Chính sách tài khoá với vấn đề thâm hụt ngân sách và tháo lui đầu tư.

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vĩ mô (Trang 51 - 53)

- Công cụ: 2 công cụ > Thuế (T)

3. Chính sách tài khoá với vấn đề thâm hụt ngân sách và tháo lui đầu tư.

3.1. Khái niệm về thâm hụt ngân sách:

* Ngân sách nhà nước (B) là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hằng năm của chính phủ, bao gồm các khoản thu (chủ yếu từ thuế) và các khoản chi ngân sách.

B = T - G

+ B > 0 : ngân sách thặng dư + B = 0 : ngân sách cân bằng + B < 0 : ngân sách thâm hụt

* Ba khái niệm thâm hụt ngân sách:

- Thâm hụt ngân sách thực tế: là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong 1 thời kỳ nhất định.

B = t . Yt - G

- Thâm hụt ngân sách cơ cấu: là thâm hụt tính trong trường hợp nếu nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.

B = t . Y* - G

- Thâm hụt ngân sách chu kỳ: là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ kinh doanh.

- Thâm hụt chu kỳ bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu: B = t . (Yt - Y*)

3.2. Chính sách tài khoá cùng chiều và chính sách tài khoá ngược chiều: chiều:

Nếu chính phủ thiết lập một chính sách thu chi ngân sách, sao cho tại mức sản lượng tiềm năng (Y*) thì ngân sách là cân bằng, tức là:

B = t . Y* - G = 0 => t . Y* = G. t . Y*: thu ngân sách

G: chi tiêu ngân sách

Như vậy, với bất kỳ mức thu nhập hay sản lượng nào < Y* thì ngân sách sẽ thâm hụt và ngược lại. Chỉ tại Y* ngân sách sẽ cân bằng.

+ Nếu mục tiêu của chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản lượng có thể thay đổi thế nào cũng được, thì chính sách đó được gọi là chính sách tài khoá cùng chiều (với chu kỳ kinh doanh)

Áp dụng chính sách này => khi nền kinh tế suy thoái, ngân sách thâm hụt. Chính phủ phải ↓G, hoặc ↑T, hoặc áp dụng cả hai để ổn định cán cân ngân sách

+ Nếu mục tiêu của chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ, thì chính sách đó được gọi là chính sách tài khoá ngược chiều (với chu kỳ kinh doanh)

Áp dụng chính sách này => khi nền kinh tế suy thoái, chính phủ cần ↑G, hoặc ↓T, hoặc áp dụng cả hai nhằm tăng mức sản lượng đạt đến Y*. Tuy nhiên, ngân sách sẽ bị thâm hụt. Thâm hụt cơ cấu, nguyên nhân do chính sách chủ quan từ phía chính phủ.

Tóm lại, tuỳ thuộc vào yếu tố chính trị hay các tình huống kinh tế cụ thể của mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau mà chính phủ có thể theo đuổi chính sách tài khoá cùng chiều hay ngược chiều (với chu kỳ kinh doanh)

3.3. Các nguồn tài trợ cho thâm hụt ngân sách:

- Vay trong nước: vay dân (thông qua việc phát hành trái phiếu và công trái gán với việc đưa ra lãi suất hợp lý, thông thường thì phần lãi suất này > lãi suất tiết kiệm).

- Vay từ nước ngoài (nguồn tài trợ này rất khó) - Sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ.

- Phát hành tiền.

3.4. Vấn đề tháo lui đầu tư:

Các biện pháp của chính sách tài khoá chủ động gây nên thâm hụt cơ cấu và kéo theo hiện tượng tháo lui đầu tư.

- Cơ chế tháo lui đầu tư: khi ↑G (hoặc ↓T) -> AD↑ -> Yt↑ -> nhu cầu về tiền cho giap dịch ↑ (trong khi mức cung tiền vẫn không đổi) -> lãi suất của nền kinh tế ↑ -> các doanh nghiệp sẽ giảm các dự án đầu tư (thu hẹp quy mô đầu tư).

- Giải pháp: xét về lâu dài, quy mô của tháo lui đầu tư có thể là rất lớn, do vậy cần phải có giải pháp làm giảm mức lãi suất của nền kinh tế bằng cách tăng mức cung tiền vào nền kinh tế. Theo đó, các doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì quy mô đầu tư.

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế vĩ mô (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w