IV. CHU KỲ KINH DOANH
1. Một số khái niệm, tác hại của thất nghiệp:
- Việc làm: là tất cả mọi hoạt động có ích mà có tạo ra thu nhập và không bị pháp luật ngăn cấm.
- Người thất nghiệp: là người trong độ tuổi lao động, hiện đang chưa có việc làm, nhưng mong muốn và tích cực tìm kiếm việc làm.
- Người trong độ tuổi lao động: là người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã được ghi trong hiến pháp (ở Việt Nam: Nam giới có độ tuổi lao động từ 16 đến 60 và nữ giới từ 16 đến 55).
- Lực lượng lao động: là số người trong độ tuổi lao động đang có việc hoặc chưa có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm (Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp).
- Tỉ lệ thất nghiệp: là tỉ lệ % giữa số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động.
Tỉ lệ thất nghiệp = x 100.
Tỉ lệ thất nghiệp là 1 chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của 1 quốc gia.
* Tác hại của thất nghiệp: Nạn thất nghiệp là một thực tế nan giải của mọi quốc gia có nền kinh tế thị trường, cho dù quốc gia đó ở trình độ kém phát triển hay phát triển cao. Khi thất nghiệp ở mức cao, sản xuất sút kém, tài nguyên không được sử dụng hết, thu nhập của dân cư giảm sút, khó khăn kinh tế tràn sang lĩnh vực xã hội, nhiều hiện tượng tiêu cực nảy sinh. Thông qua thất nghiệp. có thể tính toán được thiệt hại kinh tế, đó là sự giảm sút về sản lượng và đôi khi còn kéo theo lạm phát to lớn ...