Chính sách tài khoá và vấn đề thâm hụt ngân sách của nước ta trong thời gian qua:

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vĩ mô (Trang 53 - 54)

- Công cụ: 2 công cụ > Thuế (T)

4.Chính sách tài khoá và vấn đề thâm hụt ngân sách của nước ta trong thời gian qua:

- Trong giai đoạn của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung: kinh tế suy thoái, ngân sách nhà nước luôn trong tình trạng thâm hụt nặng nề, thu không đủ chi và vay nợ chồng chất, do kết quả của một phương pháp quản lý yếu kém.

- Khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước: thực hiện cải cách kinh tế, giảm được đáng kể vấn đề thâm hụt ngân sách và đẩy lùi lạm phát vào những năm 80.

+ Hệ thống thuế: đã được cải cách, tỉ lệ thu thuế trong phần thu của ngân sách ngày càng tăng và trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (chiếm từ 23 - 24%).

+ Về chi tiêu ngân sách: đã được đặt đúng vị trí. Là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, định hướng phát triển sản xuất, đồng thời là công cụ điều tiết thu nhập, đặc biệt thông qua các chương trình xoá đói, giảm nghèo, các chính sách trợ cấp của chiính phủ. Chi ngân sách đã được thực hiện theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng dần phần tích luỹ của ngân sách cho đầu tư phát triển. Khoản chi thường xuyên của ngân sách được khống chế tối đa trong khuôn khổ khả năng thu ngân sách, đồng thời tốc độ tăng chi thường xuyên được khống chế thấp hơn tốc độ tăng cho cho đầu tư phát triển.

+ Biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách: lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia bằng việc đổi mới biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách, cụ thể đã thay việc phát hành tiền bằng việc phát hành trái phiếu kho bạc ngắn hạn kể từ năm 1992.

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, công cuộc đổi mới hệ thống tài chính đã thu được những thành tựu đáng kể. Thuế và chi tiêu ngân sách của chính phủ đang dần trở thành những công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của nhà nước ta.

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vĩ mô (Trang 53 - 54)