- Cảng Nghệ Tĩnh:
2.3.1.2. Nguyên nhân
Vùng ven biển Nghệ An có lực lượng lao động trẻ dồi dào (86.100 lao động), có kiến thức và truyền thống cần cù sáng tạo, đang là nguồn lực mạnh mẽ để phát triển. Cảng biển quốc tế Cửa Lò, Sân bay Vinh cùng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, điện, cấp thoát nước, công nghệ thông tin, viễn thông, Khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp, làng nghề đang là điều kiện thuận lợi.
Bờ biển dài 82km và Đảo Ngư - Đảo Mắt, với nhiều bãi tắm đẹp, cát mịn nước trong xanh, có độ mặn phù hợp, nhiều cảnh quan đẹp, nhiều loài vật phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo. Đất đai vùng ven biển không rộng, nhưng độ màu mỡ cao,là sản phẩm được phù sa từ các dòng sông lớn kiến tạo từ hàng ngàn năm nay rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo có giá trị kinh tế cao.
Biển Nghệ An rộng và có nhiều loại hải sản, tài nguyên khoáng sản quý, có vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế và phòng thủ đất nước. Tiến ra biển và làm chủ biển khơi là khát vọng hàng ngàn đời mà ông cha chúng ta đã từng làm, ngày nay tiến ra biển là xu thế thế giới.
Đường lối đổi mới của Đảng ta đã thúc đẩy nền kinh tế cả nước nói chung, và tỉnh Nghệ An nói riêng phát triển, các ngành các lĩnh vực kinh tế phát triển, trong đó có kinh tế biển. Chính vì thế mà đời sống nhân dân được nâng lên, hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng.
Đặc biệt Nghị quyết Hội nghị TW IV (khoá X năm 2007) về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 " chúng ta đã có nhận thức đầy đủ hơn vị trí, vai trò của biển rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và vấn đề an ninh, quốc phòng. Do vậy phát triển kinh tế biển luôn được quan tâm và xem đó là chiến lược phát triển của đất nước. Từ đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết và cơ chế chính sách thuận lợi cho các ngành kinh tế biển phát triển.
Đảng và chính quyền địa phương đã có sự phối hợp nhịp nhàng cùng các Bộ, Ngành Trung ương tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, kịp thời triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các chính sách pháp luật của nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế biển. Trên cơ sở quan điểm, đường lối và chiến lược kinh tế biển của Trung ương. Tỉnh
Nghệ An đã quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết đến các cấp, các ngành, địa phương và bắt tay vào quy hoạch và hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh, hoàn thiện các chính sách, cơ chế cho phù hợp đối với đặc trưng kinh tế biển của tỉnh.
Từ đó cơ sở hạ tầng vùng ven biển đã được nâng cấp, các ngành đã quan tâm đầu tư cho khai thác kinh tế biển ngày một tăng về quy mô lẫn số lượng , được đầu tư nguồn vốn kịp thời, nhà nước làm tốt vai trò cầu nối giữa các địa phương về thị trường tiêu thụ hàng hoá của các ngành kinh tế biển, nguyên liệu phục vụ cho khai thác, và phát triển kinh tế biển một cách hiệu quả.
Tỉnh Nghệ An đã từng bước áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến đưa vào sử dụng, khai thác kinh tế biển. chính vì vậy, đã tăng năng suất, hiệu quả kinh tế, không ngừng nâng cao hiểu quả chất lượng của sản phẩm. Chính nhờ những chính sách mà nhân dân vùng ven biển nói riêng, nhân dân trong tỉnh nói chung đã nâng cao đời sống, từ đó đã từng bước nhận thức được vai trò to lớn của kinh tế biển. Mặt khác, trình độ của các cán bộ quản lý trong lĩnh vực kinh tế biển, doanh nghiệp, người lao động trong kinh tế biển được nâng cao, hiểu rõ khai thác nguồn lợi từ biển phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà từ chính sách kinh tế biển đưa lại.