- Cảng Nghệ Tĩnh:
2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG 1 Thành tựu và nguyên nhân
2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân
2.3.1.1. Thành tựu
Nằm giữa hai đầu đất nước, Nghệ An được xác định là trung tâm và động lực phát triển kinh tế - văn hoá của khu vực Bắc Trung Bộ. Nghị quyết Hội nghị TW IV (khoá X năm 2007) về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 " đã tạo điều kiện thuận lợi để Nghệ An phát triển. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW IV. Sau hai năm thực hiện, kinh tế - xã hội vùng biển Nghệ An đạt nhiều thành tựu quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những năm qua tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP). Sáu tháng đầu năm 2009 ước đạt 7.119 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tăng 5,72% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực Nơng, Lâm - Thuỷ sản tăng 3.23%; khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 6,67% và khu vực dịch vụ tăng 6,93%.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 52,3% dự toán, so với cùng kỳ năm trước tăng 2%. Trong đó thu nội địa ước đạt 1.055 tỷ đồng (bao gồm cả thu xổ
số kiến thiết ) bằng 57,23% dự toán tăng 12,83% thu từ doanh nghiệp địa phương bằng 46,1% dự toán tăng 14% thu từ khu vực dịch vụ ngoài quốc doanh 245,4% tỷ đồng bằng 56,6% dự toán tăng 24%. Tổng chi ngân sách 6 tháng đầu năm ước đạt 3.018,5% tỷ đồng bằng 48,5% dự tốn.
Tính đến 30/6 năm 2009, mạng lưới đầu mối tài chính tín dụng và chi nhánh tài chính tín dụng trên địa bàn có 67 đơn vị hoạt động trong đó có 43 đơn vị tín dụng nhân dân ngồi quốc doanh với 145 đơn vị là chi nhánh phụ thuộc, phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. Nguồn vốn huy động đạt 19 ngàn tỷ đồng tăng 19,9%.
Bên cạnh đó giá trị Nơng - Lâm - Thuỷ sản 6 tháng đầu năm theo giá so sánh 1994 ước đạt 3.364,56 tỷ đồng, tăng 3,58% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành Nơng nghiệp đạt 2.725,3 tỷ đồng tăng 2,96%, Lâm nghiệp đạt 255,16 tỷ đồng và ngành Thuỷ sản ước đạt 384 tỷ đồng tăng 7,4%.
Tính chung, 6 tháng đầu năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh ước đạt 3.459,48 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Các khu vực kinh tế trong nước sản xuất công nghiệp đều có tốc độ tăng cao hơn bình qn chung và ở mức 8,11% trong đó khu vực nhà nước tăng 11,6% (Trung ương tăng 10,85%, địa phương quản lý tăng 12,94%). Ngoài quốc doanh tăng 5,24%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 23,76%.
Vốn phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 1.207 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 6 tháng đầu năm ước đạt 6.889 tỷ đồng tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước. Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu năm nay được cấp giấy chứng nhận 27 dự án với tổng vốn đầu tư 2.447,26 tỷ đồng.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2009, ước đạt 8.290 tỷ đồng tăng 15,85% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2009 tăng 0,57% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 41,86 USD giảm 17,53% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 50 USD giảm 50,02% so với cùng kỳ năm trước.
Vận tải hàng hoá 6 tháng ước đạt 12,06 triệu tấn và 763,6 triệu tấn. So với cùng kỳ năm trước khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 8,86% và khối lượng luân chuyển tăng 6,24%. Trong đó vận chuyển bằng đường bộ tăng 9,02% về tấn và tăng 9,81% về tấn. km; và vận chuyển bằng đường biển tăng 4,64% giảm 5%. Vận tải hành khách 6 tháng đầu năm đạt 12,61 triệu lượt khách với 1.225,3 triệu lượt khách so với cùng kỳ năm trước vận chuyển tăng 13,72% và lượt khách luân chuyển tăng 10,95%. Tổng doanh thu vận tải, bốc xếp ước đạt 1.0015 tỷ đồng tăng 15,69% so với cùng kỳ đầu tháng năm 2008 [60].
Có thế nói, kinh tế Nghệ An có bước chuyển biến mạnh mẽ đặc biệt là sau khi tỉnh tập trung chuyển dịch cơ cấu sản xuất, dịch vụ, và định hình các vùng chuyên canh. Trong thời gian qua Nghệ An đã chuyển mạnh sang cơ cấu phát triển kinh tế biển và vùng ven biển, từ đó đã đưa kinh tế tăng trưởng nhanh chóng.
Vùng biển và ven biển của Nghệ An gồm các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lị và đảo Ngư, đảo Mắt, với diện tích 1.386,73 km2; dân số 1.195.000 người, chiều dài giáp biển là 82km2, diện tích vùng biển 4.239 hải lý vng với nhiều loại hải sản quý. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Nghệ An được xác định là Trung tâm kinh tế trọng yếu của khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó tập trung chủ yếu vùng ven biển.
Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW IV, sau hai năm, vùng ven biển của Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, hơn bình quân của tỉnh, năm 2007 đạt 14%, năm 2008 đạt 12% cao gấp 1,45 lần vùng ven biển cả nước và gấp 1,23% mức tăng bình quân chung của tỉnh.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng cao thuộc các ngành Công nghiệp, Dịch vụ thương mại, du lịch; Dịch vụ cảng, Khai thác và chế biến hải sản; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Hệ thống đô thị và kết cấu hạ tầng có bước phát triển mạnh mẽ, Thành phố Vinh được công nhận đô thị loại 1, Thị xã Cửa Lị là đơ thị loại 3. Vùng kinh tế động lực Vinh - Cửa Lị - Khu kinh tế Đơng Nam và Vùng Nam Thanh- Bắc Nghệ được hình thành và bắt đầu phát triển, quốc phòng - an ninh được giữ vững.