4. Kết cấu của luận văn
3.3.6. Đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế nông thôn huyện Võ Nhai
Phát triển kinh tế nông thôn của huyện Võ Nhai là một quá trình vừa đòi hỏi cấp bách trƣớc mắt, vừa là yêu cầu có tính chiến lƣợc lâu dài.
Huyện Võ Nhai trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và phƣơng hƣớng phát triển kinh tế nông thôn của huyện trong thời gian tới là tăng cƣờng đầu tƣ phát triển mạnh mẽ, vững chắc, có hiệu quả các ngành công nghiệp - TTCN và dịch vụ nông thôn. Qua đó tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - TTCN và dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp nhƣng về sản lƣợng vẫn tăng lên về số tuyệt đối nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm cho huyện và phát triển nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; giải quyết tốt các vấn đề về xã hội và môi trƣờng.
3.3.6.1. Ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản
Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản của huyện đến năm 2015 phải đạt 620.000 triệu đồng, tăng bình quân 4,80%/năm. Trong đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 520.845 triệu đồng, chiếm 94,82% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tăng bình quân 4,53%/năm; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp là 11.867 triệu đồng, chiếm 2,81%, tăng bình quân 5,63%/năm; giá trị sản xuất ngành thuỷ sản là 9.971 triệu đồng, chiếm 2,36%, tăng bình quân 6,10%/năm.
* Về nông nghiệp:
- Trồng trọt: Đến năm 2015, giá trị sản xuất phải đạt 262.969 triệu đồng, chiếm 65,77% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tăng bình quân 5,08%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất cây lƣơng thực có hạt đạt 150.500 triệu đồng, chiếm 48,13% giá trị sản xuất ngành trồng trọt, bình quân tăng 7,5%/năm. Giá trị sản xuất của lúa đạt 124.600 triệu đồng, tăng bình quân 12,59%; giá trị sản xuất của ngô đạt 150.500 triệu đồng, tăng bình quân 20,15%/năm.
Cây chất bột có củ đạt 25.200 triệu đồng, bình quân tăng 36,35%/năm; cây rau đậu và gia vị đạt 35.938 triệu đồng, bình quân tăng 37,29%/năm
Giá trị sản xuất cây ăn quả phải đạt 25.428 triệu đồng, bình quân tăng 35%/năm.
Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lƣơng thực trên cơ sở ổn định diện tích lúa, đến năm 2015, diện tích lúa đông xuân là 3.896 ha, bình quân tăng 0,5%/năm; diện tích lúa mùa là 6.886 ha, tăng 2,5%/năm; đƣa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất, đầu tƣ thâm canh để đạt năng suất lúa bình quân năm 2015 đạt 57,60 tạ/ha. Mở rộng diện tích và thâm canh ngô vụ đông để tăng sản lƣợng ngô hàng năm, đến năm 2015, diện tích ngô là 6.500 ha, tăng bình quân 25%/năm, sản lƣợng ngô đạt 28.457 tấn, tăng 17,94%/năm.
Đƣa các giống cây trồng mới có năng suất, chất lƣợng cao vào sản xuất nhƣ lúa lai, lúa thuần, ngô lai, các giống lạc, đậu tƣơng mới…
Thực hiện tốt công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chăm sóc các giống cây trồng mới cho ngƣời nông dân.
Tập trung chỉ đạo mở rộng diện tích cây lạc, đậu tƣơng trên diện tích đất mầu và đất lúa không chủ động nƣớc. Đƣa diện tích lạc là 1.024 ha, diện tích đậu tƣơng là 1.564 ha vào năm 2015.
Phát triển sản xuất rau sạch, vùng trồng hoa thuộc khu vực thị trấn Đình Cả, La Hiên và vùng lân cận, để nâng cao giá trị thu nhập/1 đơn vị diện tích. Đến năm 2010 diện tích rau các loại là 1.298 ha, bình quân tăng 0,47%/năm.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển cây chè trên đất vƣờn đồi. Đến năm 2011, diện tích cây chè là 1.385 ha. Giống chè đối với chè xanh sử dụng chủ yếu là các giống chè trung du đã có. Ngoài ra có kế hoạch trồng các giống chè lai chất lƣợng cao, các giống chè nhập nội đã đƣợc thuần hoá để có thể chế biến chè xanh đặc sản.
Thực hiện đồng bộ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc chè trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và chè kinh doanh do Bộ NN & PTNT quy định. Tiếp tục mở rộng diện tích chè vụ đông, đẩy mạnh áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), kết hợp kỹ thuật bón phân để tiến tới sản xuất chè sạch trên 60% diện tích chè kinh doanh vào năm 2015.
Đi đôi với việc cải tạo giống chè, cần chú trọng đầu tƣ khâu chế biến. Ngoài việc đầu tƣ nâng cấp các cơ sở chế biến chè hiện có, cần đầu tƣ xây dựng các cơ sở chế biến nhỏ có công suất 200 - 400 kg búp tƣơi/ngày với quy mô hộ hoặc nhóm hộ sử dụng.
Tập trung chăm sóc cây ăn quả và chăm sóc bảo vệ phát triển rừng. Phát triển các mô hình vƣờn rừng kết hợp giữa trồng rừng, trồng cây ăn quả và trồng chè. Đến năm 2015, diện tích cây ăn quả đạt là 1.389 ha, bình quân tăng 1,21%/năm. Nâng cấp các giống cây ăn quả hiện có, thực hiện các biện pháp xây dựng vƣờn quả có kiến tạo, đầu tƣ thâm canh. Tăng cƣờng công tác chế biến bảo quản quả sau thu hoạch và giải pháp mở rộng thị trƣờng.
- Chăn nuôi đến năm 2015, giá trị sản xuất phải đạt 115.127 triệu đồng, chiếm 28,79% giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng bình quân 5,9%/năm;
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hƣớng phát triển chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu, bò thịt, chăn nuôi gia cầm theo các mô hình chăn nuôi
gia đình và mở rộng chăn nuôi trang trại. Xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Ổn định đàn trâu phục vụ cho cầy kéo và lấy thịt. Tập trung đẩy mạnh phát triển đàn trâu, bò theo hƣớng lấy thịt. Để đảm bảo chất lƣợng đàn bò cần đẩy mạnh chƣơng trình sind hoá đàn bò để tạo ra giống bò cho sản lƣợng thịt cao và làm nền cho việc lai tạo phát triển đàn bò thịt ở địa phƣơng. Đến năm 2015, tổng đàn trâu là 15.166 con, bình quân tăng 3,88%/năm; tổng đàn bò là 5.500 con, tăng 2,7%/năm.
Phát triển chăn nuôi lợn thịt, lợn nái sinh sản để cung cấp giống cho chăn nuôi theo các mô hình chăn nuôi gia đình và chăn nuôi trang trại. Đƣa tổng số đàn lợn lên 110.250 con vào năm 2015, tăng bình quân 4,46%/năm. Phát triển các cơ sở cung cấp thức ăn chế biến công nghiệp cho các vùng nuôi lợn tập trung theo hƣớng sản xuất hàng hoá.
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gà sạch, gà thả vƣờn, gà nuôi nhốt theo các mô hình chăn nuôi gia đình và chăn nuôi công nghiệp bằng các giống gia cầm có năng suất, chất lƣợng cao. Đi đôi với việc đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm trong các hộ gia đình, cần phát triển chăn nuôi gia cầm quy mô vừa theo hƣớng bán công nghiệp để tăng nhanh số lƣợng gia cầm hàng hoá. Đến năm 2015, số lƣợng gia cầm là 942.514 con, tăng bình quân 5,97%/năm.
Phấn đấu mỗi năm trồng mới và trồng lại rừng, đến năm 2015 có 1.865 ha rừng. Từng bƣớc nâng cao thu nhập kinh tế vƣờn rừng, đồi rừng. Đƣa độ che phủ của rừng lên 80% vào năm 2015.
Tập trung đầu tƣ thâm canh khai thác có hiệu quả 348,23 ha mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản. Đẩy mạnh đƣa các giống cá thịt có năng suất chất lƣợng cao vào sản xuất. Đến năm 2015, sản lƣợng cá nuôi trồng đạt 679 tấn, bình quân tăng 5,59%/năm; sản lƣợng tôm đạt 28 tấn, bình quân tăng 32,29
tấn/năm; sản lƣợng cá khai thác là 10 tấn, bình quân tăng 18,06%/năm, tôm là 19,9 tấn, bình quân tăng 58,71%/năm.
Phát triển các cơ sở sản xuất giống lợn, giống cá, giống gia cầm ở địa phƣơng, đẩy mạnh chƣơng trình sind hoá đàn bò theo phƣơng pháp thụ tinh nhân tạo và dùng bò đực lai sind cho phối giống để tạo ra giống bò phục vụ phát triển đàn bò. Ngoài nguồn giống tại địa phƣơng, tạo cơ sở kinh doanh giống trên địa bàn thực hiện dịch vụ cung ứng giống, đảm bảo chất lƣợng phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là giống gia cầm.
Công tác thú y cần tiến hành xây dựng các vùng an toàn dịch và thực hiện tốt công tác tiêm phòng dịch bệnh định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm, kịp thời phát hiện dập tắt các ổ dịch không để lây lan ra diện rộng. Đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
3.3.6.2. Phát triển công nghiệp - TTCN và XDCB
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - TTCN và XDCB của huyện đến năm 2015 đạt 976.061 triệu đồng, tăng bình quân 13,50%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - TTCN đạt 877.245 triệu đồng, tăng bình quân 15,09%/năm; giá trị sản xuất ngành XDCB đạt 98.816, tăng bình quân 1,88%/năm.
Phát triển một số ngành công nghiệp trên địa bàn huyện:
* Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Để đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều bao gồm các công trình giao thông, kênh mƣơng thuỷ lợi, công trình nhà cửa, trƣờng học, cơ sở y tế,… cần đa dạng về chủng loại và chất lƣợng ngày càng cao.
- Tập trung sản xuất gạch, vật liệu xây dựng.
- Khai thác, chế biến đá, cát, sỏi,… ở các khu vực, các xã có nguồn nguyên liệu nhƣ xã Dân Tiến, Bình Long và Thƣợng Nung. Đến năm 2015,
giá trị sản xuất ngành khai thác đá, cát sỏi và mỏ khác đạt 10.250 triệu đồng, tăng bình quân 13,03%/năm.
* Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản
Ngành công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp quan trọng nhất ở nông thôn. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến sẽ góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy quá trình tiêu thụ.
Ngành công nghiệp chế biến của huyện chủ yếu là công nghiệp chế biến nông, lâm sản bao gồm thực phẩm, đồ uống, lâm sản. Công nghiệp chế biến thực phẩm (gạo, ngô…); chế biến rau quả, thực phẩm sạch; chế biến đồ uống (chè, nƣớc giải khát, đậu phụ…); chế biến gỗ và lâm sản là ngành có vai trò chủ lực trong phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện. Đến năm 2015, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống là 809 triệu đồng, tăng bình quân 0,44%/năm. Giá trị sản xuất ngành chế biến gỗ và lâm sản là 15.970 triệu đồng, tăng bình quân 6,85%/năm.
3.3.6.3. Về dịch vụ
Phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 336.040 triệu đồng, tăng bình quân 27,91%/năm.
* Phát triển thương mại
Hoàn chỉnh mạng lƣới hệ thống chợ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, tăng cƣờng giao lƣu sản phẩm hàng hoá. Phát triển hệ thống chợ, các trung tâm thƣơng mại, các tuyến phố văn minh thƣơng mại; phát triển hệ thống các siêu thị, trung tâm thƣơng mại và cửa hàng bán lẻ. Xây dựng các siêu thị ở các thị trấn Đình Cả và thị trấn La Hiên; mở rộng các chợ xóm tới từng xã trong huyện.
* Phát triển du lịch, giải trí
Để đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá ngày càng cao của nhân dân trong huyện, đồng thời thu hút mọi tầng lớp nhân dân vào các hoạt động thể thao, giải trí, văn hoá lành mạnh, khai thác tốt truyền thống lịch sử, nhân văn của
huyện. Thời gian tới cần đầu tƣ xây dựng các công trình công cộng nhƣ xây dựng hệ thống công viên cây xanh, nhà thiếu nhi,…
- Phát triển hệ thống các nhà hàng, khách sạn: Mạng lƣới đƣờng bộ trên địa bàn huyện Võ Nhai.
3.3.7. Lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng ta, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau nhƣ: thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, tƣ nhân và hộ gia đình.
* Kinh tế hộ
Kinh tế hộ là lực lƣợng chủ yếu trực tiếp tạo ra các nông, sản phẩm cho nền kinh tế. Vì vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ có vốn, lao động, kinh nghiệm phát triển:
- Không chỉ dừng lại ở việc tự cung tự cấp hàng hoá mà phải phát triển thành sản xuất hàng hoá. Từ sản xuất hàng hoá nhỏ phát triển lên sản xuất hàng hoá lớn, kiểu mô hình kinh tế trang trại.
- Khuyến khích các hộ kiêm thêm cả ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
* Kinh tế tư nhân
Khuyến khích tạo điều kiện mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp, phát triển các ngành nghề truyền thống nhƣ: Làm đậu, chế biến gỗ xuất khẩu…
* Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
Hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp đã và đang có tác dụng tích cực hỗ trợ kinh tế hộ trong nông thôn. Hiện nay huyện Võ Nhai có khoảng 54 HTX, các HTX hiện đã góp phần vào việc giải quyết các vấn đề về điện, nƣớc và một số dịch vụ phục vụ sản xuất của nhân dân trong huyện Võ
Nhai. Vì thế, cần phải có những chính sách phù hợp, khuyến khích hình thức tổ chức kinh doanh này phát triển.
- Hỗ trợ phát triển hợp tác xã thông qua các chƣơng trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, liên kết kinh tế giữa HTX với các thành phần kinh tế khác. - Đào tạo nguồn nhân lực quản lý kinh tế hợp tác xã. Đƣa cán bộ HTX đến Trung tâm dạy nghề Võ Nhai để đƣợc đào tạo các nghề nhƣ quản lý điện nông thôn, sửa chữa điện lạnh - điện dân dụng về phục vụ trong HTX.
* Kinh tế quốc doanh
Kinh tế Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển theo định hƣớng của nhà nƣớc. Kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn về tỷ trọng có xu hƣớng giảm song trong thời gian tới:
- Cần phải rà soát, sắp xếp lại và củng cố các đơn vị kinh tế quốc doanh phát triển có hiệu quả.
- Chuyển đổi hình thức sở hữu khác nhau phù hợp (Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn…) đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh yếu kém, làm ăn thua lỗ.
3.3.8. Nâng cao dân trí, tay nghề cho ngƣời lao động
Phát triển nguồn nhân lực là nâng cao dân trí, tay nghề cho ngƣời lao động. Đồng thời cải thiện các điều kiện về dinh dƣỡng, nhà ở và môi trƣờng để nâng cao thể lực cho nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn là nhiệm vụ liên quan đến nhiều mặt đời sống, thu nhập, môi trƣờng, giáo dục, y tế và đào tạo nghề, cần có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp.
Tuy huyện Võ Nhai là huyện đứng thứ 7 trong toàn tỉnh Thái Nguyên, nên hệ thống giáo dục đào tạo các cấp học và đào tạo nghề còn nhiều bất cập. Việc đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu
kinh tế chƣa bảo đảm. Số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học và trung học cơ sở không có nhu cầu học tiếp phổ thông trung học không đƣợc đào tạo nghề kịp thời vì vậy khó có khả năng tham gia hoạt động kinh tế các ngành công nghiệp và dịch vụ nên thiếu việc làm. Đây là một bức xúc cần giải quyết trong thời gian tới để đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo nghề cho nhân dân.
Công tác xã hội hoá giáo dục và công tác đào tạo nghề là một hoạt động cần đƣợc các cấp lãnh đạo của huyện hết sức quan tâm. Trong thời gian tới cần tập trung:
- Kết hợp tuyên truyền giáo dục và giúp đỡ cho nông dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục.
- Tiếp tục giữ quy mô giáo dục - đào tạo, duy trì và nâng cao tỷ lệ đến trƣờng đúng độ tuổi và nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện các cấp.
- Nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy và học; bảo