Phân loại lạm phát (Quy mô lạm phát), tác hại của lạm phát:

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vĩ mô (Trang 98 - 99)

IV. CHU KỲ KINH DOANH

2. Phân loại lạm phát (Quy mô lạm phát), tác hại của lạm phát:

2.1. Phân loại lạm phát (Quy mô lạm phát):

- Lạm phát vừa phải, còn gọi là lạm phát 1 con số: có tỉ lệ lạm phát gp < 10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế, nên có thể chấp nhận được.

- Lạm phát phi mã: xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỉ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm, đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng (Theo nghĩa đó, hệ thống ngân hàng không hoạt động được -> thị trường tài chính bị phá vỡ, gây biến dạng nghiêm trọng nền kinh tế).

- Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao, vượt xa lạm phát phi mã, loại lạm phát này biểu hiện ở tỉ lệ từ 4 - 5 con số trở lên (Tại Đức, năm 1922 - 1923 với hình ảnh siêu lạm phát điển hình trong lịch sử lạm phát thế giới, giá cả tăng từ 1 đến 10 triệu lần). Loại lạm phát này ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống kinh tế xã hội, các hoạt động kinh tế rơi vào tình trạng rối loạn và đây cũng chính là thảm hoạ đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng ít khi xảy ra và để khắc phục, chính phủ nên can thiệp bằng cách đổi tiền để giữ

2.2. Tác hại của lạm phát:

* Khi xảy ra lạm phát, giá cả tăng lên không đều nhau, dẫn đến sự thay đổi tương đối về giả cả, gây biến động dạng cơ cấu sản xuất và việc làm trong xã hội, làm xáo trộn trật tự kinh tế (Những ngành tăng giá thì thu hút đầu tư, ngược lại những ngành giảm giá thì ít được đầu tư hơn).

* Khi xảy ra lạm phát, có sự phân phối lại của cải và thu nhập 1 cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, tập đoàn và các giai tầng trong xã hội, đặc biệt là những đối tượng giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa cố định (ví dụ như tiền mặt) và những người làm công ăn lương.

* Lạm phát và lãi suất:

- Lãi suất mà ngân hàng trả (thông báo cho khách hàng) gọi là lãi suất danh nghĩa.

- Lãi suất thực tế là lãi suất danh nghĩa sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của lạm phát: ir = in - gp

(Lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa - Tỉ lệ lạm phát)

→ Chi phí cơ hội của việc giữ tiền là lãi suất danh nghĩa. Khi tỉ lệ lạm phát tăng lên, lãi suất danh nghĩa tăng theo tức là tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền - Càng giữ nhiều tiền càng thiệt.

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vĩ mô (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w