Thực trạng du lịch Cửa Lò

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch thị xã cửa lò đến năm 2020 (Trang 40 - 104)

1. Chiến lược phát triển sản phẩm

2.2 Thực trạng du lịch Cửa Lò

2.2.1 Tình hình khách du lịch Lượng khách du lịch

Bảng 2.2: Hiện trạng khách du lịch đến Cửa Lò thời kỳ 2005-2012

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số khách 850.000 1.050.000 1.370.000 1.452.000 1.650.000 1.850.000 2.030.000 1.935.000 Tốc độ tăng (%) 4,3% 23,5% 30,5% 6,0% 13,6% 12,1% 9,7% Giảm 4,7% Khách quốc tế 3.100 5.500 6.850 6.053 2.850 2.950 5.000 5.200 Tốc độ tăng (%) 5,2% 77,4% 24,5% Giảm 11,6% Giảm 52,9% 3,5% 69,5% 4% Khách nội địa 846.900 1.044.500 1.363.150 1.445.947 1.647.150 1.847.050 2.025.000 1.929.800 Tốc độ tăng (%) 4,2% 23,3% 30,5% 6,1% 13,9 12,1% 9,6% Giảm 4,7%

[Nguồn: Báo cáo hoạt động du lịch – UBND Thị xã Cửa Lò (các năm 2005 đến 2012)]

Du lịch Cửa Lò đã thu hút số lượng khách đến tham quan du lịch đạt được sự tăng trưởng nhất định, phân tích tổng quát số lượng khách thời kỳ 2005-2012 cho thấy: Năm 2005 đón được 850.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 3.100 lượt khách, khách nội địa là 846.900 lượt khách. Năm 2008 đón được 1.452.000 lượt khách trong đó có 6.053 khách quốc tế và 1.445.947 lượt khách du lịch nội địa. Năm 2012 đón được 1.935.000 lượt khách trong đó có 5,200 lượt khách quốc tế và 1.929.800 lượt khách du lịch nội địa. Trong năm 2006 lần đầu tiên du lịch Cửa Lò đón được lượng khách vượt ngưỡng 1 triệu lượt. Đến năm 2011 số khách Cửa Lò vượt 2 triệu lượt

28

khách. Phân tích tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 12,5% trong đó khách du lịch quốc tế có tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,8%/năm.

2.2.1.1 Khách nội địa

Qua bảng số liệu, ta thấy số du khách nội địa đến với Cửa Lò qua các năm tăng giảm không đều cao nhất là năm 2007 tăng 30,5%, tuy nhiên năm 2012 giảm xuống 4,7% so năm 2011, nguyên nhân giảm do kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng và tìn trạng trầm lắng của kinh tế đặc biệt đóng băng của bất động sản. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 – 2012 đạt 12,5%/năm và thời gian lưu trú đều trên 2 ngày.

2.2.1.2 Khách quốc tế

Lượng khách quốc tế đến Cửa Lò trong giai đoạn 2005 - 2012 có xu hướng tăng cùng với sự tăng trưởng chung của cả nước, thời gian lưu trú của du khách thường là trên 2 ngày. Tuy nhiên năm 2008, 2009, tốc độ tăng trưởng lại bị sụt giảm là 11,6% và 52,9%. Sự sụt giảm này xuất phát từ khủng hoảng tài chính toàn cầu làm ảnh hưởng đến đời sống của du khách quốc tế.

Thị trường chính khách quốc tế đến Cửa Lò là: Lào, Campuchia, Thái Lan và một số nước Trung Quốc, Hàn Quốc, nhật Bản, Nga đang có xu hướng tăng lên.

2.2.2 Doanh thu du lịch

Doanh thu từ du lịch năm 2005 đạt 194,2 tỷ đồng, năm 2006 đạt 219,8 tỷ đồng, năm 2012 đạt 1.120 tỷ đồng, tăng gấp gần 6 lần so với năm đầu thực hiện. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước từ cả hai nguồn khách du lịch quốc tế và nội địa nhưng doanh thu từ khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể năm 2005 doanh thu đạt 172,8 tỷ đồng chiếm trên 89% tổng doanh thu, năm 2010 doanh thu du lịch nội địa đạt 895,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 97,3% tổng doanh thu, trong lúc đó doanh thu từ khách du lịch quốc tế đạt 24,5 tỷ đồng, chiềm 2,7% Từ các số liệu trên rút ra một vấn đề là doanh thu từ khách du lịch đạt mức tăng trưởng hàng năm cao chính là do doanh thu từ khách du lịch nội địa.

29

Bảng 2.3: Doanh thu từ hoạt động du lịch

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng DT 194,2 219,8 265 329 552 725 920 1.120 Tốc độ tăng (%) 23,0% 13,2% 16,5% 20,5% 24,1% 67,8% 31,3% 21,7% DT từ DL nội địa 172,8 196,5 237,5 30,2 538,2 710,5 895,5 1.093,8 Tốc độ tăng (%) 21,3% 13,7% 19,5% 24,6% 68,2% 32,1% 27,2% 22,1% DT từ DL quốc tế 21,4 23,3 27,5 27,8 13,8 14,5 24,5 26,2 Tốc độ tăng (%) 39,0% 8,9% 18,0% 1,1% Giảm 50,3% 5,1% 68,9% 6,9%

[Nguồn: Báo cáo hoạt động du lịch – UBND Thị xã Cửa Lò (các năm 2005 đến 2012)]

Doanh thu chủ yếu của hoạt động du lịch năm 2012 là từ thu thuê phòng chiếm tỷ trọng 52,82% trong tổng doanh thu, tiếp đến thu bán hàng ăn uống chiếm tỷ trọng 23,42%, thu khác là 12,64%, thu bán hàng hóa là 7,82%, thu vận chuyển khách là 1,76% và thu lữ hành là 1,54%. Giai đoạn từ năm 2008 – 2012 tốc độ tăng trưởng trung bình của thu thuê phòng là 17,49%, thu dịch vụ lữ hành là 18,79%, thu bán hàng ăn uống là 15,96%, thu vận chuyển khách là 12,89%, thu bán hàng hóa là 22,32% và thu khác là 17,3%.

2.2.3 Cở sở vật chất phục vụ du lịch - Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch - Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch

Với sự phát triển du lịch, thị xã Cửa Lò tiếp đón ngày càng tăng lượng khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng, hội thảo, thăm người thân,…Ngành du lịch Cửa Lò đã không ngừng nâng cấp, xây mới các khách sạn cao cấp đến nhà nghỉ du lịch để phục vụ nhu cầu của du khách. Số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng mạnh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng được đa dạng yêu cầu của khách du lịch. Tổng số cơ sở lưu trú (kể cả nhà khách) có đến tháng 12/2012 theo số liệu Phòng Văn hóa – Thông tin Cửa Lò là 246, có 6.453 phòng nghỉ và 13.191 giường có khả năng phục vụ 18.000 khách lưu trú/ngày đêm, trong đó có 20 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 1 - 4 sao đáp ứng hoạt động và tổ chức được các sự kiện mang tầm Quốc tế.

Năm 2006 toàn thị xã đã có 202 cơ sở lưu trú (bao gồm 97 khách sạn, 4 nhà khách, 5 trung tâm điều dưỡng và 6 nhà tập huấn và 90 nhà nghỉ) trong đó, có 1 khách

30

sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao và 7 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao và 44 khách sạn đạt tiêu chuẩn. Các khách sạn nhà nghỉ được bố trí cách và bám mặt biển khoảng 400m, kéo dài khoảng 5 km dọc theo bờ biển.. Tập trung đông nhất là ở phường Thu Thủy, Nghi Thu và Nghi Hương.

Bảng 2.4 Tình hình phát triển cơ sở lưu trú ở Cửa Lò giai đoạn 2006-2012

Năm 2006 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng TB ( %) Cơ sở lưu trú 202 214 220 222 226 246 12,2 Số phòng nghỉ 5.151 5.472 5.589 5.748 5.826 6.453 25,5 Số giường 10.743 11.658 11.848 12.166 12.448 13.191 28,4 [ Nguồn: Phòng VH-TT, UBND thị xã Cửa Lò]

Từ số liệu trên cho thấy: số lượng cơ sở lưu trú có xu thế tăng chậm trong giai đoạn 2006-2010, tuy nhiên số lượng cơ sở lưu trú tăng chủ yếu là cơ sở có quy mô lớn và chất lượng cao hơn, số lượng phòng tăng nhanh. Một khó khăn trong kinh doanh lưu trú ở Cửa Lò là hiệu suất sử dụng phòng trung bình cả năm chỉ đạt từ 23-25%. Do đó hiệu quả kinh doanh chưa cao. Theo điều tra của Sở Du lịch Nghệ an đã điều tra 152 cơ sở lưu trú ở Cửa Lò năm 2006 thì có 57 cơ sở kinh doanh có lãi chiếm 37,5%; 40 cơ sở hòa vốn chiếm 26,3% , có 55 cơ sở thua lỗ chiếm 36,2% .

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tiêu chuẩn cơ sở lưu trú

[ Nguồn: Phòng VH-TT, UBND thị xã Cửa Lò]

Nhìn vào biểu đồ 2.8 cho thấy số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn trở lên chỉ mới chiếm 25,9% trong tổng số cơ sở hiện có ở Cửa Lò, số khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 và 4 sao còn ít mới chỉ chiếm có 1%, trong khi đó lượng khách đến du lịch Cửa Lò chủ yếu

Cơ cấu tiê u chuẩn cơ s ở lưu tr ú the o s ố k hách s ạn nhà nghỉ Đạt tiêu chuẩn 20.8% Bình thường 74.1% 4 sao 0.5% 3 sao 0.5% 1 sao 0.9% 2 sao 3.3%

31

từ thị trường Hà Nội chiếm đến 75%, là thị trường có đa số du khách có nhu cầu được lưu trú ở tại thị xã Cửa Lò vào mùa du lịch.

Mặt khác xét theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở lưu trú Xanh - Sạch - Đẹp thì số cơ sở lưu trú đạt chất lượng so với tổng số cơ sở lưu trú ở Cửa Lò thì mới có 12% (24/202); so với khách sạn đạt tiêu chuẩn trở lên là 44% ( 24/55) đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp

- Hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống

Tại trung tâm du lịch thị xã Cửa Lò có khoảng 550 cơ sở kinh doanh ăn uống, trong đó có 125 nhà hàng kiên cố, bán kiên cố được xây dựng dọc theo bãi tắm từ Thu Thủy đến Nghi Hương và có khoảng 170 nhà hàng trong hệ thống khách sạn, còn lại chủ yếu các nhà hàng nhỏ. Các nhà hàng này đáp ứng phục vụ tốt nhu cầu ăn uống chủ yếu các món đặc sản biển tươi sống như: tôm, cua, ghẹ, mực, ngao, cá thu, cá dò, cá chim, cá hồng, cá mú, đặc biệt có món mực “nháy” là đặc sản mang tính đặc thù ẩm thực của Cửa Lò mà ở những điểm du lịch khác trong cả nước khó mà có được. Nên du khách đến Cửa Lò rất thích thưởng thức món ẩm thực này.

Tuy nhiên số nhà hàng có khả năng phục vụ khách quốc tế rất khiêm tốn, mới chỉ có khoảng 5 nhà hàng nằm trong hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên như : Nhà hàng Lotus khách sạn Sài Gòn - Kim Liên, Nhà hàng Hải Đăng Thái Bình Dương, Nhà hàng ở các khách sạn: Xanh, Hòn Ngư, Công Đoàn. Nhưng cũng chỉ có một vài nhà hàng cung cấp ăn uống có chất lượng phục vụ khách Châu Âu.

Mặt khác không gian bố trí các dịch vụ ăn uống và không gian dành cho khu vực tắm biển chưa hợp lý, tất cả các ki ốt kiêm nhà hàng bám biển đều tự xây hệ thống vệ sinh phục vụ du khách, làm anh hưởng rất lớn đến môi trường cảnh quan khu du lịch bãi tắm Cửa Lò và nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn. Hơn nữa kiến trúc ki ốt nhà hàng đơn giản, trang thiết bị phục vụ du khách ăn uống còn bình dân, chưa tạo được nét đặc thù và có chất lượng cao để có thể tăng thêm sức hấp dẫn cho du lịch Cửa Lò.

- Hệ thống phương tiện vận tải

Thị xã hiện tại có 02 bến xe, nhưng chưa tập trung được các xe vào bến để hoạt động mà chỉ tập trung ở 02 văn phòng xe du lịch tư nhân, hàng ngày có 30 chuyến xe đón khách đi Hà Nội và ngược lại.

Từ trung tâm thị xã đến thành phố Vình, có tuyến xe buýt của công ty xe buýt Ngọc Ánh với hành trình 30 phút/chuyến.

32

Tại trung tâm thị xã nhiều loại xe taxi phục vụ vận chuyển du khách, chủ yếu là xe taxi Mai Linh, taxi Vạn Xuân với khoảng 40 xe từ 5-12 chỗ của các doanh nghiệp lưu trú lớn và taxi tư nhân.

Để phục vụ nhu cầu đi lại của du khách trên địa bàn thị xã, chủ yếu là xe điện (khoảng 200 chiếc), xe máy lai. Song dịch vụ vận chuyển này cũng có khá nhiều vấn đề phức tạp như: đeo bám khách, số lượng hoạt động nhiều gây lộn xộn.

Phục vụ du khách tham quan biển, đảo, câu mực đêm chủ yếu là các tàu thuyền đánh cá của các ngư dân chuyển sang vận chuyển khách du lịch khi vào mùa du lịch hàng năm. Vì vậy thị xã chưa có tàu thuyền đạt tiêu chuẩn tàu thuyền phục vụ du lịch.

2.2.4 Giá sản phẩm, dịch vụ du lịch và kênh phân phối 2.2.4.1 Giá sản phẩm và dịch vụ du lịch 2.2.4.1 Giá sản phẩm và dịch vụ du lịch

Giá sản phẩm và dịch vụ du lịch ở Cửa Lò được đánh giá là khu du lịch giá rẻ đối với các đối tượng du lịch.

- Vào lúc cao điểm, giá tour, phòng, ăn uống, dịch vụ,… thường tăng hơn nhưng vẫn ở mức rẻ so với các khu du lịch lân cận và được du khách gọi là “u lịch Cửa Lò thân thiện mến khách”, tuy nhiên cần được đảm bảo chất lượng các dịch vụ.

- Vào mùa thấp điểm, các công ty, doanh nghiệp kinh doanh du lịch chủ động giảm giá, tặng thêm dịch vụ bổ trợ cho khách hàng.

Với mức sống ngày càng cao của người dân, việc giảm giá không phải vấn đề mấu chốt mà là nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách là cấp thiết, họ cần chất lượng phải hơn hoặc bằng với giá tiền họ bỏ ra.

2.2.4.2 Kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ du lịch

- Kênh bán hàng trực tiếp: từ các khách sạn nhà nghỉ tại Cửa Lò bán hàng trực tiếp cho khách hàng, hoặc bán qua mạng Internet.

- Kênh bán hàng gián tiếp: từ các công ty lữ hành du lịch, công ty du lịch, văn phòng đại diện, các đại lý của các công ty kinh doanh du lịch,…đặt tại Hà Nội.

2.2.5 Lao động của ngành du lịch

- Về lực lượng lao động ngành du lịch: Theo số liệu tổng hợp từ phòng Văn hóa Thông tin thị xã Cửa Lò, số lượng lao động ngành du lịch không ngừng tăng lên qua từng năm không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng, góp phần tích cực trong việc phát triển ngành Du lịch của thị xã. Số lượng lao động năm 2008 là 5.803 người, đến

33

năm 2012 là 6.755 người tăng tương ứng là 952 người, tốc độ tăng trưởng trung bình là 7,9%.

Tuy nhiên cơ cấu trình độ lao động trong ngành dịch vụ của thị xã còn thấp. Khảo sát năm 2010 trong tổng số 6.327 lao động thì: tỷ lệ lao động có trình độ đại học 5,2%, cao đẳng 1,3%, trung cấp 17%, sơ cấp 3,8% và chưa qua đào tạo hoặc chỉ tham gia một vài lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giao tiếp về du lịch (1-2 ngày) chiếm đến 72,7%. Số liệu này cho thấy chất lượng nhân lực hoạt động trong kinh doanh du lịch dịch vụ du lịch trực tiếp ở Cửa Lò còn rất thấp, số lượng lao động chưa được đào tạo về du lịch, văn hóa ứng xử trong kinh doanh du lịch chiếm tỷ trọng cao.

- Về đào tạo nguồn nhân lực:

Đào tạo chuyên nghiệp: trên địa bàn thị xã có 01 trường đại học, 2 trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, có trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp. Các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp được nâng cấp, xây dựng và tích cực triển khai mạnh mẽ chương trình đào tạo nghề góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội.

2.2.6 Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch

Theo số liệu của phòng Văn hóa – Thông tin thị xã tính đến ngày 31/12/2012, toàn thị xã có 124 doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch (tăng 74 doanh nghiệp), so với cùng thời điểm năm 2005, trong đó có: 11 doanh nghiệp nhà nước, 59 doanh nghiệp tư nhân, 15 công ty cổ phần, 29 công ty TNHH, 10 chi nhánh của các tổ chức tham gia kinh doanh du lịch. Toàn thị xã có 02 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đang hoạt động, chưa có doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Đa số các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đều mong muốn tăng cường đầu tư nâng cấp các khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng. Đặc biệt là xây dựng được trung tâm mua sắm lớn với những sản phẩm đặc trưng, truyền thống và các hoạt động giải trí về đêm để phục vụ du khách góp phần gia tăng doanh thu cho ngành.

2.2.7 Việc quảng bá, thông tin, tiếp thị, xúc tiến du lịch và phát triển du lịch

Ngành du lịch đã thúc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch trong và ngoài nước, cũng như tham gia nhiều tổ chức hoạt động du lịch để đưa hình ảnh du lịch Cửa Lò đến gần hơn nữa với du khách. Việc thành lập Trung tâm tư vấn du lịch ằm làm tốt công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch và phát triển du lịch văn

34

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch thị xã cửa lò đến năm 2020 (Trang 40 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)