Sự hình thành tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối:

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vĩ mô (Trang 109 - 111)

III. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1 Khái niệm:

2.Sự hình thành tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối:

2.1. Các yếu tố hình thành cung về đồng ngoại tệ: (Sngt)

- Các nhà xuất khẩu hàng hoá: Khi xuất khẩu → thu ngoại tệ → đổi sang nội tệ để chi tiêu. Nếu xuất khẩu càng tăng, thì cung ngoại tệ càng lớn.

- Người nước ngoài đầu tư vào trong nước làm tăng nguồn ngoại tệ. - Người nước ngoài mua tài sản tài chính trong nước.

- Người nước ngoài đến công tác, du lịch trong nước.

2.2. Các yếu tố hình thành cầu về đồng ngoại tệ: (Dngt)

- Các nhà nhập khẩu hàng hoá: Nếu hàng hoá nhập khẩu càng lớn thì nhu cầu về ngoại tệ càng cao.

- Người trong nước đầu tư ở nước ngoài: Tức là thực hiện quá trình chuyển vốn từ nội tệ sang ngoại tệ.

- Người trong nước mua tài sản tài chính ở nước ngoài. - Người trong nước đi công tác, du lịch ở nước ngoài. - Những người dự trữ ngoại tệ.

2.3. Tỷ giá hối đoái cân bằng: (Ecb)

* Khi Sngt = Dngt thì tỷ giá hối đoái cân bằng (Ecb) Dngt↓ 109 Er = E . P P0 Dngt E Ecb Sngt

Sngt↑

- Khi Ecb đã được hình thành thì nó sẽ giữ ổn định tại đó, chỉ khi có các yếu tố làm thay đổi cung hoặc cầu ngoại tệ thì Ecb mới thay đổi.

- Khi có các yếu tố khác, ngoài tỷ giá hối đoái tác động thì đường cung ngoại tệ hoặc đường cầu ngoại tệ sẽ dịch chuyển theo nguyên tắc:

+ Các yếu tố tác động làm tăng Sngt→ đường Sngt dịch chuyển sang phải. + Các yếu tố tác động làm giảm Sngt→ đường Sngt dịch chuyển sang trái. + Các yếu tố tác động làm tăng Dngt → đường Dngt dịch chuyển sang phải. + Các yếu tố tác động làm giảm Dngt → đường Dngt dịch chuyển sang trái.

* Các nguyên nhân làm dịch chuyển đường Sngt và Dngt.

- Cán cân thương mại NX = X - IM

- Tỷ lệ lạm phát tương đối: Nếu tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn một nước khác thì nước đó sẽ cần nhiều tiền hơn (nội tệ) để mua một lượng tiền nhất định của nước kia (ngoại tệ), tức nhu cầu về giữ ngoại tệ nhiều hơn (tiền của nước kia). Điều này làm cho đường Sngt dịch chuyển sang phải và tỷ giá hối đoái giảm xuống.

- Sự vận động của vốn: Khi người nước ngoài mua tài sản tài chính, lãi suất có ảnh hưởng mạnh. Khi lãi suất của một nước tăng lên một cách tương đối so với nước khác, thì các tài sản của nó tạo ra tỷ lệ lời cao hơn và có nhiều người dân nước ngoài muốn mua các tài sản ấy.

Tức là, vốn sẽ đi vào nơi có lãi suất cao và đi ra khỏi nơi có lãi suất thấp.

Ví dụ: Đầu tư ở Việt Nam cao hơn so với đầu tư ở Mỹ, theo đó đồng ngoại tệ sẽ chuyển từ Mỹ sang Việt Nam và làm cho cung ngoại tệ (Sngt) ở Việt Nam tăng.

- Dự trữ và đầu cơ ngoại tệ: Xảy ra khi có sự chênh lệch an toàn giữa việc giữ đồng nội tệ hay ngoại tệ. Đầu cơ có thể gây ra những thay đổi lớn về tiền, đặc biệt trong điều kiện thông tin liên lạc hiện đại và máy tính hiện đại như ngày nay thì có thể trao đổi với số lượng lớn (hàng tỷ USD) giá trị tiền tệ mỗi ngày.

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vĩ mô (Trang 109 - 111)