Nhƣ vậy những điểm cơ bản về thuận lợi và khó khăn trên đây đã ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình học tập của HS THPT miền núi. Làm thế nào để phát huy đƣợc những điểm thuận lợi, và hạn chế tối đa những khó khăn cơ bản để việc dạy và học văn miền núi đạt chất lƣợng cao hơn. Vấn đề đó cần đƣợc xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Đối với luận văn này, chúng tôi chỉ bàn đến một khía cạnh nhỏ, đó là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dạy học thơ của Nguyễn Bính cho HS Vùng cao theo hƣớng tích cực hóa hoạt động học tập của HS.

1.3. Học sinh Vùng cao với thơ Nguyễn Bính

“Tiếp nhận văn học chính là quá trình ngƣời đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật đƣợc dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thƣởng thức cái hay cái đẹp, tài nghệ của ngƣời nghệ sĩ sáng tạo” (SGK Ngữ Văn 12- Tập 2 - Chƣơng trình chuẩn, Nxb Giáo dục, 2008).

Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp, một cuộc đối thoại giữa bạn đọc với nhà văn thông qua tác phẩm. Cuộc đối thoại này đòi hỏi ngƣời đọc phải vận dụng tất cả các tri giác, cảm giác và năng lực cảm thụ của mỗi ngƣời và tác phẩm văn học chỉ trở thành đích thực khi ngƣời đọc đón nhận đƣợc thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm văn học đó.

Vậy làm thế nào để HS miền núi đón nhận đƣợc những thông điệp thẩm mĩ mà Nguyễn Bính đã gửi gắm qua bài thơ “Tƣơng tƣ”? Làm thế nào để HS miền núi cảm, hiểu, tiếp nhận thi phẩm viết về miền xuôi? Đó là câu hỏi mà chúng tôi -

Một phần của tài liệu dạy học thơ nguyễn bính cho học sinh vùng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 44 - 95)