- Đường cầu về lao động (LD) cho biết các doanh nghiệp cần bao nhiêu
lao động tương ứng với mỗi mức tiền lương thực tế, trong các điều kiện khác nhau về vốn, tài nguyên, ... không đổi.
- Tiền lương thực tế (Wr) cho biết khối lượng hàng hoá dịch vụ mà tiền lương danh nghĩa có thể mua được, tương ứng với mức giá đã cho.
Tiền lương thực tế chính là giá cả của sức lao động.
- Dạng của đường cầu lao động (LD) :
+ Nếu xét trong phạm vi 1 doanh nghiệp : việc trả lương thực tế càng cao, thì doanh nghiệp thuê ít lao động, theo đó cầu về lao động có xu hướng giảm xuống (LD↓) & ngược lại tiền lương thực tế giảm, cầu về lao động có xu hướng tăng lên (LD↑) .
Nghĩa là, quan hệ giữa tiền lương thực tế (Wr) và cầu về lao động (LD)là quan hệ nghịch biến → đường LD dốc đi xuống.
+ Nếu xét trong toàn bộ nền kinh tế, đường LD là đường dốc đi xuống bởi lẻ trong thực tế các doanh nghiệp đều tìm cách đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
- Sự dịch chuyển của đường cầu về lao động: cầu về lao động:
+ Nếu tiền lương thực tế (Wr) thay đổi, đường LD di chuyển dọc theo chính nó.
Wr = Wn : Tiền lương danh nghĩa
P : Mức giá chung Wr Wr1 Wr0 Wr2 E F LS LS' Thất nghiệp tự nguyện
+ Nếu các yếu tố khác ngoài Wr thay đổi (số lượng tài sản cố định, qui mô sản xuất, sở thích của người thuê lao động,...), đường LD sẽ dịch chuyển sang trái hoặc sang phải. (L : việc làm, lao động)
2. Đường cung về lao động (LS):
- Đường cung về lao động (LS) cho biết lượng lao động mà các hộ gia
đình cung cấp cho các doanh nghiệp tương ứng với mỗi mức tiền lương thực tế (Wr) nhất định.
- Dạng của đường cung lao động (LS):
Khi tiền lương thực tế (Wr) tăng lên, sẽ có nhiều người sẵn sàng cung ứng sức lao động của mình tương ứng với mức tiền lương đó →LS↑ và ngược lại, Wr ↓→ LS↓. vậy thì, mối quan hệ giữa LS và Wr là quan hệ đồng biến và đường LS có xu hướng dốc lên
- Trong nền kinh tế, có 2 đường cung về lao động: LS: đường cung của lực lượng lao động xã hội.
LS': đường cung của bộ phận lao động sẵn sàng làm việc với các mức
lương tương ứng của thị trường lao động.
Cả 2 đường cung về lao động đều có độ dốc dương, nhưng độ dốc là khác
nhau. khoảng cách giữa 2 đường thể hiện số lượng lao động Tự nguyện thất
nghiệp, khoảng cách này thu hẹp thì tiền lương thực tế càng tăng. - Sự dịch chuyển của đường cung về lao động:
+ Nếu tiền lương thực tế (Wr) thay đổi, đường LS' di chuyển dọc theo chính nó.
+ Nếu các yếu tố khác ngoài Wr tác động, đường LS' dịch chuyển sang trái hoặc sang phải.
- Sự cân bằng của thị trường lao động: Thị trường lao động cân bằng tại E(Wr, L0). Tại đó, số lao động các doanh nghiệp thuê bằng số lao động mà các hộ gia đình sẵn sàng cung cấp.
Như vậy, khi thị trường lao động cân bằng, mọi người làm việc tại mức lương cân bằng (W0) đều có việc làm (L0). Vị trí cân bằng này tương ứng với trạng thái toàn dạng nhân lực. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tại vị trí này (E) vẫn có
một số lao động bị thất nghiệp, đó là số lao động thất nghiệp tự nguyện và tỉ lệ thất nghiệp tương ứng với trạng thái cân bằng của thị trường lao động gọi là tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
3. Giá cả, tiền công & việc làm:
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố này qui định vị trí, độ dốc của đường tổng cung và tổng cầu. Về phía cung, giá cả phụ thuộc nhiều vào tiền công, đặc biệt là trong ngắn hạn (ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển), tiền công có tỉ trọng cao trong giá thành sản phẩm. Vả lại, tiền công lại phụ thuộc vào trạng thái của thị trường lao động, tức là tình trạng thất nghiệp & việc làm của nền kinh tế. Giá cả còn phụ thuộc vào qui mô của tài sản cố định, số lượng TSCĐ tăng lên sẽ làm sản lượng tiềm năng tăng và giảm giá của sản phẩm. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sự thay đổi của tiền công (việc làm - thất nghiệp) là yếu tố chủ yếu quyết định sự thay đổi giá cả.
Tiền công trong nền kinh tế thị trường thay đổi như thế nào ?
Vấn đề này, các nhà kinh tế học cổ điển và kinh tế học trường phái Keynes có những quan điểm trái ngược nhau.
+ Kinh tế học cổ điển: Cho rằng tiền công (tiền lương) danh nghĩa và giá cả hoàn toàn linh hoạt. Tiền lương thực tế điều chỉnh để giữ cho thị trường lao động luôn cân bằng. Nền kinh tế luôn ở mức toàn dụng nhân lực, không có thất nghiệp không tự nguyện.
+ Trường phái Keynes: Giá cả và tiền lương danh nghĩa là không linh hoạt. Theo đó, tiền lương thực tế cũng không thay đổi, thị trường lao động luôn trong tình trạng có thất nghiệp.
Từ những quan điểm khác nhau đó về sự vận động của giá cả và tiền lương, nên cả hai trường phái này cũng có những quan điểm khác nhau về hình dáng của đường tổng cung (AS).