ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế nông thôn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011-2015 (Trang 45 - 135)

4. Kết cấu của luận văn

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Thái Nguyên. Cách Thành phố Thái Nguyên 37 km nằm dọc theo tuyến quốc lộ 1B và cách thị trấn Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn 80km; toàn huyện có 14 xã và 1 thị trấn. Có vị trí: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn, phía Nam giáp huyện Đồng Hỷ, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn, phía Tây giáp huyện Phú Lƣơng.

2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

 Địa hình, địa mạo: Là huyện có diện tích tự nhiên là 84.510,40 ha nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao, dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn và dãy Bắc Sơn chạy theo hƣớng Đông Bắc -Tây Nam, nên địa hình của huyện khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc và núi đá vôi, đất ruộng ít. Những vùng đất bằng phẳng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ thƣờng nằm chạy dọc theo các khe suối, triền sông và thung lũng. Căn cứ vào địa hình, địa mạo đất đai, khí hậu và tập quán, huyện chia ra làm ba tiểu vùng nhƣ sau:

Tiểu vùng 1: Gồm 6 xã vùng cao ở phía Bắc: Cúc Đƣờng, Vũ Chấn, Thần Sa, Sảng Mộc, Thƣợng Nung, Nghinh Tƣờng. Phần lớn diện tích ở độ cao 500 -1000m, chiếm 53% diện tích tự nhiên, nhƣng dân số chỉ chiếm 22,5%. Là vùng thích hợp cho sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp trồng cây đặc sản.

Tiểu vùng 2: Gồm 3 xã và 1 thị trấn dọc đƣờng quốc lộ 1B: Phú Thƣợng, Lâu Thƣợng, La Hiên, trị trấn Đình Cả. Diện tích chiếm 15%, nhƣng dân số

chiếm 35% của cả huyện. Vùng này thích hợp cho sản xuất cây hàng năm, cây lâu năm, phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Tiểu vùng 3: Gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Bình Long, Phƣơng Giao, có địa hình bát úp chia cắt nhiều bởi các khe suối, sông và xen lẫn núi đá vôi. Diện tích chiếm 32%, dân số chiếm 42,5% của toàn huyện. Vùng này có thể phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây ăn quả.

Đặc điểm về thổ nhưỡng: Toàn huyện có 4 nhóm đất chính: Đất phù sa, đất đen, đất xám bạc mầu và đất đỏ. Những loại đất này chủ yếu thích hợp với việc trồng cây công nghiệp và trồng rừng.Với các nhóm đất sau:

- Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,15% diện tích. - Đất đen: 935 ha chiếm 1,11% diện tích.

- Đất xám bạc màu: 63.917,7 ha chiếm 75,63% diện tích. - Các loại đất khác: có 11.070,4 ha chiếm 16,65% diện tích.

2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết khí hậu - thuỷ văn

Khí hậu: Khí hậu của huyện mang đặc điểm chung của miền núi Bắc bộ, chia làm hai mùa rõ rệt dó là mùa mƣa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,40

C. Chế độ mƣa: huyện chịu ảnh hƣởng chế độ mƣa của vùng núi Bắc bộ, lƣợng mƣa bình quân năm 1941,5mm. Độ ẩm bình quân dao động từ 80 - 87%. Lƣợng bốc hơi hàng năm 95mm, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp

Thuỷ văn: Võ Nhai là huyện miền núi có địa hình bị chia cắt nhiều bởi các dãy núi đá và núi đất nên nguồn tài nguyên nƣớc khá phong phú, nhƣng phân bố không đều. Ngoài nguồn nƣớc mặt từ các sông, suối còn có nguồn nƣớc ngầm từ các hang động trong núi đá vôi. Huyện có hai hệ thống sông nhánh trực thuộc sông Cầu và sông Thƣơng đƣợc phân bố ở 2 vùng phía Bắc và phía Nam của huyện. Tóm lại địa hình khí hậu của huyện cho phép phát triển một nền nông nghiệp - lâm nghiệp đa dạng phong phú. Song đây cũng là điều kiện bất lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và giao lƣu văn hoá.

2.1.2.4. Tình hình sử dụng đất đai

Trong giai đoạn 2008-2010, diện tích các loại đất có sự thay đổi thích ứng với sự phát triển chung của tình hình kinh tế xã hội: Cụ thể qua 3 năm diện tích đất lâm nghiệp giảm gần 2%, diện tích đất chƣa sử dụng giảm 6,7%, trong khi đó các diện tích đất khác tăng lên: diện tích sản xuất nông nghiệp tăng 2,77%; diện tích đất dân cƣ tăng lên mạnh (18%) do quá trình tăng dân số và đô thị hoá mạnh. Kết quả đã làm cho cơ cấu sử dụng tài nguyên đất đai của huyện Võ Nhai năm 2010 có sự thay đổi nhƣ biểu đồ sau đây:

8.72 67.01 0.76 0.73 21.62 1.16 Nguồn lực đất đai Đất nông nghiệp Đất Lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất khu dân cƣ Đất chƣa sử dụng Đất sông suối

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất đai của huyện Võ Nhai năm 2010

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Võ Nhai

Huyện Võ Nhai có địa hình đồi núi chia cắt, do đó diện tích đất có thể sản xuất nông nghiệp năm 2010 là 7369,20 chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên (chiếm 8,72%), thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của cả tỉnh (bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh chiếm 26,45% tổng diện tích tự nhiên). Trong khi đó đất sản xuất lâm nghiệp là 56.627 ha chiếm 67,01% tổng diện tích đất tự nhiên. Còn lại là các loại đất khác nhƣ :đất chuyên dùng: 641,8ha (chiếm 0,76%); đất dân cƣ: 615,9ha (chiếm 0,73%); đất chƣa sử dụng: 18.273,6ha; đất sông suối: 982,9 ha (bảng 2.1 và biểu đồ 2.1).

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Võ Nhai giai đoạn 2008 -2010

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 So sánh (%)

SL (ha) Cơ cấu

(%) SL (ha) Cơ cấu (%) SL (ha) Cơ cấu (%) 09/08 10/09 Bình quân Tổng số 84510,40 100 84510,4 100 84510,40 100 100,00 100 100 1. Đất nông nghiệp 6976,90 8,26 7322,35 8,66 7369,20 8,72 104,95 100,64 102,77 1.1. Cây hàng năm 5627,60 6,66 5935,67 7,02 6146,65 7,27 105,47 103,55 104,51 + Lúa 3170,00 3,75 3150,00 3,73 3220,30 3,81 99,37 102,23 100,79

+ Màu và cây C.nghiệp hàng năm 2221,60 2,63 2594,00 3,07 2646,10 3,13 116,76 102,01 109,14

+ Rau, đậu 172,00 0,20 129,00 0,15 223,00 0,26 75,00 172,87 113,86

+ Đất trồng cây hàng năm khác 64,00 0,08 62,67 0,07 57,25 0,07 97,92 91,35 94,58

1.2. Cây lâu năm 1188,20 1,41 1227,43 1,45 1058,31 1,25 103,30 86,22 94,38

+ Cây công nghiệp lâu năm (chè) 286,00 0,34 334,20 0,40 369,60 0,44 116,85 110,59 113,68

+ Cây ăn quả 902,20 1,07 893,23 1,06 688,71 0,81 99,01 77,10 87,37

1.3. Đất vườn tạp 12,10 0,01 10,25 0,01 9,24 0,01 84,71 90,15 87,39 1.4. Đất mặt nước nuôi trồng TS 149,00 0,18 149,00 0,18 155,00 0,18 100,00 104,03 101,99 2. Đất Lâm nghiệp 54488,00 64,47 54675,0 64,70 56627,00 67,01 100,34 103,57 101,94 2.1. Rừng tự nhiên 50579,00 59,85 50579,00 59,85 52098,00 61,65 100,00 103,00 101,49 2.2. Rừng trồng 3909,00 4,63 4096,00 4,85 4529,00 5,36 104,78 110,57 107,64 3. Đất chuyên dùng 536,20 0,63 544,00 0,64 641,80 0,76 101,45 117,98 109,40

4. Đất khu dân cư 442,20 0,52 453,50 0,54 615,90 0,73 102,56 135,81 118,02

5. Đất chưa sử dụng 21046,10 24,90 20531,0 24,29 18273,60 21,62 97,55 89,00 93,18

6. Đất sông suối 1021,00 1,21 984,55 1,17 982,90 1,16 96,43 99,83 98,12

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tình hình dân số, dân tộc và lao động

Dân số: Dân số vẫn không ngừng tăng lên trong những năm qua với tốc độ cao (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,41%) đã đặt ra rất nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế của huyện, cùng với sự phát triển đó là nhu cầu về nhà ở, lƣơng thực, đi lại, việc làm, y tế... cũng phải tăng theo để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển dân số, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, dịch bệnh, ô nhiễm môi trƣờng... gây nhiều trở ngại cho sự phát triển kinh tế của huyện. Tính đến 31/12/2010 toàn huyện có 64.708 nhân khẩu phân bố trên địa bàn toàn huyện có diện tích 84.510,4ha với mật độ dân số 74

ngƣời/km2. Trong đó, nhân khẩu nông nghiệp chiếm 94,49%, bình quân năm

2008-2010 nhân khẩu nông nghiệp tăng 0,41%, nhân khẩu phi nông nghiệp tăng 0,7%. Nhƣ vậy ta thấy trong những năm gần đây nhân khẩu nông nghiệp tăng với tỷ lệ khá thấp, ngƣợc lại nhân khẩu phi nông nghiệp tăng với tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên nhân khẩu phi nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ (5,51%), (bảng 2.2). Tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động (nam từ 15 - 60 và nữ từ 15 - 55) là 38.730 ngƣời. Trong đó phần lớn tập trung trong độ tuổi từ 15 đến 44 chiếm 78,08% còn lại từ 45 tuổi đến 60 tuổi.

Tổng số hộ năm 2010 là 14.193 hộ, bình quân năm 2008-2010 tổng số hộ tăng 1,87%. Trong đó hộ nông nghiệp chiếm 84,56%. Số hộ nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao nhƣng tăng với tốc độ chậm. Hộ phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp hơn (15,44%). Qua 3 năm, từ 2008 đến 2010 tỷ trọng các hộ sản xuất nông nghiệp giảm dần, tăng dần tỷ trọng hộ hoạt động phi nông nghiệp, nhƣng với tỷ trọng thay đổi không đáng kể.

Bảng 2.2: Dân số và lao động huyện Võ Nhai các năm từ 2008 đến năm 2010

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%)

Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) 2009/ 2008 2010/ 2009 BQ giai đoạn 08-10 1. Tổng số nhân khẩu Ngƣời 62.612 100 62.744 100 64.708 100 100,21 103,1 101,67

- Nhân khẩu nông nghiệp Ngƣời 59.182 94,52 59.302 94,51 59.665 92,20 100,20 100,61 100,41 - Nhân khẩu phi nông nghiệp Ngƣời 3.430 5,48 3.442 5,49 5.043 7,80 100,35 101,05 100,70

2. Tổng số hộ Hộ 13.678 100 14.065 100 14.193 100 102,83 100,91 101,87

- Hộ nông nghiệp Hộ 11.624 84,98 11.955 85,00 12.001 84,56 102,85 100,38 101,61 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 2.054 15,02 2.110 15,00 2.192 15,44 102,73 103,89 103,30

3. Tổng số lao động Ngƣời 36.138 100 36.403 100 36.524 100 100,73 100,33 100,53

- Lao động nông nghiệp Ngƣời 31.574 87,37 31.823 87,42 31.940 87,45 100,79 100,37 100,58 - Lao động phi NN Ngƣời 4.564 12,63 4.580 12,58 4.584 12,55 100,35 100,09 100,22

4. Các chỉ tiêu khác

- Tỷ lệ tăng dân số % 1,29 1,21 1,25

- BQ nhân khẩu/hộ Ngƣời/ hộ 4,58 4,46 4,45 97,45 99,73 98,58

- BQ nhân khẩu NN/hộ Ngƣời/ hộ 5,09 4,96 4,97 97,43 100,23 98,82

- BQ lao động/hộ Lđ/hộ 2,64 2,59 2,57 97,96 99,43 98,69

- BQ lao động NN/hộ NN Lđ /hộ 2,72 2,66 2,66 98,00 99,98 98,99

Dân tộc: Tính đến 31/12/2010 toàn huyện có 8 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là 36,57%; Tiếp đến là dân tộc Tày 22,12%, dân tộc Nùng 19,58%, dân tộc Dao 13,2%, dân tộc Mông 4,1%, dân tộc Sán Chay chiếm 4,13%, dân tộc khác chiếm 0,3% do có nhiều dân tộc anh em sinh sống và họ đa số sống ở vùng núi nên tỷ lệ đói nghèo của các dân tộc thiểu số là rất cao.

Bảng 2.3: Số lƣợng, cơ cấu thành phần dân tộc của huyện trong các năm 2008 đến 2010 Thành phần

dân tộc

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 09-08 (người) BQ 08-10 (%) 1. Kinh 22.786 36,48 22.898 36,49 23.091 36,57 305 36,51 2. Tày 13.781 22,01 13.850 22,07 13.967 22,12 186 22,06 3. Nùng 12.260 19,54 12.259 19,54 12.363 19,58 103 19,55 4. Dao 8.213 13,09 8.265 13,17 8.335 13,20 122 13,15 5. Mông 2.529 4,03 2.567 4,09 2.589 4,10 60 4,073 6. Sán Chay 2.591 4,13 2.586 4,12 2.608 4,13 17 4,12 7. Dân tộc khác 452 0,72 319 0,51 190 0,30 -262 0,51 Tổng cộng 62612 100 62744 100 63143 100 531 100

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Võ Nhai,2008 -2010

Ngƣời Kinh chủ yếu từ các tỉnh miền xuôi lên khai hoang từ những năm 1960 trở lại đây. Họ có vai trò rất lớn trong việc khai hoang phục hoá, mở rộng đất đai canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật mới, đƣa giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất. Họ có ảnh hƣởng lớn trong việc thúc đẩy ngƣời dân tộc thiểu số sống trong cộng đồng cùng phát triển. Ngƣời Tày, Nùng, Dao là

những ngƣời bản xứ sống ở đây từ rất lâu đời. Họ sống chủ yếu ở những vùng thấp, gần đƣờng giao thông, có đất ruộng, đất vƣờn nhiều, đời sống kinh tế khá giả hơn nhóm dân tộc thiểu số khác. Nhƣ ngƣời H’Mông, Sán chí, Sán Rìu, Mƣờng, Thái chiếm tỷ lệ rất nhỏ (8,5%). Họ di cƣ từ các tỉnh từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn... đến Võ Nhai, tập sinh sống tập trung chủ yếu ở trên những quả đồi núi cao, đi lại rất khó khăn, xa trung tâm, xa chợ, đất ruộng rất ít, chủ yếu canh tác trên đất đồi núi và trồng các loại cây lƣơng thực nhƣ: ngô, sắn, đời sống gặp nhiều khó khăn.

Kinh , 36.57 Tày, 22.12 Nùng, 19.58 Dao, 13.2 H’Mông, 4.1 Sán Chay, 4.13 Dân tộc khác, 0.3 Kinh Tày Nùng Dao H’Mông Sán Chay Dân tộc khác

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thành phần dân tộc huyện Võ Nhai năm 2010

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Võ Nhai, 2010

Lực lƣợng lao động: Hiện tại lao động trong độ tuổi của toàn huyện có 36.524 ngƣời chiếm 57,84% dân số, trong đó lao động nữ có 18.381 ngƣời chiếm 50,32% tổng số lao động. Lao động nữ nông thôn chiếm một tỷ lệ lớn (47,68%) trong tổng số lao động. Tình hình lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị và nông thôn của huyện có xu hƣớng ổn định, sự gia tăng lao động là không đáng kể, nó đƣợc thể hiện qua bảng 2.4.

Bảng 2.4: Lao động huyện Võ Nhai chia theo giới tính và khu vực các năm từ 2008 -2010 (ngƣời) Năm Toàn huyện Thành thị Nông thôn Tổng số

Chia theo giới tính Tổng số

Chia theo giới tính

Nam Nữ Nam Nữ

2008 32.018 1.729 859 870 30.289 15.046 15.243

2009 36.403 1.966 976 989 34.437 17.107 17.331

2010 36.524 1.972 980 992 34.552 17.163 17.389

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Võ Nhai, năm 2010

Nếu xét riêng lao động là dân tộc thiểu số thì lao động nữ chiếm 51,12% trong tổng số lao động. Trong số này, lƣợng lao động dƣới độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng rất cao (50% tổng số lao động dân tộc thiểu số), trong khi đó lƣợng lao động trong độ tuổi (đối tƣợng tạo ra của cải chính cho gia đình) thì chiếm 48,45%.

2.1.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện

Hệ thống giao thông: Tuy là huyện miền núi song phía Tây và phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp với tỉnh Bắc Giang phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn nên hệ thống giao thông thuận tiện bao gồm đƣờng bộ và đƣờng sông. Hệ thống đƣờng quốc lộ 1B đi qua huyện có chiều dài khoảng trên 30km. Ngoài ra còn có đƣờng liên huyện, liên xã đã đƣợc nhựa hoá và bê tông hoá theo tiêu chuẩn đƣờng nông thôn cấp 6 dài 126 km đảm bảo giao thông thuận tiện đến tất cả các trung tâm xã. Hệ thống đƣờng liên thôn liên xóm đang đƣợc nâng cấp và bê tông hoá.

Hệ thống điện: Hệ thống điện phục vụ nông nghiệp và nông thôn ngày càng đƣợc tăng cƣờng và mở rộng. Đƣờng điện 35KV đã đến trung tâm các xã, thị trấn. Tính đến hết năm 2011, huyện có 75 TBA với tổng số dung lƣợng 7.500KVA, tổng chiều dài đƣờng dây trung thế là 188km, đƣờng dây 0,4KV là 180,42km. 15/15 xã, thị trấn có điện lƣới quốc gia với trên 80% hộ dân trong huyện đƣợc sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất. Số còn lại chƣa đƣợc dùng điện chủ yếu là những hộ vùng sâu vùng xa và những hộ nghèo.

Hệ thống thông tin liên lạc: Hiện nay, 100% xã có bƣu điện văn hoá xã. Mật độ 3,5 máy cố định/100 dân. Thông tin liên lạc giữa các xã trong huyện thông suốt, thông tin kịp thời. Sóng diện thoại di động đã phủ đến các xã dọc quốc lộ 1B và các xã lân cận.

Hệ thốn tín dụng: Hệ thống tín dụng Nhà nƣớc gồm Ngân hàng chính sách, Ngân hàng nông nghiệp, thông qua các chƣơng trình nhƣ chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, chƣơng trình trồng cây ăn quả, phát triển tiểu thủ công nghiệp, kinh tế trang trại, chăn nuôi. Tín dụng ngân hàng thông qua các hình thức cho vay thuận lợi để phát triển sản xuất, số dƣ nợ năm sau cao hơn năm trƣớc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế nông thôn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011-2015 (Trang 45 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)