Các hệ thống tỷ giá hối đoái:

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vĩ mô (Trang 111 - 112)

III. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1 Khái niệm:

3.Các hệ thống tỷ giá hối đoái:

3.1. Tỷ giá hối đoái cố định: Bretton Wooods (1944 - 1971)

- Được xác định trên cơ sở ngang bằng nhau về sức mua.

- Là tỷ giá hối đoái chính thức mà NHTW cam kết duy trì ở một mức xác định nào đó trong một khoảng thời gian dài và được chính phủ đồng ý công bố.

Muốn duy trì tỷ giá hối đoái cố định, thì NHTW phải thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối thông qua việc mua bán vàng và ngoại tệ (Điều này buộc NHTW phải có một lượng dự trữ lớn). Tuy nhiên, gặp phải khó khăn đó là:

+ Dự trữ không tương xứng.

+ Do tỷ lệ tăng trưởng về xuất khẩu và nhập khẩu, lạm phát ở các nước khác nhau làm thay đổi giá trị tương đối của tiền tệ và cần có sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái thường xuyên hơn.

+ Các cuộc khủng hoảng mang tính đầu cơ: Dự trữ và đầu cơ ngoại tệ xảy ra khi có đồng tiền được đánh giá quá cao.

3.2. Tỷ giá hối đoái thả nổi (linh hoạt - được áp dụng từ năm 1971 - 1980) 1980)

- Là tỷ giá hối đoái được xác định hoàn toàn bởi quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, không có sự can thiệp của chính phủ.

Như vậy, tỷ giá hối đoái biến động mạnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung của nền kinh tế.

3.3. Các hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý (không thuần nhất - Được áp dụng từ năm 1980 đến nay) áp dụng từ năm 1980 đến nay)

- Là tỷ giá hối đoái được phép thay đổi cho phù hợp với các điều kiện thị trường ở một phạm vi nhất định, khi vượt ra ngoài phạm vi đó thì chính phủ sẽ can thiệp.

Tóm lại, vấn đề thiết lập một hệ thống tỷ giá hối đoái như thế nào còn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Đây là lĩnh vực nóng bỏng trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Mỗi quốc gia cần thiết phải có cách thức ứng phó cho phù hợp với một thế giới đầy biến động.

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vĩ mô (Trang 111 - 112)