1. Chiến lược phát triển sản phẩm
2.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
2.1.4.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
+ Giao thông vận tải: Để phát triển du lịch thì hạ tầng giao thông đóng vai trò rất quan trọng đến chất lượng và phát triển du lịch. Do đó để phát triển du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Cửa Lò. Thị xã đã có quy hoạch tổng thể xây dựng 175 km đường đô thị.
22
Hiện nay thị xã mới chỉ xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường Bình Minh, tuyến đường quan trọng tạo nên bộ mặt của một thị xã Du lịch đang phát triển. Đường Nguyễn Sinh Cung, đường Sào Nam nối quốc Lộ 46, đường Nam Cấm là những tuyến đường huyết mạch để đón du khách đến du lịch Cửa Lò từ Ga Vinh, Sân bay Vinh…
Nhưng do khó khăn về nguồn vốn đền bù và xây dựng đường giao thông, nên mới chỉ xây dựng được 61km, số còn lại vẫn đang tiếp tục xây dựng và cố gắng đến năm 2020 hoàn thành toàn bộ hệ thống đường giao thông đô thị. Tuy nhiên có một số tuyến đường đang được xây dựng dở giang và chưa đầu tư xây dựng vỉa hè, các tuyến đường nhỏ tại nơi thu hút khách du lịch lớn, do đó làm ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của du khách..
+ Hệ thống cung cấp điện : Hiện nay nguồn diện cung cấp cho toàn bộ Thị xã được thông qua 2 trạm biến áp trung gian 35/10kv và trạm 110/22kv có tổng công suất gần 38.000KVA cung cấp, trong khi đó nhu cầu dùng điện hiện tại ở thị xã là 32.364 KVA. Mặt khác hệ thống lưới điện chủ yếu là đường dây trần treo trên không, nên có thể phần nào giảm sức hấp dẫn của cảnh quan khu du lịch biển. Hơn nữa giá bán điện cho khu vực kinh doanh du lịch tính theo giá điện kinh doanh giao động từ 2.000- 2.500 đ/KWh chung cho cả năm, trong khi đó vào mùa vắng khách là 9 tháng. Vì vậy mùa vắng khách đa số các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng vui chơi giải trí đều hạn chế sử dụng điện, nên phần nào giảm mức độ hấp dẫn về cảnh quan khu du lịch biển Cửa Lò.
+Về hệ thống cung cấp nước: Nhà máy mới cung cấp 3.1003/ngày đêm, có hệ thống dẫn nước cấp cho các khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu công nghiệp. Nguyên nhân chính do nguồn kinh phí để lắp đặt các đường ống còn hạn chế mới đáp ứng được 50% nhu cầu dùng nước sạch của người dân và cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ, khu công nghiệp.
+ Hệ thống tiêu và xử lý nước thải: Thoát nước hiện nay ở Cửa Lò hoàn toàn phụ thuộc vào thế đất tự nhiên, nước một phần ngấm xuống đất, một phần đổ ra ruộng, ra biển. Nước thải sinh hoạt được đổ xuống mương dọc theo đường giao thông và một phần ngấm xuống đất vì chưa có công trình xử lý và thoát nước vệ sinh lớn và hiện đại, do đó nguồn nước ngầm rất dễ nhiễm bẩn. Mặc dầu Thị xã đã có dự án và triển khai xây dựng hệ thống thoát và xử lý nước thải trị giá 165 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay của Bỉ, song tiến độ thực hiện dự án còn rất chậm, do đó nguy cơ môi trường nước
23
ngầm của Thị xã có nguy cơ rất cao bị ô nhiễm. Đặc biệt tại khu dân cư mới chưa có hệ thống dẫn nước thải mà chỉ tự thấm xuống đất.
+ Hệ thống bưu chính viễn thông và truyền hình: Cửa Lò là một trong những trung tâm phát triển du lịch lớn nhất ở Nghệ An, là nơi phát triển nhanh và mạnh về nhiều loại hình dịch vụ, trong đó có ngành bưu chính viễn thông, đã được nhiều nhà kinh doanh viễn thông đầu tư vào như: VNPT, Viettel, EVN, với mạng lưới viễn thông thông tin liên lạc tương đối hoàn chỉnh, các tuyến cáp đã phủ kín tất cả 71 khối với 4 tổng đài có dung lượng 10.000 số, với tỷ lệ bình quân đạt 38máy/100 dân, có hệ thống mạng internet ADSL tốc độ cao, đáp ứng phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là phát triển ngành du lịch dịch vụ.
Đầu tư cho truyền hình còn nhiều hạn chế, phần lớn các khách sạn nhà nghỉ chưa có truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp nên việc phục vụ nhu cầu của du khách chưa tốt.
+ Hệ thống ngân hàngphát triển khá tốt, có Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư, Công thương, Ngoại thương, Nông nghiệp, Đồng bằng sông Cưủ Long và 5 quỹ tín dụng nhân dân… Các dịch vụ tín dụng, hoạt động kinh doanh có hiệu quả tốt, đáp ứng nhu cầu của du khách trong thanh toán và rút tiền qua máy ATM.
2.1.4.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội
- Giáo dục và đào tạo
Giáo dục phổ thông: sự nghiệp giáo dục và đào tạo đạt được nhiều thành tựu, phát triển mạnh cả về qui mô và chất lượng. Đến nay toàn thị xã có 21/22 trường đạt chuẩn Quốc gia. Thị xã đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục THCS.
Đào tạo chuyên nghiệp: trên địa bàn thị xã có 01 trường đại học, 2 trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, có trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp. Các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp được nâng cấp, xây dựng và tích cực triển khai mạnh mẽ chương trình đào tạo nghề góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội.
- Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: hệ thống y tế tiếp tục củng cố và phát triển, thị xã có 01 bệnh viện đa khoa, 01 Trung tâm y tế dự phòng, 03 phòng khám và 7 trạm y tế phường, 05 trung tâm điều dưỡng của các cơ quan trung ương, của tỉnh. Số giường bệnh đạt 23 giường/1vạn dân; đạt tỷ lệ 6,5 bác sĩ/vạn dân, 57,1% trạm y tế có
24
bác sĩ, 5/7 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Ngành y tế đã chủ động triển khai phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch, không để dịch bệnh lan rộng, kéo dài.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ: các đề tài nghiên cứu khoa học trong các năm qua mang tính thực tế, áp dụng vào thực tiễn cao, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất phục vụ cuộc sống. Một số kết quả đạt được của các đề tài nghiên cứu đã giúp công tác quản lý của các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp có luận cứ khoa học trong định hướng đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ công tác định hướng, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã.
- Công tác an sinh xã hội được đặc biệt coi trọng, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp và những đối tượng chính sách khác; xây dựng nhà ở cho người nghèo theo tiêu chuẩn của Trung ương, giải quyết việc làm đạt nhiều kết quả. Tình hình xã hội, đời sống của người dân được ổn định; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn Trung ương và của tỉnh) hàng năm đều giảm vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Hoạt động văn hóa - thông tin sôi nổi, thiết thực phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa xứ nghệ. Các hoạt động văn học nghệ thuật phong phú, đa dạng. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở tiếp tục được phát triển tốt. Hoạt động thể dục thể thao quần chúng có bước phát triển rộng khắp, nhiều bộ môn thể thao thành tích cao tiếp tục được duy trì và đạt được thành tích đáng kể.
- Về quốc phòng, an ninh: công tác quốc phòng - an ninh trên địa bàn thường xuyên được củng cố và tăng cường, gắn kết chặt chẽ giữa thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân. Các lực lượng vũ trang của thị xã triển khai công tác đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trong các dịp lễ, tết, trong thời gian diễn ra các sự kiện lớn trên địa bàn thị xã. Tỷ lệ động viên trong dân quân tự vệ vượt chỉ tiêu trên giao. Công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2.1.5 Tài nguyên du lịch biển, đảo và nhân văn tại thị xã Cửa Lò 2.1.5.1 Tài nguyên du lịch biển, đảo 2.1.5.1 Tài nguyên du lịch biển, đảo
Cửa Lò có bờ biển dài khoảng gần 10km với 02 đảo vừa, 01 bán đảo và nhiều danh lam thắng cảnh ở vùng phụ cận, hệ sinh thái biển đa dạng, có nhiều loại hải sản đặc hữu, môi trường tự nhiên trong lành, mát mẻ nhất là vào mùa hè đó là điều kiện cho Cửa Lò phát triển về du lịch biển, đảo cũng như phát triển các loại hình du lịch khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách: nghỉ dưỡng biển, tắm biển, vui
25
chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển, các đảo ven bờ biển, …phát triển. Tuy nhiên so với các bãi biển nổi tiếng trong nước thì Cửa Lò mới chỉ ở mác trung bình với nhiều khó khăn, bất lợi.
Bảng 2.1 So sánh các bãi biển trong cả nước Ưu thế TT Các bãi biển du lịch Vị Trí Yếu tố tự nhiên Dịch vụ Tổng số điểm Nhận xét
1 Đồ Sơn – Hải Phòng 3 3 3 9 Xa trung tâm, bãi tắm xói lở 2 Sầm Sơn – Thanh Hóa 2 2 2 6 Xa trung tâm, bãi cát đen
3 Cửa Lò – Nghệ An 2,5 2 2 6,5 Thị trường
kém, cảnh quan kém
4 Cửa Đại – Quảng Nam 3,5 3 4,5 11 Nằm gần di sản
[Nguồn từ Đề tài nghiên cứu khoa học “Phương pháp luận kiểm kê và đánh giá tài nguyên trong du lịch, ứng dụng trong khảo sát tài nguyên du lịch trên địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng” của tác giả Trương Sỹ Quý].
Từ bảng trên, ta nhận thấy được rằng biển Cửa Lò gặp nhiều bất lợi trong so sánh. Vì vậy Cửa Lò cần phải tập trung đầu tư khai thác thị trường tốt hơn trong thời gian tới.
2.1.5.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị vật chất cũng như tinh thần do bàn tay và khối óc con người sáng tạo và gìn giữ trong dòng chảy lịch sử. Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng, các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội,…thể hiện bản sắc văn hóa đa dạng của Xứ Nghệ là nguồn lực thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu.
26
2.1.5.2.1 Các lễ hội truyền thống tiêu biểu tại Cửa Lò
- Lễ hội sông nước Cửa Lò, diễn ra hàng năm từ ngày 30/4-1/5 dương lịch tại Đền thờ Nguyễn Sư Hồi và Trung tâm thị xã Cửa Lò. Lễ hội tưởng nhớ công ơn của Thái uý quân công Nguyễn Sư Hồi (con trai trưởng của Cương quốc công Nguyễn Xí), người đã khai sinh ra vùng đất Cửa Lò. Lễ hội diễn ra trùng với ngày khai trương Lễ hội khai trương du lịch Cửa Lò hàng năm đã thu hút hàng vạn người dân và du khách tham gia dự hội.
- Lễ hội cầu ngư: đây là tín ngưỡng thờ thần biển của ngư dân, cầu cho mỗi lần ra khơi, như tăng thêm dũng khí, niềm tin cho ngư dân, được tổ chức từ tháng 3-7 âm lịch dọc các miền biển. Đây là nét văn hóa lâu đời của nhân dân Cửa Lò, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân và du khách dự hội.
2.1.5.2.2 Các làng nghề truyền thống tại Cửa Lò
Trước đây vùng đất Cửa Lò có nhiều làng nghề với nhiều ngành nghề đa dạng. Tuy nhiên trãi qua nhiều thế hệ và xu thế thời đại thay đổi nên một số nghề truyền thống bị mai một theo thời gian. Hiện nay, tại thị xã Cửa Lò có 05 làng nghề truyền thống tiêu biểu như sau:
- Nghề làm nước mắm: gắn với nghề đi biển của bà con ngư dân, ra đời cách đây khoảng 200 năm và tồn tại đến nay. Thương hiệu nước mắm Cửa Hội được cả nhiều người biết đến và được người tiêu dùng yêu thích. Ở Cửa Lò tập trung ở khu Khối Hải Giang 1, Khối Hải Triều (nghi Hải).
- Nghề làm bánh bún: là món ăn truyền thống của người dân địa phương, gắn liền với người dân làm nông nghiệp như: Khối Tây Khánh (Phường Nghi Thu).
- Nghề chế biền và lưu giữ hàng hải sản: Đây là một trong nhưng nghề mới phát triển sau ngày thành lập thị xã và nó có quy mô rất lớn người dân đầu tư hàng trăm tỷ đồng để làm nghề và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại khối 4 và khối 6 (phường Nghi Tân).
2.1.5.2.3 Các điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa
Theo nguồn số liệu từ phòng Văn hóa – Thông tin Cửa Lò hiện nay trên địa bàn tỉnh có Danh sách các di tích trên địa bàn thị xã: 18 di tích lich sử, 03 nhà thờ Thiên Chúa giáo. Trong đó có: 02 di tích cấp Quốc gia, 07 di tích cấp tỉnh và đang đề nghị tỉnh Nghệ An đưa vào quản lý 10 di tích khác. Việc đưa nguồn tài nguyên này vào để
27
khai thác và phát triển du lịch góp phần làm đa dạng cho sản phẩm du lịch thị xã, đáp ứng được nhu cầu vật chất và tinh thần của du khách khi đến với du lịch Cửa Lò.
2.1.5.2.4 Ẩm thực địa phương
Là vùng đất ven biển, nên hải sản luôn là món ăn chủ đạo. Các món hải sản nổi tiếng như: mực nháy (món ăn chỉ có tại bãi biển cửa Lò), gỏi cá ve, ốc biển, lẩu mực tươi, ghẹ, cua, hải sâm, sứa biển, tôm he, tôm tít,…, tươi ngon tạo nên rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ hải sản.
2.2 Thực trạng du lịch Cửa Lò 2.2.1 Tình hình khách du lịch 2.2.1 Tình hình khách du lịch Lượng khách du lịch
Bảng 2.2: Hiện trạng khách du lịch đến Cửa Lò thời kỳ 2005-2012
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số khách 850.000 1.050.000 1.370.000 1.452.000 1.650.000 1.850.000 2.030.000 1.935.000 Tốc độ tăng (%) 4,3% 23,5% 30,5% 6,0% 13,6% 12,1% 9,7% Giảm 4,7% Khách quốc tế 3.100 5.500 6.850 6.053 2.850 2.950 5.000 5.200 Tốc độ tăng (%) 5,2% 77,4% 24,5% Giảm 11,6% Giảm 52,9% 3,5% 69,5% 4% Khách nội địa 846.900 1.044.500 1.363.150 1.445.947 1.647.150 1.847.050 2.025.000 1.929.800 Tốc độ tăng (%) 4,2% 23,3% 30,5% 6,1% 13,9 12,1% 9,6% Giảm 4,7%
[Nguồn: Báo cáo hoạt động du lịch – UBND Thị xã Cửa Lò (các năm 2005 đến 2012)]
Du lịch Cửa Lò đã thu hút số lượng khách đến tham quan du lịch đạt được sự tăng trưởng nhất định, phân tích tổng quát số lượng khách thời kỳ 2005-2012 cho thấy: Năm 2005 đón được 850.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 3.100 lượt khách, khách nội địa là 846.900 lượt khách. Năm 2008 đón được 1.452.000 lượt khách trong đó có 6.053 khách quốc tế và 1.445.947 lượt khách du lịch nội địa. Năm 2012 đón được 1.935.000 lượt khách trong đó có 5,200 lượt khách quốc tế và 1.929.800 lượt khách du lịch nội địa. Trong năm 2006 lần đầu tiên du lịch Cửa Lò đón được lượng khách vượt ngưỡng 1 triệu lượt. Đến năm 2011 số khách Cửa Lò vượt 2 triệu lượt
28
khách. Phân tích tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 12,5% trong đó khách du lịch quốc tế có tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,8%/năm.
2.2.1.1 Khách nội địa
Qua bảng số liệu, ta thấy số du khách nội địa đến với Cửa Lò qua các năm tăng giảm không đều cao nhất là năm 2007 tăng 30,5%, tuy nhiên năm 2012 giảm xuống 4,7% so năm 2011, nguyên nhân giảm do kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng và tìn trạng trầm lắng của kinh tế đặc biệt đóng băng của bất động sản. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 – 2012 đạt 12,5%/năm và thời gian lưu trú đều trên 2 ngày.
2.2.1.2 Khách quốc tế
Lượng khách quốc tế đến Cửa Lò trong giai đoạn 2005 - 2012 có xu hướng tăng cùng với sự tăng trưởng chung của cả nước, thời gian lưu trú của du khách thường là