Khả năng phát hiện chủ thể trữ tình trong bài thơ

Một phần của tài liệu dạy học thơ nguyễn bính cho học sinh vùng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 53 - 95)

Câu hỏi đặt ra là: Bài thơ “Tương tư” là lời của ai nói với ai? Nói điều gì?

Theo em những lời bày tỏ ấy có chân thực không? có tinh tế không?

Trong các câu trả lời của phiếu điều tra, hầu hết các em phát hiện đúng chủ

thể phát ngôn của bài thơ.

Em Bàn Thị Yên, dân tộc Dao, quê ở Hà Giang viết:

“Tương tư” là một bài thơ hay nói về tình yêu của chàng trai dành cho cô gái, tình yêu ấy là tình yêu xuất phát từ một phía. Chỉ có chàng trai nhớ nhung, bày tỏ nỗi niềm yêu thương tận đáy lòng dành cho cô gái mà không có sự hồi âm nào từ cô gái ấy. Lời bày tỏ của chàng trai thật chân thành và quê mùa, nhưng lại thật khéo léo và tinh tế. Chàng trai đã mượn hình ảnh của cảnh vật thiên nhiên để nói về thời gian chờ đợi, mượn quy luật tất yếu của tự nhiên để nói về quy luật tất yếu của con người.

Em Tô Mạnh Trƣờng, dân tộc Nùng, quê ở Cao Bằng viết:

Bài thơ “Tương tư” là lời của chàng trai nói với cô gái về tình cảm thầm kín, đơn phương của mình mà cô gái chưa hề hay biết. Và có thể sẽ không bao giờ biết, bởi chàng trai chỉ thầm kín, tương tư mà không hề nói ra cho nàng biết.

Theo em những lời bày tỏ của nhân vật trữ tình trong bài thơ là những lời chân thật. Bởi khi đọc bài thơ này, em có thể nhận ra những tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ nhung da diết cùng tâm trạng phiền muộn của chàng trai qua ngôn ngữ thơ. Các từ “nhớ”, “tương tư”... việc sử dụng thành ngữ “chín nhớ mười mong”...cho ta thấy tâm trạng bồn chồn không yên của chàng trai.

Các câu thơ:

“Một người chín nhớ mười mong một người” “Ngày qua ngày lại qua ngày”

“Tương tư thức mấy đêm rồi”...

Thể hiện tâm trạng của chàng trai khi nhớ về người yêu. Tình cảm ấy không chỉ chân thật mà rất tinh tế, và thể hiện được tâm trạng của chàng trai đã thổn thức với nỗi nhớ mong da diết người mình yêu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Em Phu Mò Giờ, dân tộc H’mông, quê ở Lai Châu viết:

“Tương tư” là một bài thơ chân quê mộc mạc, giản dị về tình yêu lứa đôi. Bài thơ diễn tả tâm trạng nhớ mong của chàng trai và những diễn biến chân thực mà tinh tế trong tình yêu. Bài thơ” “Tương tư”, là lời của chàng trai nói với cô gái mà mình yêu. Trong bài, mượn những hình ảnh ẩn dụ về tình yêu lứa đôi và vận dụng sáng tạo trong ca dao vào thơ, nhà thơ đã thể hiện được niềm nhớ mong da diết người thương, thể hiện tâm trạng tương tư của chàng trai đang yêu đơn phương, với những cung bậc cảm xúc phức tạp: có trách móc, có trăn trở băn khoăn.

Theo em đó là những lời bày tỏ chân thật, rất tinh tế mà thắm đượm tình quê đằm thắm, trong đó mối duyên quê và cảnh quê hòa quyện với nhau thật nhuần nhị.

Em Lƣờng Thị Thúy Ngân, dân tộc Thái, quê ở Lai Châu viết:

Qua hình ảnh sóng đôi “bến - đò”, “hoa khuê các - bướm giang hồ”...cụm từ “tôi yêu nàng”, cho ta biết được bài thơ là lời của chàng trai nói với cô gái. Đó chính là tình cảm đơn phương của chàng trai. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ da diết trong lòng chàng trai. Đồng thời thấy được sự trách móc nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình khi khoảng cách “có xa xôi mấy mà tình xa xôi”. Nhưng dường như càng trách móc thì nỗi nhớ càng cồn cào, da diết tận sâu thẳm đáy lòng, nhà thơ khao khát được đến với người thương, để rồi tự đặt ra câu hỏi:

“Bao giờ bến mới gặp đò

Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau”.

Ta nhận thấy đằng sau những câu thơ đằm thắm, tha thiết ấy là một tấm lòng hết sức chân thành, và hướng tới tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc.

Em Hoa Y Thuynh, dân tộc Mƣờng, quê ở Nghệ An viết:

“Tương tư” là lời giãi bày tâm tư của chàng trai với cô gái, người mà chàng trai thầm thương bấy lâu nhưng không dám bày tỏ trực tiếp. Cô gái là người tình trong mộng đã khiến chàng trai mắc phải căn bệnh tương tư. Chàng trai đã bày tỏ nỗi niềm nhung nhớ, cả những hờn trách yêu thương thầm kín của lòng mình với cô gái, bày tỏ những ước mong về một kết thúc có “trầu, cau”, nghĩa là ước mong nên duyên vợ chồng. Lời bày tỏ ấy thật chân thật, tinh tế, giãy bày tâm sự của một tình yêu đơn phương kín đáo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.3. Khả năng liên tưởng của HS Vùng caoViệt Bắc khi đọc bài thơ “Tương tư”

Câu hỏi đƣợc đặt ra là: Trong thơ ca dân gian của dân tộc em ở miền núi có

bài ca nào tương tự như vậy không?

Em Dƣơng Thị La, dân tộc Tày, quê ở Tuyên Quang Viết:

Trong thơ ca của dân tộc em, tình yêu đôi lứa được bộc bạch, giãi bày qua những làn điệu hát sli, hát then, hát lượn, hát đối đáp...Dân tộc Tày em có một bài ca tương tự như bài này, cũng nói về nỗi nhớ của chàng trai với một cô gái:

“Ơ nọong, noong ới, noong ơi... Anh nấp trong kẽ lá

Anh nấp dưới lùm cây Để được ngắm nhìn em Người mà anh mong nhớ Người mà anh mong chờ...”

Em Hoàng Văn Khoa, dân tộc Tày, quê ở Lạng Sơn Viết:

Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa riêng và chắc rằng những câu ca dao thể hiện cảm xúc trong tình yêu lại không thể không có. Một số bài của dân tộc em có nội dung gần tương tự như bài thơ “Tương tư” như bài: “Mùa xuân nhớ em”, “Chài Hồng noong Đáo” (đã được dịch lời Tày sang lời Việt), hay bài ca rất quen thuộc ở quê em thường hay hát trong những ngày hội” Đợi nàng”:

“... Đợi nàng, nàng có hay, bao tháng bao ngày đã qua rồi nọong ơi!...

Em Vi Văn Chuyên, dân tộc Tày, quê ở Bắc Kạn viết:

Tình yêu đôi lứa là một đề tài vô tận khơi nguồn cảm hứng của các thi nhân, nhạc sĩ. Mỗi một vùng miền, một dân tộc đều có những bài ca viết về tình yêu đôi lứa. Trong 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một cách riêng để thổ lộ tình cảm của mình. Dân tộc Tày chúng em cũng có cách riêng thể hiện tình yêu như bài: “ Noong ơi” (Gửi người tôi yêu):

Nọong ơi! ơi nọong à! Chài điếp noong lai lai... (Em ơi, ơi em ơi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Em Lƣờng Thị Mùi, dân tộc Thái, quê ở Hòa Bình tâm sự:

Trong thơ ca dân gian của dân tộc Thái của em, có bài ca “Tiễn dặn người yêu”. Bài ca này nói về nỗi đau khổ của anh yêu khi em yêu đi lấy chồng. Tuy có khác với “Tương tư” là cả hai người chàng trai và cô gái đã biết và yêu nhau, chứ không phải là tình yêu đơn phương của chàng trai dành cho cô gái. Nhưng điểm chung nhận thấy giữa hai bài đó đều thể hiện nỗi nhớ nhung, đượm buồn khi không có người thương bên cạnh.

Nhƣ vậy, kết quả phiếu điều tra cho thấy các em đều yêu thích thơ Nguyễn Bính nói chung và bài thơ “Tƣơng tƣ” nói riêng, bởi thơ Nguyễn Bính gần gũi, thân quen từ thể thơ đến nội dung bài thơ. Qua câu hỏi điều tra về khả năng phát hiện chủ thể trữ tình của bài thơ, khả năng liên tƣởng của các em sau khi học song bài thơ “Tƣơng tƣ”, chúng tôi nhận thấy các em đều cảm, hiểu đƣợc nội dung chủ yếu của bài thơ. Đó là điều đáng mừng và cũng là những thuận lợi của giáo viên khi giảng dạy bài thơ “Tƣơng tƣ” của Nguyễn Bính. Tuy vậy khi tiếp nhận bài thơ này, các em đã gặp không ít những khó khăn nhƣ các em đã viết trong giấy điều tra. Dƣới đây là những vƣớng mắc của các em.

1.3.4. Những khoảng cách trong tiếp nhận văn bản bài thơ “Tương tư” của học sinh Vùng cao các tỉnh miền núi phía Bắc

Khoảng cách là khoảng trống giữa hai sự vật. ở đây là khoảng trống giữa tác phẩm văn chƣơng với bạn đọc - học sinh, khoảng cách mà luận văn muốn nói ở đây là khoảng trống giữa bài thơ “Tƣơng tƣ” của Nguyễn Bính với bạn đọc là học sinh Vùng cao các tỉnh phía Bắc.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra, trao đổi với các em về những vƣớng mắc, khó khăn khi học bài thơ “Tƣơng tƣ”. Từ kết quả của phiếu điều tra, chúng tôi đã xếp vƣớng mắc của các em theo từng loại: Khoảng cách về ngôn từ, khoảng cách về vốn sống, vƣớng mắc về văn bản (các dấu câu).

Câu hỏi đặt ra là: Em hãy đọc bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bínhdưới đây

và hãy cho biết: Đọc bài thơ, là HS Vùng cao em có vướng mắc gì về ngôn ngữ thơ? (Những từ ngữ nào, hình ảnh nào xa lạ đối với em? Câu thơ nào em không hiểu?)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Khoảng cách về ngôn từ mà HS Vùng cao gặp phải:

Sinh ra và lớn lên ở miền núi, HS vùng cao chỉ quen với những hình ảnh gần gũi, thân quen ở làng quê miền núi, khi tiếp nhận một tác phẩm văn học mang đậm những hình ảnh của miền xuôi, thì sẽ là khó hiểu, khó tƣởng tƣợng với các em. Nhà

văn Vi Hồng viết: “HS dân tộc vùng núi vốn hiểu biết về đời sống xã hội chỉ hạn

hẹp trong những đường viền thung lũng hay trong những cánh cung của dãy núi, đã hẹp lại nông cạn, vì thế họ khó tiếp thu cái cảm xúc văn học lấy đối tượng miêu tả

là miềnxuôi”. Nhƣ vậy, theo lý thuyết tiếp nhận, ta thấy rằng HS miền núi khi tiếp

nhận văn chƣơng miền xuôi còn khó khăn, vƣớng mắc cho dù những từ ngữ, hình ảnh ấy rất dễ hiểu đối với ngƣời miền xuôi. Em Tếnh Láo Lồ, dân tộc H’mông, quê

ở Sơn La đã viết: Là một HS trường Vùng cao, khi em đọc bài thơ “Tương tư” của

Nguyễn Bính, một bài thơ dùng nhiều từ ngữ mang đậm phong cách ở vùng đồng bằng Bắc bộ, nên em còn gặp khó khăn trong phần đọc- hiểu. Những từ ngữ: đò giang, giàn giầu, đầu đình...đó là những hình ảnh em không thấy ở quê em, nên em thấy khó hình dung khung cảnh đó.

Em Bàn Văn Học, dân tộc Dao, quê ở Hà Giang viết: Em thấy trong bài thơ

“Tương tư” của Nguyễn Bính, tại sao nhà thơ không dùng từ “trời” mà lại là “ giời”, không dùng từ “giàn trầu”, mà lại là “giàn giầu”?

Trong thơ Nguyễn Bính thƣờng sử dụng cách nói vòng vo, bóng gió, xa xôi. Chính vì thế nên em Ngọc Thị Thuận, dân tộc Mƣờng, quê ở Vĩnh Phúc đã

viết: “Em không hiểu 2 câu thơ:

Bao giờ bến mới gặp đò,

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau”?

Theo phần chú giải trong SGK Ngữ văn nâng cao tập 2 lớp 11đã giải thích:

Khuê các: nơi ở của ngƣời phụ nữ giàu có, quý phái. Giang hồ: sông hồ,chỉ cuộc

sống nay đây mai đó.

Trong hai câu thơ này, Nguyễn Bính đã vận dụng lối nói ƣớc lệ ẩn dụ trong ca dao (bến đò) trong thơ văn truyền thống (hoa khuê các, bƣớm giang hồ) để thể hiện một nỗi ƣớc mong, một khát khao về tình yêu hạnh phúc của lứa đôi rất thiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tha. Đây cũng là tình cảm thật chân tình, thật chân thành,tha thiết của chàng trai thôn quê với cô gái.

- Khoảng cách về vốn sống mà HS Vùng cao gặp phải

Là những HS của vùng miền ngƣợc, nên vốn sống của các em về miền xuôi còn nhiều hạn chế. Các em không biết ở vùng quê Đồng bằng Bắc bộ mỗi làng có một cái tên. Mỗi làng có một số thôn, ngƣời ta thƣờng lấy vị trí địa lí để đặt tên cho thôn ấy. Thôn ở phía Đông đƣợc gọi là thôn Đông, thôn ở phía Tây đƣợc gọi là thôn Đoài. Ngay cả đến tên thôn, tên làng cũng là những vƣớng mắc của các em: Em Lục Văn Chuyên, dân tộc Nùng, quê ở Cao Bằng viết:

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”

“Thôn Đoài” và “Thôn Đông” không phải là địa danh cụ thể nào đó, nhưng tại sao trong bài thơ tác giả lại sử dụng từ “Đoài” và “Đông”. Trong dân gian từ xưa, từ “Đoài” và “Đông” có ý nghĩa đặc biệt nào không? Em chưa hiểu việc sử dụng từ này có ý nghĩa như thế nào?

Ở quê hƣơng miền núi, đặc biệt là các em vùng sâu vùng xa hẻo lánh, một năm đƣợc nghỉ hè, nghỉ tết về thăm quê, phƣơng tiện các em đi từ huyện vào bản của mình chủ yếu là đi bộ trèo đèo, lội suối, đi đƣờng rừng, có khi phải đi bộ mấy

mƣơi cây số. Nên khi nghe thấy hình ảnh đò giang, nhiều em không tƣởng tƣợng

đƣợc. Em LƣơngThị Khánh, dân tộc Mƣờng, quê ở Tỉnh Thanh Hóa viết:

Nguyễn Bính là một nhà thơ mang dáng dấp chân quê rất giản dị. Thơ ông thường mang đậm tình quê, duyên quê một cách chất phác, ngôn ngữ thơ trong sáng. Nhưng đọc bài thơ có những chỗ em không hiểu, thậm chí còn có những hình ảnh còn xa lạ đối với em như: Đò giang. Em chưa hiểu “đò giang” là gì?

Cây đa, bến nƣớc, mái đình, con đò, con đê, đình chùa, miếu mạo... là những hình ảnh không thể thiếu đƣợc ở mỗi làng quê của Đồng bằng Bắc bộ. Nhƣng với

HS vùng miền núi thì vẫn là vấn đề thắc mắc của các em. Em Mạc Thị Phƣợng, dân

tộc Tày, quê ở Cao Bằng viết:

Em là người con của núi rừng Việt Bắc, tuổi thơ gắn với sương giăng, mây phủ, với những ngọn núi chót vót cao, với trăng nhô đỉnh núi, với những con đường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngoằn nghèo...thì khi đọc thơ Nguyễn Bính, thực sự đã cho em cảm xúc rất mới lạ, đã mở cho em một thế giới khác, một khám phá mới về một miền đất đồng bằng yên bình, yên ả. Nhưng có lẽ là vì một số hình ảnh còn xa lạ đối với vùng miền ngược chúng em như hình ảnh: cây đa, bến nước, đầu đình... nên khi cảm nhận thơ Nguyễn Bính em còn cảm thấy bỡ ngỡ.

Vốn sống của miền xuôi không nhiều, nên khi bắt gặp hình ảnh hàng cau liên

phòng các em đã có vƣớng mắc: Trong khổ thơ cuối có hình ảnh: “hàng cau liên

phòng”, em biết đến hàng cau, nhưng nói cau liên phòng thì khá mới, em chưa hiểu

(Giàng A páo - Dân tộc H’mông - quê ở Điên Biên). Cau liên phòng (có hai cách

hiểu ): hoặc là nói cách trồng - cau trồng thành hàng liên tiếp: hoặc là chỉ một giống cây cau thấp, ra quả quanh năm. Các em chƣa nhìn thấy loại cây cau liên phòng bao giờ và các em đã mang thắc mắc này viết trong phiếu điều tra.

- Vướng mắc về văn bản (cách ngắt nhịp câu) trong bài thơ “Tương tư”

Làm nên sự thành công của một tác phẩm, ngoài giá trị nội dung còn có giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Trong bài thơ “Tƣơng tƣ”, Nguyễn Bính đã thể hiện

đƣợc Hồn xưa của đất nước, đậm chất chân quê, hồn quê. Chất chân quê, hồn quê

không nằm riêng trong câu thơ nào mà toát ra toàn bộ bài thơ từ đề tài, thể loại đến hình ảnh, ngôn từ...Việc sáng tạo trong nhịp thơ đã có tác dụng rất lớn nhằm khắc họa đƣợc tâm trạng của nhân vật trữ tình. Để phát hiện những dấu hiệu khác thƣờng và ý nghĩa của cách ngắt nhịp thơ, quả là vấn đề khó khăn với các em. Em Hoàng Thị Đậm, dân tộc Tày, quê ở Bắc Kan viết:

Trong bài thơ“Tương tư” ở câu thơ:

Ngày qua ngày lại qua ngày

Cách ngắt nhịp: Ngày qua/ngày lạị/qua ngày (2/2/2) hay là Ngày qua ngày / lại qua ngày (3/3), em chưa hiểu ý nghĩa của cách sử dụng ngắt nhịp này?

Trên đây là những khó khăn mà khi học bài thơ “Tƣơng tƣ” HS Vùng cao

Một phần của tài liệu dạy học thơ nguyễn bính cho học sinh vùng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 53 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)