Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế nông thôn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011-2015 (Trang 43 - 45)

4. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

1.2.3.1. Chỉ tiêu về kết quả sản xuất, tăng trưởng kinh tế - xã hội

- Tổng giá trị sản xuất (GO) của từng ngành kinh tế.

- Các chỉ tiêu về hiện vật, loại sản phẩm và khối lƣợng các loại dịch vụ nhằm phản ánh kết quả sản xuất của từng ngành, từng đối tƣợng.

- Các chỉ số phát triển xã hội: Mức tăng dân số tự nhiên, tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời, số trƣờng học, bệnh viện, trạm y tế, giƣờng bệnh, cán bộ y tế…

Mức tăng dân số hàng năm: Mức tăng dân số tự nhiên hàng năm là một chỉ số đi liền với chỉ số tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời.

- Các chỉ số khác về phát triển kinh tế - xã hội: Ngoài các chỉ số cơ bản trên còn dùng các chỉ số đánh giá sự phát triển xã hội ở mặt bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ nhƣ số giƣờng bệnh, số bệnh viện, số bác sỹ, y sĩ tính bình quân cho một triệu dân. Về giáo dục và văn hoá số giáo sƣ, tiến sỹ, số lớp học, trƣờng học, viện nghiên cứu, nhà bảo tàng, nhà văn hoá… tính bình quân cho nghìn hoặc triệu ngƣời dân.

1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh phân bổ nguồn lực

- Nguồn lực lao động phân bố cho các ngành, thành phần kinh tế. - Vốn đầu tƣ cơ bản.

1.2.3.3. Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội

- Năng suất lao động xã hội, mức tăng thu nhập của ngƣời dân (thu nhập/ngƣời/tháng).

- Các chỉ tiêu lƣơng thực bình quân đầu ngƣời (lƣơng thực/ngƣời/tháng). Chỉ tiêu phản ánh mức sống: Lƣợng lƣơng thực bình quân phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu tối thiểu về mức sống cho con ngƣời (tổng giá trị sản lƣợng sản xuất lƣơng thực chia cho toàn bộ dân số).

1.2.3.4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực, các bộ phận hợp thành phát triển kinh tế - xã hội

- Mức độ khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nhƣ hệ số sử dụng đất, giá trị sản xuất ngành trồng trọt/1ha canh tác.

- Mức độ sử dụng vốn, chi phí sản xuất ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất mỗi ngành, mỗi vùng.

- Năng lực tăng của các loại cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi… - Các cơ sở hạ tầng phục vụ xã hội nhƣ trƣờng học, trạm y tế…

- Mức độ ảnh hƣởng của yếu tố ứng dụng kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới có tác động đến kinh tế.

- Sự thay đổi về môi trƣờng thiên nhiên, sinh thái.

1.2.3.5. Các chỉ tiêu hiệu quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

- Cơ cấu các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. - Kết quả mở rộng ngành nghề phi nông nghiệp.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN VÕ NHAI, THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế nông thôn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011-2015 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)