4. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho huyện Võ Nhai về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của huyện. Chọn 3 xã làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng trong huyện đó là xã Tràng Xá ở vùng phía Nam, xã Lâu Thƣợng ở vùng trung tâm, xã Cúc Đƣờng ở vùng phía Bắc, những xã này có thể đại diện cho từng vùng và cho huyện. Mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho toàn vùng, vừa phải đại diện và suy rộng cho toàn huyện.
- Xã Tràng Xá: có tổng số nhân khẩu là 7.544 ngƣời, tổng số hộ là 1.779 hộ, chủ yếu làm nông nghiệp, số hộ phi nông lâm nghiệp chiếm 18,22% trong tổng số hộ toàn xã. Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài cây lúa, cây ngô các hộ còn trồng các loại cây màu nhƣ khoai lang, đậu tƣơng, lạc, mía, sắn, rau, chè cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm nhƣ trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan. Mặc dù ngƣời dân ở đây rất chịu khó lao động sản xuất nhƣng tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao, chiếm 10% do năng suất lao động thấp và sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
- Xã Lâu Thƣợng: có tổng số nhân khẩu là 6.892 ngƣời, tổng số hộ là 1.674 hộ, chủ yếu làm nông nghiệp, số hộ phi nông lâm nghiệp chiếm 25,14% trong tổng số hộ toàn xã. Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài cây lúa, cây ngô các hộ còn trồng các loại cây màu nhƣ khoai lang, đậu tƣơng, lạc, mía, sắn, rau, chè, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm nhƣ trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan. Diện tích sản xuất nông nghiệp nhỏ và năng xuất cây trồng còn thấp nên tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao, chiếm 10%.
- Xã Cúc Đƣờng: có tổng số nhân khẩu là 12.332 ngƣời, tổng số hộ là 2.897 hộ, là một xã miền núi chủ yếu làm nông nghiệp, số hộ phi nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, mới chỉ chiếm 12,68% trong tổng số hộ toàn xã. Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài cây lúa, cây ngô các hộ còn trồng các loại cây màu nhƣ khoai lang, đậu tƣơng, lạc, mía, sắn, rau, chè, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm nhƣ trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan. Tỷ lệ hộ nghèo tại xã vẫn ở mức cao, chiếm 16,67%. Nguyên nhân cũng không có sự khác biệt nhiều so với hai xã trên.
1.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập thông tin từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nƣớc, trung ƣơng, tỉnh, huyện; các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về tình hình phát triển kinh tế nông thôn, các báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên cung cấp (Sở Nông nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ), của huyện và các xã huyện Võ Nhai; những số liệu này thu thập chủ yếu ở phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên của huyện.
* Thu thập thông tin sơ cấp
- Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Đi thực tế để quan sát đánh giá thực trạng, thu thập những thông tin qua những ngƣời dân ở vùng nghiên cứu và các cán bộ, thu thập những tài liệu thông tin tại nơi nghiên cứu.
- Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia (PRA): Trực tiếp tiếp xúc với ngƣời dân tại nơi nghiên cứu, tạo điều kiện và thúc đẩy họ tham gia vào những vấn đề nghiên cứu, thu thập thông tin để nắm đƣợc thực trạng đời sống, sản xuất, khó khăn… của họ. Cho họ tham gia đề xuất ý kiến để từ đó đánh giá sự phát triển kinh tế nông thôn và đề ra giải pháp.
* Phương pháp điều tra hộ
Chọn mẫu điều tra: Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn điểm, chọn hộ) chọn ở các vùng và lấy ra 3 xã đại diện. Mỗi xã chọn 30 hộ trong đó có tỷ lệ dân tộc, nghề nông lâm nghiệp thuỷ sản, ngành nghề dịch vụ… tƣơng ứng với tỷ lệ chung của huyện, chọn và đƣợc phân ra 3 loại hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo theo tỷ lệ chung. Mỗi xã chọn 30 hộ trong đó có 87,78% hộ là dân tộc kinh, 12,22% là dân tộc thiểu số; riêng xã Cúc Đƣờng dân tộc thiểu số chiếm 26,67%; trong 90 hộ đó có 79% hộ gia đình làm nông lâm nghiệp; 12% hộ gia đình làm ngành nghề, dịch vụ; 9% hộ kiêm sản xuất và dịch vụ, chọn và phân ra làm 3 loại hộ khá, trung bình, nghèo, tỷ lệ giữa các loại hộ bƣớc đầu đƣợc chọn theo nhận định chủ quan từ tỷ lệ các loại hộ chung trong từng xã, sau đó dựa vào tài liệu tính toán thu đƣợc để phân loại hộ theo tiêu thức mức thu nhập bình quân/khẩu. Sử dụng mức phân loại hộ khá, trung bình, nghèo của huyện năm 2010 nhƣ sau:
Hộ khá thu nhập bình quân trên 500.000 đồng/khẩu/tháng, hộ trung bình thu nhập bình quân từ 200.000 - 500.000 đồng/khẩu/tháng, hộ nghèo thu nhập bình quân dƣới 200.000 đồng/khẩu/tháng. Việc chọn hộ điều tra theo phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trong từng nhóm, số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Tổng hợp số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu năm 2010 Xã Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Tổng số hộ điều tra (hộ) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Xã Lâu Thƣợng 4 13,33 23 76,67 3 10 30 Xã Tràng Xá 5 16,67 22 73,33 3 10 30 Xã Cúc Đƣờng 2 6,67 23 76,67 5 16,67 30 Tổng cộng 11 12,22 68 75,56 11 12,22 90
- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu nhƣ: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ. Các nguồn lực của nông hộ nhƣ ruộng đất, tƣ liệu sản xuất, vốn… Tình hình sản xuất các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… Chi phí sản xuất từng ngành, thu nhập từng ngành. Tình hình đời sống, thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống và tích luỹ của hộ. Các thông tin khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, đời sống vật chất tinh thần, văn hoá, nhu cầu của hộ… Thu thập những thông tin này bằng cách đặt ra những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác, đầy đủ.
- Phƣơng pháp điều tra: Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp với hộ. Đặt ra những câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế. Sử dụng linh hoạt các câu hỏi đóng và cầu hỏi mở. Phỏng vấn các hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn bằng quan sát.
1.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu điều tra thu thập đƣợc sẽ đƣợc cập nhật và xử lý bằng chƣơng trình EXCEL của Microsoft.
1.2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp so sánh
Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. So theo thời gian, theo cơ cấu kinh tế, theo vùng sinh thái… để xác định xu
hƣớng mức biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu. Thông qua phƣơng pháp này để phân tích tài liệu đƣợc khoa học, khách quan.
* Phương pháp dự báo thống kê
Dựa vào sự tổng hợp các số liệu thống kê để so sánh, phân tích, làm rõ đƣợc những vấn đề để xác định đƣợc những thông tin đó, dự báo những vấn đề chƣa biết có thể xảy ra trong tƣơng lai có căn cứ khoa học.
Mô hình dự báo: h n h n y y t $ với n 1 n 1 y t y
Trong đó: y1 :Mức độ đầu tiên của dãy số thời gian yn : Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
t : Tốc độ phát triển bình quân h : Tầm xa của dự báo
* Phương pháp toán kinh tế, tiếp cận hàm sản xuất Cobb - Douglas
+ Xác định nhân tố ảnh hƣởng
Việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng tới thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, dựa vào số liệu thứ cấp, phân tích mối quan hệ kinh tế kỹ thuật về sự phụ thuộc của thu nhập vào lao động, diện tích, vốn và trình độ văn hoá và việc sử dụng các khoa học tiền nghiệm.
+ Định lƣợng sự ảnh hƣởng của các nhân tố tới thu nhập hộ
Để có thể định lƣợng đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ dựa vào việc phân tích hồi quy tƣơng quan.
Phƣơng pháp này nhằm phân tích tác động cụ thể của các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ. Sử dụng hàm sản xuất Y = f (X1, X2, X3,…, Xm) để nghiên cứu mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến độc lập Xi (i = 1...m) tới biến phụ thuộc Y. Cụ thể, chọn hàm Cobb - Douglas đƣợc dùng để đánh giá sự thay đổi của các nhân tố vốn sản xuất, lao động, diện tích và trình độ văn hoá của chủ hộ.
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn, các nhân tố đƣợc thể hiện trong mô hình Cobb - Douglas có dạng nhƣ sau:
k i t U i D i i i m i i AXe Y 1 1
Trong đó: Yi là biến phụ thuộc hay biến đƣợc giải thích, là chỉ tiêu thu nhập của các hộ điều tra.
Xi là các biến đƣợc giải thích hay biến độc lập bao gồm : X1: Vốn của hộ (1.000 đ)
X2:Lao động gia đình của hộ (ngƣời) X3: Diện tích đất nông nghiệp của hộ (ha)
D1: Trình độ văn hoá của chủ hộ (Trình độ thấp là dƣới cấp 3, ký hiệu là 0, trình độ cao là từ cấp 3 trở lên, ký hiệu là 1) Nhƣ vậy để có thể ƣớc lƣợng đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ, hay để có thể ƣớc lƣợng đƣợc các tham số của mô hình theo phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (OLS), chúng ta có thể logarit cả hai vế của phƣơng trình trên nhƣ sau:
k iii t m ii i U D X Ln A Ln Y Ln 1 1 ) ( ) ( ) (
Sử dụng máy vi tính để tính toán, nghiên cứu các vấn đề, các quan hệ có tính hệ thống trong phát triển kinh tế nông thôn, nhằm tối ƣu hoá các chỉ tiêu, để lựa chọn các phƣơng án, giải pháp tối ƣu. Sau khi ƣớc lƣợng các tham số của mô hình, giải thích các hệ số dựa theo:
* Hệ số co dãn E Y X Y i EYX * i Xi
Chỉ số này cho ta biết khi Xi tăng (giảm) 1% đồng thời các yếu tố khác không đổi thì thu nhập của hộ hay Y tăng (giảm) bao nhiêu %.
* Năng suất biên của yếu tố Xi i X Y MPi
Chỉ số này cho biết khi ta cố định mức sử dụng của các yếu tố khác và tăng (giảm) mức sử dụng yếu tố thứ i thì mức thu nhập sẽ tăng (giảm) bao nhiêu đơn vị.