Nâng cao dân trí, tay nghề cho ngƣời lao động

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế nông thôn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011-2015 (Trang 123 - 135)

4. Kết cấu của luận văn

3.3.8.Nâng cao dân trí, tay nghề cho ngƣời lao động

Phát triển nguồn nhân lực là nâng cao dân trí, tay nghề cho ngƣời lao động. Đồng thời cải thiện các điều kiện về dinh dƣỡng, nhà ở và môi trƣờng để nâng cao thể lực cho nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn là nhiệm vụ liên quan đến nhiều mặt đời sống, thu nhập, môi trƣờng, giáo dục, y tế và đào tạo nghề, cần có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp.

Tuy huyện Võ Nhai là huyện đứng thứ 7 trong toàn tỉnh Thái Nguyên, nên hệ thống giáo dục đào tạo các cấp học và đào tạo nghề còn nhiều bất cập. Việc đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu

kinh tế chƣa bảo đảm. Số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học và trung học cơ sở không có nhu cầu học tiếp phổ thông trung học không đƣợc đào tạo nghề kịp thời vì vậy khó có khả năng tham gia hoạt động kinh tế các ngành công nghiệp và dịch vụ nên thiếu việc làm. Đây là một bức xúc cần giải quyết trong thời gian tới để đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo nghề cho nhân dân.

Công tác xã hội hoá giáo dục và công tác đào tạo nghề là một hoạt động cần đƣợc các cấp lãnh đạo của huyện hết sức quan tâm. Trong thời gian tới cần tập trung:

- Kết hợp tuyên truyền giáo dục và giúp đỡ cho nông dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục.

- Tiếp tục giữ quy mô giáo dục - đào tạo, duy trì và nâng cao tỷ lệ đến trƣờng đúng độ tuổi và nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện các cấp.

- Nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy và học; bảo đảm nhu cầu lớp học, trƣờng học theo các tiêu chí trƣờng chuẩn quốc gia, nâng cao tỷ lệ các trƣờng đạt chuẩn quốc gia ở các cấp.

Trong thời gian tới sẽ xoá 100% phòng học cấp 4 bậc tiểu học; 100% số trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đến trƣờng; 100% số trẻ em đến độ tuổi đi học đƣợc cắp sách đến trƣờng; thực hiện phổ cập trung học; phấn đấu 75% số trƣờng đạt chuẩn quốc gia;

- Bảo đảm đủ đội ngũ giáo viên về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng theo tiêu chí chuẩn và trên chuẩn của giáo viên các cấp học. Thực hiện rà soát, luân chuyển, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, có chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý giỏi ngành giáo dục huyện.

- Khuyến khích đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo dƣới các hình thức, chuyển một số trƣờng công lập sang dân lập, mở rộng hình thức dân lập nhất là đối với các trƣờng mầm non và tiểu học. Xã hội hoá giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo.

- Phát triển mạnh đào tạo hƣớng nghiệp, đào tạo nghề theo các hình thức đào tạo dài hạn, ngắn hạn, giáo dục tổng hợp và hƣớng nghiệp, liên kết đào tạo, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động đƣợc đào tạo trên địa bàn huyện.

Trên cơ sở các ngành nghề đƣợc đào tạo nhƣ: may công nghiệp; quản lý điện nông thôn, sửa chữa điện; mây tre đan xuất khẩu; công nghệ thông tin; mộc mỹ nghệ và gia dụng; chăn nuôi công nghiệp tại Trung tâm dạy nghề huyện Võ Nhai. Các xã cần phải phối hợp với Trung tâm để đào tạo gắn với làng nghề và những nơi phát huy đƣợc nghề đã đƣợc đào tạo nhƣ nghề làm đậu phụ, nghề mộc, nghề chăn nuôi tại làng nghề ở các vùng trong huyện Võ Nhai; nghề xây dựng; nghề quản lý điện nông thôn, sửa chữa điện lạnh - điện dân dụng làm việc ngay tại các trạm điện, HTX dịch vụ điện trong huyện.

- Cấp học bổng cho các đối tƣợng khó khăn, đối tƣợng chính sách. Cho học sinh nghèo, học sinh nông thôn vay vốn để đi học ở bậc đại học và trung học chuyên nghiệp.

Việc đào tạo nghề cho ngƣời nghèo luôn là một nhiệm vụ quan trọng của đảng bộ và chính quyền địa phƣơng, đƣợc đặt ra trong Nghị quyết của HĐND huyện. Để tạo điều kiện tốt nhất cho ngƣời nghèo, để họ có thể làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất hay áp dụng tại gia đình để phát triển kinh tế. Trong thời gian tới huyện cần phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dạy nghề Võ Nhai đào tạo nghề miễn phí cho các đối tƣợng chính sách trên địa bàn nhƣ: ngƣời lao động thuộc diện hộ nghèo, con em gia đình chính sách xã hội, ngƣời khuyết tật, ngƣời dân thuộc diện Nhà nƣớc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp phục vụ các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn. Vừa giải quyết tốt các vấn đề xã hội tại Võ Nhai, lại vừa giúp các đối tƣợng chính sách có nghề phù hợp để đảm bảo nguồn thu nhập, từng bƣớc ổn định cuộc sống.

- Tuyên truyền giáo dục và giúp đỡ cƣ dân nông thôn về sức khoẻ sinh sản, dinh dƣỡng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, xây dựng các công trình vệ sinh môi trƣờng căn bản (nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nƣớc),...

- Đầu tƣ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế đảm bảo chất lƣợng cho các cơ sở y tế. Thời gian tới thực hiện chỉ tiêu 6 bác sỹ và 25 giƣờng bệnh trên 1 vạn dân;

- Thực hiện hỗ trợ một phần bảo hiểm y tế cho cƣ dân nông thôn và 100% cho đối tƣợng chính sách, đối tƣợng khó khăn.

3.3.9. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong phát triển kinh tế nông thôn của huyện Võ Nhai

3.3.9.1. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách ruộng đất

Nhanh chóng thực hiện việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân theo luật định với đầy đủ 5 quyền: Chuyển đổi, chuyển nhƣợng, thừa kế, thế chấp và cho thuê.

Từng bƣớc xác lập và hình thành hệ thống thị trƣờng đất đai, tạo điều kiện cho quá trình tập trung ruộng đất - tiền đề quan trọng để nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hoá, tạo thế phân công lao động mới trong nông thôn và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Tích cực khuyến khích và tạo điều kiện cho nông dân “dồn điền, đổi thửa” tập trung ruộng đất theo chính sách của Nhà nƣớc để phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng ngành nghề.

Giao đất không thu tiền và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hợp tác xã xây dựng trụ sở, làm cơ sở sản xuất kinh doanh…

Việc quản lý đất đai phải tuân thủ theo luật đất đai. Tập trung quản lý theo quy hoạch chung, khắc phục tình trạng tranh chấp về đất đai.

Giải quyết tốt các vấn đề về giải toả, bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

- Lựa chọn nhà đầu tƣ lớn, hiệu quả, sử dụng tiết kiệm đất, có năng lực tài chính, sử dụng phần lớn là lao động địa phƣơng, đảm bảo môi trƣờng sinh thái.

- Làm tốt công tác quy hoạch các cụm, khu công nghiệp trong thời gian tới để kêu gọi đầu tƣ.

- Xử lý nghiêm đối với các trƣờng hợp lợi dụng kinh doanh đền bù, cƣỡng chế GPMB theo đúng các quy định của pháp luật.

- Khen thƣởng kịp thời và hỗ trợ khó khăn về ngân sách cho các đơn vị làm tốt công tác đền bù.

3.3.9.2. Chính sách áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất và chế biến sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những thành tựu khoa học công nghệ mới có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cho phép tạo sự phân công lao động mới. Đó cũng là yếu tố vật chất quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ mới tạo ra khả năng nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, giải phóng một bộ phận lao động ra khỏi nông nghiệp, là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học vào sản xuất đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao, khả năng thích nghi cao… góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.

Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ mới vào công nghiệp chế biến, thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

Cần hỗ trợ việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nhƣ công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin…

Khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề nông thôn…

Cần tăng cƣờng việc mở rộng những mô hình tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất để đẩy nhanh sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện.

Đẩy mạnh công tác khuyến nông, nâng cao trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật cho nông dân trên địa bàn huyện nhằm đầy mạnh sản xuất theo hƣớng thâm canh, sản xuất hàng hoá.

Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến vào sản xuất giống nhƣ:

- Sản xuất giống lúa áp dụng quy trình của Bộ NN&PTNT (theo tiêu chuẩn ngành).

- Sản xuất hạt giống ngô lai áp dụng quy trình công nghệ do Viện nghiên cứu ngô trung ƣơng chuyển giao.

- Sản xuất giống đậu tƣơng, áp dụng quy trình công nghệ do Trung tâm đậu đỗ (Viện KHKTNN Việt Nam chuyển giao).

- Sản xuất giống chè: áp dụng phƣơng pháp giâm cành.

- Sản xuất giống lợn: áp dụng công nghệ mô hình sản xuất giống hình tháp do Viện chăn nuôi chuyển giao (tạo ra lợn thƣơng phẩm 2 máu ngoại, ba máu ngoại, F1).

- Sản xuất giống trâu, bò: áp dụng công nghệ mô hình sản xuất giống hình tháp, chủ yếu là thụ tinh nhân tạo và sử dụng tinh đông viên (tạo ra giống thƣơng phẩm F1 có ½ máu Zêbu và ¾ máu Zêbu).

- Sản xuất giống cây lâm nghiệp: áp dụng kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3.9.3. Các chính sách khác

- Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình và trẻ em nhằm hạn chế sự gia tăng dân số và cải thiện nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Phấn đấu đến năm 2015 giảm tỷ lệ sinh thô 0,3%0.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đổi mới quản lý. Đẩy mạnh việc cải cách hành chính và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện và UBND các xã, thị trấn, cải cách hành chính trong công tác giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tƣ, thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong các khâu cấp phát cho vay đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả đồng vốn.

3.4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN VÕ NHAI NĂM 2011 - 2015 VÕ NHAI NĂM 2011 - 2015

Từ những định hƣớng và một số giải pháp cũng nhƣ các dự kiến về phát triển sản xuất trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ, dự kiến kết quả và hiệu quả kinh tế nông thôn của huyện Võ Nhai giai đoạn 2011 - 2015 nhƣ sau:

Tổng giá trị sản xuất đến năm 2015 đạt 1.733.784 triệu đồng, bình quân năm 2011 - 2015 tăng 13,35%/năm. Giá trị sản xuất/hộ đến năm 2015 đạt 49,657 triệu đồng, bình quân năm 2011 - 2015 tăng 10,67%. Từ đó đƣa giá trị sản xuất/khẩu 9,367 triệu đồng năm 2009 lên 11,767 triệu đồng năm 2015, bình quân 2011 - 2015 tăng 12,16%/năm. Giá trị sản xuất/lao động quy đến năm 2015 đạt 21,268 triệu đồng, bình quân 2011 - 2015 tăng 12,76%/năm. Đến năm 2015 chỉ còn 10,5% hộ nghèo. Lƣơng thực/ngƣời tăng bình quân 0,52%/năm, lƣơng thực/lao động tăng bình quân 1,42%/năm. Đến năm 2015, thu nhập/ngƣời đạt 15.500.000 đồng/năm, tăng bình quân 9,41%/năm và thu nhập/lao động đạt 9.803.350 đồng/năm, tăng bình quân 10,09%/năm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Phát triển kinh tế nông thôn có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới - WTO, đứng trƣớc thời cơ và thách thức đối với nông nghiệp, những vấn đề mang tính toàn cầu nhƣ sự biến đổi khí hậu, khan hiếm năng lƣợng, nhu cầu lƣơng thực và thực phẩm ngày càng tăng cao… thì vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn càng có ý nghĩa lớn và là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn mới hiện nay. Vì vậy mà phát triển kinh tế nông thôn đƣợc coi là một nhiệm vụ chiến lƣợc của Đảng ta.

Qua nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế nông thôn của huyện Võ Nhai, cho thấy:

Năm 2010, kinh tế nông thôn của huyện tăng trƣởng khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ. Kinh tế nông thôn giá trị sản xuất năm 2010 đạt 986.135 triệu đồng, tăng bình quân năm 2006 - 2010 là 21,32%/năm. Trong đó, ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng bình quân là 2,31%/năm; ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng bình quân là 47,44%/năm; ngành dịch vụ tăng bình quân là 27,07%/năm. Lƣơng thực/ngƣời năm 2010 là 225,02 kg, tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 0,96%. Thu nhập/ngƣời năm 2010 đạt 959.750 đồng/ngƣời/tháng.

Tuy nhiên, kinh tế nông thôn huyện còn gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế. Phát triển kinh tế nông thôn có tiến bộ nhƣng chƣa bền vững và không đồng đều giữa các vùng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ cấu ngành nghề chƣa đa dạng; sản phẩm nông lâm nghiệp thuỷ sản hầu hết vẫn là thô chƣa qua chế biến; công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ lẻ; nguồn thu ngân sách hạn hẹp, chƣa ổn định; đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; thu nhập bình quân

đầu ngƣời còn thấp, chênh lệch giữa các ngành; vẫn còn tồn tại nạn đốt phá rừng, thiếu việc làm, thất nghiệp, tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi trƣờng…

Vì vậy, để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau: Điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế của huyện; từng bƣớc điều chỉnh lại sự phân bố dân cƣ và lao động giữa các vùng, các ngành trên địa bàn huyện; tìm kiếm và phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; tăng cƣờng xây dựng cơ sở hạ tầng; huy động mọi nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế nông thôn huyện; đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế nông thôn huyện; lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp; giải pháp về các chính sách nhƣ chính sách đất đai, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Kiến nghị

Để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn huyện Võ Nhai từ năm 2011 - 2015, có một số kiến nghị nhƣ sau:

* Với cấp Trung ương

- Điều chỉnh chính sách khuyến khích đầu tƣ của các tƣ nhân trong và ngoài nƣớc vào lĩnh vực nông nghiệp, các ngành sản xuất và dịch vụ ở các vùng nông thôn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Có các chính sách hỗ trợ và hƣớng dẫn doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng xuất khẩu nông lâm sản; phối hợp với các địa phƣơng tổ chức các hoạt động

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế nông thôn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011-2015 (Trang 123 - 135)