- Rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay vốn và ñơn giản các thủ tục vay vốn, mức cho vay cao hơn, thời gian cho vay dài hơn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp cận vốn tín dụng giúp nông hộ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Các Ngân hàng với trách nhiệm và chức năng của mình phải mở rộng hoạt ñộng hơn nữa, chủ ñộng ñến với người dân nông thôn, ñể ngày càng nhiều người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn vay chính thức hơn nữa. Làm ñược ñiều này các tổ chức tín dụng phải cải tiến hơn nữa trong phương thức vay vốn, phương thức trả lãi, ñiều kiện vay vốn,…
- Nâng cao trình ñộ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm ñịnh như ngoài giá trị tài sản bảo ñảm tiền vay là ñiều kiện tiên quyết khi xem xét cho vay còn phải tính ñến hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của người vay...ñể quyết ñịnh cho vay chính xác hơn và lượng vốn vay cao hơn.
- ða dạng hóa các loại hình tín dụng cho nông thôn. Như cho vay thông qua một nhóm ñược xem là một cải thiện khả năng tiếp cận thích hợp cho một chương trình tín dụng vi mô chính thức bởi vì nó là một cơ chế hiệu quả về chi phí cho việc khắc phục các vấn ñề thông tin bất ñối xứng. Kinh nghiệm từ các chương trình tiết kiệm và tín dụng ở
Việt Nam cho thấy người nghèo là khách hàng có rủi ro tín dụng thấp. Các tổ chức tín dụng cũng nhận thấy cho nông dân vay khá an toàn. Nợ quá hạn của nông dân thường dưới mức 5%, thấp hơn nhiều so với con số của các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cơ
sở sản xuất tiểu thủ công. Thế nhưng các tổ chức tín dụng không nhiệt tình lắm trong việc cho các nông hộ vay. Một trong các lý do là các nông hộ thiếu những dự án nông nghiệp lớn, mà chủ yếu là vay tiền ñể ñầu tư manh mún, như nuôi lợn, gà, trồng rau, Ngân hàng không muốn hiệu quảñồng vốn của mình bị giảm do phải bịñộng “chạy theo nông dân”. Nhu cầu vay vốn của nông dân dù lớn dù nhỏ cũng nên ñược ñáp ứng như nhau mới ñảm bảo tính công bằng trong công tác tín dụng nông thôn nhằm góp phần tăng thu nhập giúp người dân vươn lên khá, giàu.