Biện pháp thứ nhất: Rút ngắn khoảng cách về ngôn ngữ trong tiếp

Một phần của tài liệu dạy học thơ nguyễn bính cho học sinh vùng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 61 - 65)

thơ Nguyễn Bính:

2.1.1.1. Khoảng cách về ngôn ngữ trong tiếp nhận thơ Nguyễn Bính của HS Vùng cao.

Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tƣợng, nên nhà văn, nhà thơ phải là ngƣời am hiểu sâu sắc, tinh tế, phải sử dụng thuần thục cái chất liệu ấy. Mỗi nhà văn lớn đều là một nghệ sĩ bậc thầy trong việc sử dụng ngôn từ. Vì thế, nói đến đặc trƣng của ngôn từ thơ trữ tình, không thể không nói đến phong cách ngôn ngữ của thi sĩ. Mỗi nhà thơ có một phong cách ngôn ngữ riêng, in đậm dấu ấn tâm hồn, thế giới quan, quan niệm sáng tác của cả thói quen sử dụng ngôn ngữ của thi sĩ. “ Vùng chữ” là phạm vi ngôn từ một thi sĩ sử dụng trong sự nghiệp thi ca của mình, là bảng từ vựng riêng, in đậm dấu ấn cá nhân thi sĩ. Vì thế, chỉ cần xem xét vùng chữ nhà thơ thƣờng dùng, có thể biết đƣợc cá tính, phong cách và quan niệm của nhà thơ. Ngoài việc lựa chọn “vùng chữ” hay bảng từ vựng riêng, tài năng của ngƣời nghệ sĩ còn thể hiện ở khâu tổ chức ngôn ngữ, mà Lê Đạt gọi đó là “cách chữ” (cách chế tác ngôn từ của thi sĩ).

Nghiên cứu cách chế tác ngôn từ của Nguyễn Bính, chúng ta có thể thấy đƣợc diện mạo riêng của ngôn từ thơ Nguyễn Bính.

Nguyễn Bính không chỉ sử dụng một cách tài tình những hình ảnh cụ thể, mộc mạc của đồng quê, mà nhà thơ còn rất thành công khi đƣa vào thơ lời ăn tiếng nói của ngƣời nhà quê trong cuộc sống thƣờng nhật. Chính những tài tình, độc đáo đó của thơ Nguyễn Bính, đã đem đến cho bạn đọc miền xuôi những rung cảm thẩm mỹ, nhƣng với bạn đọc HS miền núi thì lại trở thành hàng rào ngăn cản các em đến với cái hay của thơ Nguyễn Bính. Những khoảng cách cụ thể của ngôn từ đã đƣợc trình bày ở chƣơng I, do đó ở đây luận văn chỉ trình bày các biện pháp để giải tỏa những vƣớng mắc đó.

2.1.1.2. Cách rút ngắn khoảng cách trên:

Có một số từ ngữ trong thơ Nguyễn Bính dù là rất quen thuộc với ngƣời miền xuôi, nhƣng với HS Vùng cao lại trở nên xa lạ. Mặc dù có những từ ngữ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những nhóm từ, những câu đã đƣợc SGK chú giải, nhƣng những chú giải đó chƣa đủ để HS Vùng cao hiểu đƣợc thơ Nguyễn Bính.

Ví dụ với 2 câu thơ:

Bao giờ bến mới gặp đò

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

Có 2 từ “khuê các”, “giang hồ”, và cả hai cụm từ “hoa khuê các” và “bƣớm giang hồ”, mặc dù SGK có chú giải, nhƣng HS vùng núi vẫn không hiểu hết ý nghĩa ý nghĩa của hai từ và hai cụm từ đó. Bởi vậy chúng tôi đã giảng giải thêm để các em khỏi vƣớng mắc trong cảm hiểu thơ Nguyễn Bính.

Ở đây nhà thơ đã sử dụng lối nói ƣớc lệ ẩn dụ trong ca dao (bến đò) trong thơ

văn truyền thống (Hoa khuê các, bướm giang hồ) để thể hiện một nỗi ƣớc mong,

một khát khao về tình yêu hạnh phúc của lứa đôi rất tha thiết. Đây cũng là tình cảm chân tình, thật chân thành, tha thiết của chàng trai thôn quê với cô gái.

Nhà thơ đã đƣa vào thơ mình vốn từ khẩu ngữ của đồng bằng Bắc bộ: “ trồng - giồng”, “trai làng - giai làng”...Chỉ có ngƣời nhà quê mới có cách nói: “Ông giời - Ông giăng, ăn miếng giầu”- theo tƣ duy của ngƣời thuần nông; trong khi tiếng Việt chuẩn đến nay đƣợc công nhận là “trời, trăng, giầu”. Có lẽ âm “gi” ấy có hơi hƣớng truyền thống, nó tạo nên thêm phong vị dân gian cổ truyền, thuần quê cho thơ Nguyễn Bính.

Gió mưa là bệnh của giời (Tương tư ). Nhà em có một giàn giầu (Tương tư). Sáng giăng sáng cả vườn chè (Thời trước ). Chờ em chừng giập miếng giầu em sang (Chờ nhau ).

Tạo ra thứ ngôn ngữ đƣợc gọi là “lời quê” không chỉ có vai trò của lời với nghĩa của từ vựng. Lời quê còn phải đƣợc sử dụng theo lề lối quê, thì mới thực là chân quê. “Lối nói quê” đƣợc hiểu là cách thức nói đã trở thành ổn định, thành thói quen trong tƣ duy và sử dụng ngôn ngữ ngƣời dân quê.

Trong thơ Nguyễn Bính thƣờng hay bắt gặp lối nói theo lề lối khẩu ngữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

như”, “có lẽ” đƣợc trở đi trở lại nhiều trong thơ Nguyễn Bính. Đây là tâm sự

của cô gái nói với ngƣời yêu:

Hình như hai má em bừng đỏ Có lẽ là em nghĩ đến anh.

(Mưa xuân )

Những từ “hình như”“có lẽ” đã diễn tả rất mới mẻ trạng thái không xác

định của tình cảm, đặc biệt là tình cảm ban đầu còn e ấp, ngƣợng ngùng của các chàng trai cô gái. Hai chữ “hình nhƣ”, “có lẽ” đầy bóng gió, ý nhị rất hợp với giọng ngập ngừng khi giãy bày những cảm xúc luyến ái theo lối chân quê.

Cách đo đếm không gian, thời gian và nỗi niềm tâm sự trong thơ Nguyễn Bính thƣờng là cách đo đếm của dân gian:

Nhưng đây cách một đầu đình Có xa xôi mấy mà tình xa xôi.

(Tương tư )

Thời gian không đƣợc đo đếm chuẩn xác, mà đƣợc đo đếm bằng sự luân chuyển của mùa màng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Anh ạ mùa xuân đã cạn ngày (Mưa xuân )

Thời gian trong thơ Nguyễn Bính mang tính ƣớc lệ, áng chừng, mang tính

tâm tƣởng. Những từ ngữ quen thuộc thƣờng đƣợc trở đi, trở lại trong thơ ông:

Ngày ấy, cái ngày, năm xưa, ngày xưa…làm trạng ngữ cho những tình thế, sự việc

diễn ra sau đó.

Cái ngày cô chưa có chồng (Qua nhà )

Năm xưa chở chiếc thuyền này (Giấc mơ anh lái đò)

Với những từ ngữ ƣớc lệ, áng chừng trong việc xác định thời gian vừa khái quát đƣợc cảnh, vừa vĩnh cửu hóa đƣợc thời điểm sự việc, và cũng thật gần gũi với

ngƣời đọc.

Lối khẩu ngữ dân quê cũng đƣợc Nguyễn Bính sử dụng thành công trong nhiều thi phẩm của mình. Đó là lối nói có xu hƣớng khẩu ngữ hóa. Bằng cách thêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các từ thuộc những lời cửa miệng của thôn dân vào lời thơ, cùng với việc tổ chức câu chữ theo cấu trúc ngữ đoạn của khẩu ngữ đã làm cho ngôn ngữ thơ của Nguyễn Bính mang đậm của điệu nói “dân gian”

Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê

(Chân quê )

Các từ ngữ đƣa đẩy và cách diễn đạt mộc mạc mà ngƣời dân quê ƣa dùng

nhƣ: “mẹ bảo”, “chả”, “bữa ấy”, “ừ thôi”, “gớm”... đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần,

nhƣng không làm mất đi tình ý của bài thơ, ngƣợc lại những từ ngữ ấy đã đem lại trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính vẻ đẹp giản dị, dân dã, thôn quê.

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

(Mưa xuân )

Lối nói đùa ghẹo đƣợc Nguyễn Bính sử dụng thƣờng xuyên cho nhiều tác phẩm của mình. Từ những lối nói lấp lửng vòng vèo đến bóng gió xa xôi, và có khi cả nói “quàng xiên” nữa luôn đƣợc sử dụng nhƣ là vũ khí của giọng đùa ghẹo.

Đôi ta cùng ở một làng Cùng đi một ngõ vội vàng chi anh

Em nghe họ nói mong manh Hình như họ biết chúng mình...với nhau.

( Chờ nhau)

Bằng lối nói lấp lửng có duyên, Nguyễn Bính đã cho ngƣời đọc nhƣ thấy hình ảnh của một cô thôn nữ: vừa e ấp, bẽn lẽn nhƣng lại vừa mãnh liệt đáng yêu.

Một lối nói thƣờng xuất hiện đậm đặc trong thơ Nguyễn Bính, đó là việc nhà thơ thƣờng sử dụng lối nói phiếm chỉ của ngƣời dân quê. Những đại từ phiếm chỉ đƣợc sử dụng trong thơ Nguyễn Bính hết sức độc đáo, khó xác định đƣợc đối tƣợng, nhƣng lại rất dễ vận vào bất cứ ngƣời nào, vừa tăng khả năng khái quát tâm trạng điển hình của nhiều ngƣời, vừa tăng khả năng đồng cảm giữa con ngƣời với nhau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ai làm cả gió đắt cau

Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non?

(Chờ nhau) Cỏ đồi ai nhuộm mà xanh

áo anh ai nhuộm mà anh thấy chàm? Da trời ai nhuộm mà lam Tình ta ai nhuộm, ai làm cho phai? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Vì ai)

2.1.1.3. Kết quả của biện pháp trên

Những việc làm cụ thể trên của chúng tôi đã rút ngắn đƣợc khoảng cách ngôn từ ở HS Vùng cao khi đến với thơ Nguyễn Bính. Trong giờ dạy thực nghiệm chúng tôi nhận thấy rõ điều này, có em đã hiểu vẻ đẹp chân quê rất đậm đà và độc đáo trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính.

Một phần của tài liệu dạy học thơ nguyễn bính cho học sinh vùng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 61 - 65)