1. Chiến lược phát triển sản phẩm
3.2.2.2 Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Hiện nay, trên địa bàn thị xã một số nghề và làng nghề truyền thống vẫn còn tồn tại để giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc đầu tư cho nghề và làng nghề truyền thống để phát triển du lịch chưa được chú trọng. Nguyên nhân, các làng nghề truyền thống không gian nhỏ hẹp, đường sá, cơ sở hạ tầng, điều kiện vệ sinh môi trường,…khó để du khách tiếp cận, tham quan và mua sắm các sản phẩm của làng nghề. Xuất phát từ nguyên nhân trên, giải pháp đề ra cho việc đưa nghề và làng nghề truyền thống vào phát triển du lịch là:
- Cần lựa chọn mô hình phù hợp đề đầu tư vào làng nghề truyền thống theo hướng gắn với phát triển du lịch. Hiện có hai mô hình làng nghề du lịch đang được các địa phương khác chọn để đầu tư:
+ Xây dựng làng nghề gắn với du lịch trên cơ sở làng nghề truyền thống vốn có của địa phương. Mô hình này do nhà nước và chính quyền địa phương đầu tư.
+ Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu du lịch rồi đưa mô hình làng nghề vào đó, phục dựng, tái hiện các không gian truyền thống của làng nghề và các phương thức sản xuất truyền thống để thu hút khách đến tham quan.
- Gắn việc đầu tư phát triển làng nghề phục vụ du lịch với chương trình xây dựng nông thôn mới để tận dụng những nguồn lực của chương trình này trong việc đầu tư hạ tầng giao thông, điện, nước trong các làng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận và đảm bảo tiện nghi cho du khách đến tham quan, mua sắm tại làng nghề.
65
- Cần đa dạng hóa sản phẩm tại các làng nghề, ưu tiên phát triển những sản phẩm du lịch sử dụng nguyên liệu địa phương, mang dấu ấn văn hóa, lịch sử của địa phương để hấp dẫn du khách, tránh sản xuất các sản phẩm na ná, tương tự như các địa phương khác, hoặc nhập hàng từ các địa phương khác, nhất là hàng Trung Quốc vào bán trong làng nghề của địa phương mình.
- Phải xây dựng cơ chế cùng hưởng lợi giữa công ty du lịch, chính quyền địa phương và cư dân địa phương nơi có làng nghề được đầu tư để phát triển du lịch, tránh tình trạng công ty du lịch thụ hưởng lợi nhuận nhưng để lại cho người dân và chính quyền địa phương những hậu quả xấu về môi trường, anh ninh và hạ tầng.
- Cần làm tốt công tác quảng bá vì làng nghề có sống được, có gắn bó với sự phát triển du lịch hay không chính là hiệu quả của công tác quảng bá. Một thực tế hiện nay trên trang web quảng bá du lịch hoặc các cổng thông tin điện tử của tỉnh còn khá sơ sài, không có bản đồ, thông tin chỉ dẫn đường đi đến, không có thông tin về giá cả, loại hình sản phẩm và các dịch vụ phục vụ du khách,…nên du khách khó tiếp cận các làng nghề để tham quan, mua sắm. Cần thay đổi cách quảng bá theo hướng chuyên nghiệp, bài bản thì mới có thể đưa du khách đến với các làng nghề truyền thống và mới có thể khai thác các làng nghề để phát triển du lịch một cách hiệu quả.
3.2.2.3 Ẩm thực địa phương
Ẩm thực đang ngày càng trở thành lợi thế cạnh tranh và là nhân tố quan trọng có tính quyết định trong quá trình xây dựng thương hiệu du lịch cho quốc gia hay cho địa phương. Nhiều du khách chọn một điểm du lịch vì nơi ấy có món ăn ngon, độc đáo và giá cả phải chăng. Ngoài ra, ẩm thực địa phương là kết quả của quá trình kết tinh và chắt lọc từ các yếu tố tự nhiên - văn hóa – xã hội của địa phương, phản ánh phong tục và thói quen ăn uống của cư dân địa phương. Vì thế, ẩm thực là hiện tượng văn hóa mà du khách rất hào hứng và mong được khám phá mỗi khi họ đến du lịch ở một quốc gia hay địa phương.
Du khách ngày càng muốn trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa địa phương thông qua ẩm thực. Đây là yếu tố tạo nên giá trị tăng thêm cho một điểm du lịch. Một số giải pháp được đề ra nhằm phát triển ẩm thực địa phương trong thời gian tới:
- Thường xuyên tổ chức các sự kiện có liên quan đến ẩm thực địa phương như: Hội thi nấu ăn (dành cho người chế biến, kinh doanh ẩm thực), các hội thi thưởng thức ẩm thực địa phương (dành cho du khách) nhằm quảng bá những đặc trưng văn hóa đặc
66
sắc của ẩm thực địa phương không chỉ qua phương thức chế biến, nấu nướng, bày biện mà cả cách thức và nghệ thuật thưởng thức.
- Tổ chức phố ẩm thực thường xuyên (hoặc định kỳ) ở những nơi thuận tiện, trung tâm để quảng bá và bán sản phẩm cho du khách.
- Mở các khu ẩm thực tập trung và cố định chuyên kinh doanh dịch vụ ẩm thực phục vụ du khách. Trong đó, ưu tiên giới thiệu, quảng bá và phục vụ ẩm thực địa phương cùng các loại hình bổ trợ khác làm phong phú và tăng khả năng chi tiêu của du khách khi đến thưởng ngoạn ẩm thực.
- Xây dựng tour du lịch ẩm thực cạnh các tour du lịch khác để làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của địa phương.
- Xây dựng thực đơn ẩm thực theo nhóm ẩm thực cao cấp, ẩm thực dân dã, các món ăn của các cộng đồng dân tộc tiểu số, các món chay, món bánh, món chè,…đặc sản của địa phương và triển khai các thực đơn này tại các nhà hàng, quán ăn theo hướng phục vụ chuyên biệt và kết hợp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
- Thường xuyên đưa ẩm thực địa phương đi tham gia hội chợ ẩm thực quốc gia và quốc tế để giới thiệu, quảng bá ẩm thực cho du khách trong và ngoài nước.
- Tổ chức quảng bá trên các trang web, tờ gấp về du lịch, giới thiệu ẩm thực và các địa điểm ăn uống chuyên bán đặc sản địa phương để du khách có thông tin và tiếp cận các nhà hàng, quán ăn này.