Thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 9, Nghị quyết của Quốc hội về việc cải cách chế độ tiền lương đối với CBCC, viên chức nhà nước và người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Ngày 14/12/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 205/2004/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương áp dụng trong các doanh nghiệp nhà nước và Nghị định số 204/2004/NĐ- CP, quy định chế độ tiền lương đối với CBCC, viên chức làm công việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp của Nhà nước và lực lượng vũ trang, thời hiệu thực hiện từ ngày 01/10/2004.
Việc thực hiện cải cách chế độ tiền lương năm 2004 đã đạt được một số kết quả tích cực như bội số tiền lương nâng từ 10 lần lên 13 lần, hệ số tiền lương của từng mức lương tăng từ 18- 25%, chủ yếu tăng ở nhóm có mức lương thấp, quy định cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập áp dung riêng cho từng nhóm đối tượng ở mỗi lĩnh vực khác nhau, những kết quả của việc cải cách tiền lương đã góp phần nâng cao thu nhập về mặt danh nghĩa đối với lao động, CBCC và viên chức. Nhưng thực tế sau thời gian thực hiện, dưới sự tác động bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường những kỳ vọng của việc cải cách tiền lương không được như mong muốn, đời sống của người làm công ăn lương chưa được cải thiện nhiều so với mặt bằng chung của xã hội. Điều đó đã dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong cơ quan nhà nước. Các hiện tượng tham nhũng, sách nhiễu người dân đã trở thành quốc nạn. Chảy máu chất xám cũng là hậu quả tất yếu.
Quan điểm trên thực tế đời sống kinh tế xã hội minh họa một cách rất phong phú và cụ thể, sự lý giải biện chứng về mối quan hệ giữa thu nhập hợp pháp (thu nhập danh nghĩa) với tài sản hiện có (thu nhập thực tế) của mỗi cá
nhân trong các thành phần kinh tế, đặc biệt là đối với khu vực nhà nước là một việc rất khó khăn nhưng không có nghĩa là chúng ta không tháo gỡ khó khăn đó. Vậy để khắc phục thực tế trên trong lộ trình cải cách tiền lương và thu nhập của mỗi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với các cá nhân trong khu vực nhà nước, làm được như vậy thì Luật thuế thu nhập cá nhân sẽ có ý nghĩa kinh tế- xã hội thiết thực hơn, giúp cho việc thực hiện vai trò điều tiết về thuế thu nhập của Nhà nước được thực hiện một cách triệt để và có ý nghĩa thiết thực.
Về nguyên tắc thì Luật Thuế thu nhập cá nhân không phải luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao nên việc quy định về giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân tạo ra thu nhập và người phụ thuộc xét về bản chất là đánh thuế vào người có thu nhập ở một mức độ nhất định. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế thu nhập cá nhân còn gây nhiều tranh cãi vì trong luật đưa ra mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng, một con số cố định như vậy là không hợp lý vì chưa tính tới yếu tố lạm phát ở nước ta nên luật sẽ phải thường xuyên thay đổi. Như, năm 2007 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng là 12,63%, năm 2008 chỉ số CPI 22,97%, năm 2009 chỉ số CPI 6,52%, năm 2010 CPI là 11,75%, đến tháng 9/2011 chỉ số CPI tăng so với năm 2010 là 16,63%. Như vậy, từ năm 2007 đến tháng 9/2011, tổng CPI của Việt Nam tăng 70,5%[47], nên điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân. Theo đề tài, nên xác định mức thu hợp lý trên nguyên tắc mở rộng diện thu, hạ thấp mức thu thì vẫn đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tạo được sự công bằng trên diện rộng cho những người có thu nhập. Để đảm bảo nguyên tắc công bằng thì thu thuế nên thu từ đồng thu nhập đầu tiên, nhưng phải xét tới điều kiện, hoàn cảnh sống của cá nhân, nên lấy mức lương tối thiểu làm cơ sở đưa ra mức giảm trừ gia cảnh. Vì khi Chính phủ đưa ra mức lương tối thiểu thì Chính phủ đã phải xem xét mức sống trung bình của người dân, trong đó có tính đến chỉ số lạm phát. Tương tự như vậy, khi xác định mức giảm trừ gia cảnh, Luật Thuế thu nhập cá nhân đưa ra con số 1,6 triệu cho những người phụ thuộc cũng là không có cơ sở và khó ổn định lâu dài. Những người phụ thuộc
[47]
cũng căn cứ vào mức lương tối thiểu để làm cơ sở tính số tiền giảm trừ cho người nộp thuế.