Năng lực khái quát hóa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm

Một phần của tài liệu dạy học thơ nguyễn bính cho học sinh vùng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 46 - 50)

Bằng tƣ tƣởng, tình cảm và tài năng của mình, nhà văn đã sáng tạo nên tác phẩm của mình.Tác phẩm ấy là một chỉnh thể, mỗi một từ, một chi tiết, một hình ảnh, một nhân vật của tác phẩm đều là những yếu tố hợp thành của một chỉnh thể nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Trong tác phẩm văn học, tính cảm tính cụ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bao giờ cũng kết hợp hữu cơ với tính khái quát. Muốn hiểu đƣợc một tác phẩm thì không thể nắm bắt một cách vụn vặt, rời rạc, cũng không tiếp nhận mỗi yếu tố trong cấu trúc của tác phẩm nhƣ một chi tiết cụ thể, cảm tính, rời rạc, không mang một ý nghĩa khái quát gì theo ý đồ sáng tạo của tác giả.

Khi phân tích một nhân vật, một tác phẩm văn học thì không thể không bám vào các chi tiết nghệ thuật, các từ “đắt” đƣợc dùng trong tác phẩm, hoặc các từ đƣợc coi là “nhãn tự” của bài thơ. Ví dụ nhƣ chi tiết “ô cửa sổ” căn buồng của Mỵ trong tác phẩm “Vợ chồng Aphủ”. Thông qua chi tiết nghệ thuật này, Tô Hoài đã cho ta thấy một phần này đó cuộc sống tối tăm, tủi nhục của Mỵ. Khi phân tích tác phẩm hoặc nhân vật trong “Vợ chồng Aphủ”, không thể bỏ qua chi tiết này trong tác phẩm.

Phát hiện đƣợc những chi tiết nghệ thuật, nhƣng cái quan trọng hơn là ngƣời đọc phải cắt nghĩa đƣợc ý nghĩa của chi tiết đó, từ ngữ đó trong chỉnh thể của tác phẩm. Vì vậy, có thể khẳng định rằng: khả năng cảm thụ chi tiết nghệ thuật và cắt nghĩa nó một cách khái quát trong hệ thống chỉnh thể của tác phẩm dƣới ý đồ tƣ tƣởng của nhà văn chính là năng lực cơ bản nhất của tiếp nhận văn học.

Sau khi xem xét năng lực này của học sinh phổ thông Vùng cao, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh một số em có năng lực khái quát hóa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tốt, còn phần lớn các em chƣa có năng lực này. Các em có thể phát hiện ra những chi tiết, từ ngữ đắt, phát hiện ra những hình ảnh, hình tƣợng, chủ đề trong tác phẩm, nhƣng khi cắt nghĩa cả bốn lớp nghĩa trong tác phẩm là một việc làm khó.

Vấn đề này do nhiều nguyên nhân gây nên, nhƣng chủ yếu do tƣ duy lý luận, trình độ khái quát hóa của các em còn thấp, các em chỉ quen với những gì thật cụ thể. Vì vậy có thể nói, muốn nâng cao trình độ tiếp nhận văn học của học sinh vùng cao cần phải chú trọng hình thành tập cho các em một thói quen cắt nghĩa, khái quát hóa nó trong tính chỉnh thể mỗi khi tìm hiểu một tác phẩm văn chƣơng. Ngƣời giáo viên có thể dựa vào những thành tựu nghiên cứu văn học về các miền để so sánh từ sự giống và khác nhau trong hệ thống hình ảnh, chất liệu truyền thống của các nền văn hóa. Từ những hiểu biết đó, ngƣời thầy dạy văn ở miền núi sẽ tìm cách khai

thông đƣợc “màng cách điệu tâm hồn” ở học sinh miền núi khi tiếp nhận nền văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngƣời giáo viên phải làm thế nào nâng cao năng lực khái quát khái quát hóa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm đối với học sinh miền núi? Quả thực đây là việc làm rất khó, đòi hỏi phải kiên trì, ngƣời giáo viên văn phải tìm mọ biện pháp, thì mới nâng cao hiệu quả học tập môn văn và bồi dƣỡng lòng say mê học văn cho học sinh Vùng cao. Bởi nếu không có đƣợc năng lực đó, các em không thấy hết đƣợc cái hay, cái ý nghĩa của tác phẩm và từ đó các em sẽ không thấy thích thú đối với việc học văn. Ngƣợc lại, nếu các em tự phát hiện, tự khám phá đƣợc cái hay cái đẹp của tác phẩm, thì các em sẽ vô cùng thích thú, và tăng thêm sự yêu thích, say mê môn học.

Nhƣ vậy, ngoài năng lực tri giác ngôn ngữ tác phẩm văn học, năng lực tái hiện hình tƣợng - tƣởng tƣợng, năng lực liên tƣởng, năng lực khái quát hóa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Tiếp nhận văn học bao gồm nhiều năng lực nữa: năng lực cảm xúc thẩm mỹ, năng lực tự nhận thức, năng lực nhận biết loại thể...song với luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến những năng lực nhƣ đã trình bày ở trên. Qua đó cũng nhận thấy, năng lực tiếp nhận văn học của học sinh Vùng cao còn nhiều hạn chế.Việc bồi dƣỡng trình độ tiếp nhận văn học cho các em là một vấn đề khó khăn nhƣng cần thiết phải làm.

Để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả việc học tập môn văn ở trƣờng PT Vùng cao, thì ngƣời giáo viên phải tìm ra đƣợc những biện pháp phù hợp, đúng đắn đối với đối tƣợng hình trực tiếp giảng dạy. Để thực hiện đƣợc điều đó, chúng tôi thấy HS Vùng cao có nhiều thuận lợi và khó khăn nhất định.

Những thuận lợi:

Về mặt chủ quan, do dặc điểm về tính cách, tình cảm và thói quen thẩm mỹ có ảnh hƣởng trực tiếp đối với quá trình tiếp nhận văn học, nên sự cảm thụ tác phẩm Văn học của HS miền núi có những điểm thuận lợi riêng so với HS miền xuôi. Hiện nay, khi nền kinh tế thị trƣờng phát triển nhƣ vũ bão, đời sống tâm hồn của các em ở thành thị “lớn” hơn trƣớc. Với một cuộc sống hiện đại, các em sớm va chạm, tiếp xúc với mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội,cho nên đã ảnh hƣởng lớn đến suy nghĩ của các em. Suy nghĩ của các em “già dặn”, khôn hơn trƣớc tuổi, và do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đó cảm nhận văn học ít hồn nhiên hơn. Các em học sinh miền núi sống trong hoàn cảnh ít phức tạp, ít va chạm với kinh tế thị trƣờng, nên HS miền núi tiếp cân tác phẩm văn chƣơng hồn nhiên hơn, thậm chí nhiều khi cũng có những khám phá độc đáo, bất ngờ.

Về mặt khách quan, Đảng và nhà nƣớc luôn chú trọng đến giáo dục miền núi. Sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc là nguồn động viên lớn cho thầy trò các trƣờng miền núi. Đội ngũ giáo viên luôn đƣợc bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Học sinh đƣợc cung cấp tài liệu sách giáo khoa ngày càng đầy đủ và phong phú hơn đời sống về vật chất, tinh thần ngày càng đƣợc quan tâm hơn.

Bên cạnh những thuận lợi của học sinh miền núi trong quá trình học tập, còn có nhiều khó khăn, hạn chế đối với HS miền núi trong quá trình học tập.

Những khó khăn:

Về mặt chủ quan, do tâm lý mặc cảm và khép kín nên HS miền núi thƣờng cho văn chƣơng là điều cao xa, do đó các em không tin rằng mình có thể học đƣợc môn Văn, dẫn đến việc không yêu thích, không hứng thú với môn học này.

Các em ít bộc lộ mình, trƣớc những vấn đề khó khăn thƣờng tự ti. Thói quen tƣ duy kinh nghiệm, trình độ tƣ duy lý luận, tƣ duy hình tƣợng còn hạ chế nên không có lợi cho việc tiếp nhận văn học.

Vốn tiếng phổ thông của HS dân tộc còn nghèo nàn, cùng với khả năng, năng lực tiếp nhận văn học rất hạn chế dẫn đến việc học tập còn nhiều khó khăn.

Về mặt khách quan: Do khoảng cách về điều kiện địa lý, nên các em có khoảng cách lớn về vốn hiểu biết cuộc sống miền xuôi. Do khoảng cách lịch sử văn hóa, thói quen thị hiếu thẩm mỹ của HS miền núi có nét khác, nên có khi chƣa đồng cảm với tác phẩm trong quá trình tiếp nhận văn học.

Nhƣ vậy những điểm cơ bản về thuận lợi và khó khăn trên đây đã ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình học tập của HS THPT miền núi. Làm thế nào để phát huy đƣợc những điểm thuận lợi, và hạn chế tối đa những khó khăn cơ bản để việc dạy và học văn miền núi đạt chất lƣợng cao hơn. Vấn đề đó cần đƣợc xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Đối với luận văn này, chúng tôi chỉ bàn đến một khía cạnh nhỏ, đó là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dạy học thơ của Nguyễn Bính cho HS Vùng cao theo hƣớng tích cực hóa hoạt động học tập của HS.

Một phần của tài liệu dạy học thơ nguyễn bính cho học sinh vùng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 46 - 50)