Tài nguyên du lịch biển, đảo và nhân văn tại thị xã Cửa Lò

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch thị xã cửa lò đến năm 2020 (Trang 37 - 104)

1. Chiến lược phát triển sản phẩm

2.1.5 Tài nguyên du lịch biển, đảo và nhân văn tại thị xã Cửa Lò

2.1.5.1 Tài nguyên du lịch biển, đảo

Cửa Lò có bờ biển dài khoảng gần 10km với 02 đảo vừa, 01 bán đảo và nhiều danh lam thắng cảnh ở vùng phụ cận, hệ sinh thái biển đa dạng, có nhiều loại hải sản đặc hữu, môi trường tự nhiên trong lành, mát mẻ nhất là vào mùa hè đó là điều kiện cho Cửa Lò phát triển về du lịch biển, đảo cũng như phát triển các loại hình du lịch khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách: nghỉ dưỡng biển, tắm biển, vui

25

chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển, các đảo ven bờ biển, …phát triển. Tuy nhiên so với các bãi biển nổi tiếng trong nước thì Cửa Lò mới chỉ ở mác trung bình với nhiều khó khăn, bất lợi.

Bảng 2.1 So sánh các bãi biển trong cả nước Ưu thế TT Các bãi biển du lịch Vị Trí Yếu tố tự nhiên Dịch vụ Tổng số điểm Nhận xét

1 Đồ Sơn – Hải Phòng 3 3 3 9 Xa trung tâm, bãi tắm xói lở 2 Sầm Sơn – Thanh Hóa 2 2 2 6 Xa trung tâm, bãi cát đen

3 Cửa Lò – Nghệ An 2,5 2 2 6,5 Thị trường

kém, cảnh quan kém

4 Cửa Đại – Quảng Nam 3,5 3 4,5 11 Nằm gần di sản

[Nguồn từ Đề tài nghiên cứu khoa học “Phương pháp luận kiểm kê và đánh giá tài nguyên trong du lịch, ứng dụng trong khảo sát tài nguyên du lịch trên địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng” của tác giả Trương Sỹ Quý].

Từ bảng trên, ta nhận thấy được rằng biển Cửa Lò gặp nhiều bất lợi trong so sánh. Vì vậy Cửa Lò cần phải tập trung đầu tư khai thác thị trường tốt hơn trong thời gian tới.

2.1.5.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị vật chất cũng như tinh thần do bàn tay và khối óc con người sáng tạo và gìn giữ trong dòng chảy lịch sử. Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng, các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội,…thể hiện bản sắc văn hóa đa dạng của Xứ Nghệ là nguồn lực thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu.

26

2.1.5.2.1 Các lễ hội truyền thống tiêu biểu tại Cửa Lò

- Lễ hội sông nước Cửa Lò, diễn ra hàng năm từ ngày 30/4-1/5 dương lịch tại Đền thờ Nguyễn Sư Hồi và Trung tâm thị xã Cửa Lò. Lễ hội tưởng nhớ công ơn của Thái uý quân công Nguyễn Sư Hồi (con trai trưởng của Cương quốc công Nguyễn Xí), người đã khai sinh ra vùng đất Cửa Lò. Lễ hội diễn ra trùng với ngày khai trương Lễ hội khai trương du lịch Cửa Lò hàng năm đã thu hút hàng vạn người dân và du khách tham gia dự hội.

- Lễ hội cầu ngư: đây là tín ngưỡng thờ thần biển của ngư dân, cầu cho mỗi lần ra khơi, như tăng thêm dũng khí, niềm tin cho ngư dân, được tổ chức từ tháng 3-7 âm lịch dọc các miền biển. Đây là nét văn hóa lâu đời của nhân dân Cửa Lò, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân và du khách dự hội.

2.1.5.2.2 Các làng nghề truyền thống tại Cửa Lò

Trước đây vùng đất Cửa Lò có nhiều làng nghề với nhiều ngành nghề đa dạng. Tuy nhiên trãi qua nhiều thế hệ và xu thế thời đại thay đổi nên một số nghề truyền thống bị mai một theo thời gian. Hiện nay, tại thị xã Cửa Lò có 05 làng nghề truyền thống tiêu biểu như sau:

- Nghề làm nước mắm: gắn với nghề đi biển của bà con ngư dân, ra đời cách đây khoảng 200 năm và tồn tại đến nay. Thương hiệu nước mắm Cửa Hội được cả nhiều người biết đến và được người tiêu dùng yêu thích. Ở Cửa Lò tập trung ở khu Khối Hải Giang 1, Khối Hải Triều (nghi Hải).

- Nghề làm bánh bún: là món ăn truyền thống của người dân địa phương, gắn liền với người dân làm nông nghiệp như: Khối Tây Khánh (Phường Nghi Thu).

- Nghề chế biền và lưu giữ hàng hải sản: Đây là một trong nhưng nghề mới phát triển sau ngày thành lập thị xã và nó có quy mô rất lớn người dân đầu tư hàng trăm tỷ đồng để làm nghề và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại khối 4 và khối 6 (phường Nghi Tân).

2.1.5.2.3 Các điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa

Theo nguồn số liệu từ phòng Văn hóa – Thông tin Cửa Lò hiện nay trên địa bàn tỉnh có Danh sách các di tích trên địa bàn thị xã: 18 di tích lich sử, 03 nhà thờ Thiên Chúa giáo. Trong đó có: 02 di tích cấp Quốc gia, 07 di tích cấp tỉnh và đang đề nghị tỉnh Nghệ An đưa vào quản lý 10 di tích khác. Việc đưa nguồn tài nguyên này vào để

27

khai thác và phát triển du lịch góp phần làm đa dạng cho sản phẩm du lịch thị xã, đáp ứng được nhu cầu vật chất và tinh thần của du khách khi đến với du lịch Cửa Lò.

2.1.5.2.4 Ẩm thực địa phương

Là vùng đất ven biển, nên hải sản luôn là món ăn chủ đạo. Các món hải sản nổi tiếng như: mực nháy (món ăn chỉ có tại bãi biển cửa Lò), gỏi cá ve, ốc biển, lẩu mực tươi, ghẹ, cua, hải sâm, sứa biển, tôm he, tôm tít,…, tươi ngon tạo nên rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ hải sản.

2.2 Thực trạng du lịch Cửa Lò 2.2.1 Tình hình khách du lịch 2.2.1 Tình hình khách du lịch Lượng khách du lịch

Bảng 2.2: Hiện trạng khách du lịch đến Cửa Lò thời kỳ 2005-2012

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số khách 850.000 1.050.000 1.370.000 1.452.000 1.650.000 1.850.000 2.030.000 1.935.000 Tốc độ tăng (%) 4,3% 23,5% 30,5% 6,0% 13,6% 12,1% 9,7% Giảm 4,7% Khách quốc tế 3.100 5.500 6.850 6.053 2.850 2.950 5.000 5.200 Tốc độ tăng (%) 5,2% 77,4% 24,5% Giảm 11,6% Giảm 52,9% 3,5% 69,5% 4% Khách nội địa 846.900 1.044.500 1.363.150 1.445.947 1.647.150 1.847.050 2.025.000 1.929.800 Tốc độ tăng (%) 4,2% 23,3% 30,5% 6,1% 13,9 12,1% 9,6% Giảm 4,7%

[Nguồn: Báo cáo hoạt động du lịch – UBND Thị xã Cửa Lò (các năm 2005 đến 2012)]

Du lịch Cửa Lò đã thu hút số lượng khách đến tham quan du lịch đạt được sự tăng trưởng nhất định, phân tích tổng quát số lượng khách thời kỳ 2005-2012 cho thấy: Năm 2005 đón được 850.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 3.100 lượt khách, khách nội địa là 846.900 lượt khách. Năm 2008 đón được 1.452.000 lượt khách trong đó có 6.053 khách quốc tế và 1.445.947 lượt khách du lịch nội địa. Năm 2012 đón được 1.935.000 lượt khách trong đó có 5,200 lượt khách quốc tế và 1.929.800 lượt khách du lịch nội địa. Trong năm 2006 lần đầu tiên du lịch Cửa Lò đón được lượng khách vượt ngưỡng 1 triệu lượt. Đến năm 2011 số khách Cửa Lò vượt 2 triệu lượt

28

khách. Phân tích tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 12,5% trong đó khách du lịch quốc tế có tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,8%/năm.

2.2.1.1 Khách nội địa

Qua bảng số liệu, ta thấy số du khách nội địa đến với Cửa Lò qua các năm tăng giảm không đều cao nhất là năm 2007 tăng 30,5%, tuy nhiên năm 2012 giảm xuống 4,7% so năm 2011, nguyên nhân giảm do kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng và tìn trạng trầm lắng của kinh tế đặc biệt đóng băng của bất động sản. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 – 2012 đạt 12,5%/năm và thời gian lưu trú đều trên 2 ngày.

2.2.1.2 Khách quốc tế

Lượng khách quốc tế đến Cửa Lò trong giai đoạn 2005 - 2012 có xu hướng tăng cùng với sự tăng trưởng chung của cả nước, thời gian lưu trú của du khách thường là trên 2 ngày. Tuy nhiên năm 2008, 2009, tốc độ tăng trưởng lại bị sụt giảm là 11,6% và 52,9%. Sự sụt giảm này xuất phát từ khủng hoảng tài chính toàn cầu làm ảnh hưởng đến đời sống của du khách quốc tế.

Thị trường chính khách quốc tế đến Cửa Lò là: Lào, Campuchia, Thái Lan và một số nước Trung Quốc, Hàn Quốc, nhật Bản, Nga đang có xu hướng tăng lên.

2.2.2 Doanh thu du lịch

Doanh thu từ du lịch năm 2005 đạt 194,2 tỷ đồng, năm 2006 đạt 219,8 tỷ đồng, năm 2012 đạt 1.120 tỷ đồng, tăng gấp gần 6 lần so với năm đầu thực hiện. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước từ cả hai nguồn khách du lịch quốc tế và nội địa nhưng doanh thu từ khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể năm 2005 doanh thu đạt 172,8 tỷ đồng chiếm trên 89% tổng doanh thu, năm 2010 doanh thu du lịch nội địa đạt 895,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 97,3% tổng doanh thu, trong lúc đó doanh thu từ khách du lịch quốc tế đạt 24,5 tỷ đồng, chiềm 2,7% Từ các số liệu trên rút ra một vấn đề là doanh thu từ khách du lịch đạt mức tăng trưởng hàng năm cao chính là do doanh thu từ khách du lịch nội địa.

29

Bảng 2.3: Doanh thu từ hoạt động du lịch

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng DT 194,2 219,8 265 329 552 725 920 1.120 Tốc độ tăng (%) 23,0% 13,2% 16,5% 20,5% 24,1% 67,8% 31,3% 21,7% DT từ DL nội địa 172,8 196,5 237,5 30,2 538,2 710,5 895,5 1.093,8 Tốc độ tăng (%) 21,3% 13,7% 19,5% 24,6% 68,2% 32,1% 27,2% 22,1% DT từ DL quốc tế 21,4 23,3 27,5 27,8 13,8 14,5 24,5 26,2 Tốc độ tăng (%) 39,0% 8,9% 18,0% 1,1% Giảm 50,3% 5,1% 68,9% 6,9%

[Nguồn: Báo cáo hoạt động du lịch – UBND Thị xã Cửa Lò (các năm 2005 đến 2012)]

Doanh thu chủ yếu của hoạt động du lịch năm 2012 là từ thu thuê phòng chiếm tỷ trọng 52,82% trong tổng doanh thu, tiếp đến thu bán hàng ăn uống chiếm tỷ trọng 23,42%, thu khác là 12,64%, thu bán hàng hóa là 7,82%, thu vận chuyển khách là 1,76% và thu lữ hành là 1,54%. Giai đoạn từ năm 2008 – 2012 tốc độ tăng trưởng trung bình của thu thuê phòng là 17,49%, thu dịch vụ lữ hành là 18,79%, thu bán hàng ăn uống là 15,96%, thu vận chuyển khách là 12,89%, thu bán hàng hóa là 22,32% và thu khác là 17,3%.

2.2.3 Cở sở vật chất phục vụ du lịch - Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch - Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch

Với sự phát triển du lịch, thị xã Cửa Lò tiếp đón ngày càng tăng lượng khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng, hội thảo, thăm người thân,…Ngành du lịch Cửa Lò đã không ngừng nâng cấp, xây mới các khách sạn cao cấp đến nhà nghỉ du lịch để phục vụ nhu cầu của du khách. Số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng mạnh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng được đa dạng yêu cầu của khách du lịch. Tổng số cơ sở lưu trú (kể cả nhà khách) có đến tháng 12/2012 theo số liệu Phòng Văn hóa – Thông tin Cửa Lò là 246, có 6.453 phòng nghỉ và 13.191 giường có khả năng phục vụ 18.000 khách lưu trú/ngày đêm, trong đó có 20 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 1 - 4 sao đáp ứng hoạt động và tổ chức được các sự kiện mang tầm Quốc tế.

Năm 2006 toàn thị xã đã có 202 cơ sở lưu trú (bao gồm 97 khách sạn, 4 nhà khách, 5 trung tâm điều dưỡng và 6 nhà tập huấn và 90 nhà nghỉ) trong đó, có 1 khách

30

sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao và 7 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao và 44 khách sạn đạt tiêu chuẩn. Các khách sạn nhà nghỉ được bố trí cách và bám mặt biển khoảng 400m, kéo dài khoảng 5 km dọc theo bờ biển.. Tập trung đông nhất là ở phường Thu Thủy, Nghi Thu và Nghi Hương.

Bảng 2.4 Tình hình phát triển cơ sở lưu trú ở Cửa Lò giai đoạn 2006-2012

Năm 2006 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng TB ( %) Cơ sở lưu trú 202 214 220 222 226 246 12,2 Số phòng nghỉ 5.151 5.472 5.589 5.748 5.826 6.453 25,5 Số giường 10.743 11.658 11.848 12.166 12.448 13.191 28,4 [ Nguồn: Phòng VH-TT, UBND thị xã Cửa Lò]

Từ số liệu trên cho thấy: số lượng cơ sở lưu trú có xu thế tăng chậm trong giai đoạn 2006-2010, tuy nhiên số lượng cơ sở lưu trú tăng chủ yếu là cơ sở có quy mô lớn và chất lượng cao hơn, số lượng phòng tăng nhanh. Một khó khăn trong kinh doanh lưu trú ở Cửa Lò là hiệu suất sử dụng phòng trung bình cả năm chỉ đạt từ 23-25%. Do đó hiệu quả kinh doanh chưa cao. Theo điều tra của Sở Du lịch Nghệ an đã điều tra 152 cơ sở lưu trú ở Cửa Lò năm 2006 thì có 57 cơ sở kinh doanh có lãi chiếm 37,5%; 40 cơ sở hòa vốn chiếm 26,3% , có 55 cơ sở thua lỗ chiếm 36,2% .

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tiêu chuẩn cơ sở lưu trú

[ Nguồn: Phòng VH-TT, UBND thị xã Cửa Lò]

Nhìn vào biểu đồ 2.8 cho thấy số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn trở lên chỉ mới chiếm 25,9% trong tổng số cơ sở hiện có ở Cửa Lò, số khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 và 4 sao còn ít mới chỉ chiếm có 1%, trong khi đó lượng khách đến du lịch Cửa Lò chủ yếu

Cơ cấu tiê u chuẩn cơ s ở lưu tr ú the o s ố k hách s ạn nhà nghỉ Đạt tiêu chuẩn 20.8% Bình thường 74.1% 4 sao 0.5% 3 sao 0.5% 1 sao 0.9% 2 sao 3.3%

31

từ thị trường Hà Nội chiếm đến 75%, là thị trường có đa số du khách có nhu cầu được lưu trú ở tại thị xã Cửa Lò vào mùa du lịch.

Mặt khác xét theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở lưu trú Xanh - Sạch - Đẹp thì số cơ sở lưu trú đạt chất lượng so với tổng số cơ sở lưu trú ở Cửa Lò thì mới có 12% (24/202); so với khách sạn đạt tiêu chuẩn trở lên là 44% ( 24/55) đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp

- Hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống

Tại trung tâm du lịch thị xã Cửa Lò có khoảng 550 cơ sở kinh doanh ăn uống, trong đó có 125 nhà hàng kiên cố, bán kiên cố được xây dựng dọc theo bãi tắm từ Thu Thủy đến Nghi Hương và có khoảng 170 nhà hàng trong hệ thống khách sạn, còn lại chủ yếu các nhà hàng nhỏ. Các nhà hàng này đáp ứng phục vụ tốt nhu cầu ăn uống chủ yếu các món đặc sản biển tươi sống như: tôm, cua, ghẹ, mực, ngao, cá thu, cá dò, cá chim, cá hồng, cá mú, đặc biệt có món mực “nháy” là đặc sản mang tính đặc thù ẩm thực của Cửa Lò mà ở những điểm du lịch khác trong cả nước khó mà có được. Nên du khách đến Cửa Lò rất thích thưởng thức món ẩm thực này.

Tuy nhiên số nhà hàng có khả năng phục vụ khách quốc tế rất khiêm tốn, mới chỉ có khoảng 5 nhà hàng nằm trong hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên như : Nhà hàng Lotus khách sạn Sài Gòn - Kim Liên, Nhà hàng Hải Đăng Thái Bình Dương, Nhà hàng ở các khách sạn: Xanh, Hòn Ngư, Công Đoàn. Nhưng cũng chỉ có một vài nhà hàng cung cấp ăn uống có chất lượng phục vụ khách Châu Âu.

Mặt khác không gian bố trí các dịch vụ ăn uống và không gian dành cho khu vực tắm biển chưa hợp lý, tất cả các ki ốt kiêm nhà hàng bám biển đều tự xây hệ thống vệ sinh phục vụ du khách, làm anh hưởng rất lớn đến môi trường cảnh quan khu du lịch bãi tắm Cửa Lò và nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn. Hơn nữa kiến trúc ki ốt nhà hàng đơn giản, trang thiết bị phục vụ du khách ăn uống còn bình dân, chưa tạo được nét đặc thù và có chất lượng cao để có thể tăng thêm sức hấp dẫn cho du lịch Cửa Lò.

- Hệ thống phương tiện vận tải

Thị xã hiện tại có 02 bến xe, nhưng chưa tập trung được các xe vào bến để hoạt động mà chỉ tập trung ở 02 văn phòng xe du lịch tư nhân, hàng ngày có 30 chuyến xe đón khách đi Hà Nội và ngược lại.

Từ trung tâm thị xã đến thành phố Vình, có tuyến xe buýt của công ty xe buýt

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch thị xã cửa lò đến năm 2020 (Trang 37 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)